Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần đổi mới quản lý phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI
1/ Xây dựng đội ngũ cốt cán:
+ Thành phần: Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và nghiệp vụ (Hành chính – Văn phòng, giám thị); trưởng phó đoàn thể; các bộ phận phụ trách ngoài giờ lên lớp (NGLL); GV có tay nghề vững vàng.
+ Yêu cầu : quán triệt về mặt nhận thức, thống nhất về mặt hành động đổi mới PPDH và KTĐG; xác định rõ: những khó khăn, thuận lợi, các nguồn lực của đơn vị; nêu những trở ngại có thể phát sinh từ quá trình quản lý đổi mới và định hướng giải quyết.
+ Hình thức tổ chức: dùng tài liệu của Bộ và Sở mở lớp tập huấn cốt cán cấp trường, triển khai chuyên đề ở tổ; làm bài tập thực tế theo hướng dân chủ thảo luận; rút kinh nghiệm khi dự giờ, biên soạn đề cương và ra đề.
Kinh nghiệm: Xây dựng đội ngũ cốt cán, trước hết là đảm bảo năng lực quản lý hoạt động của Tổ trưởng chuyên môn, phát huy được vai trò của GV cốt cán, tập trung ở hai mặt chủ yếu: lập kế hoạch quản lý và tạo động lực cho đổi mới.
Đổi mới PPDH và KTĐG không chỉ diễn ra ở hoạt động chuyên môn (CM), mà còn được sự tác động phụ trợ từ các hoạt động khác: nghiệp vụ (NV), ngoài giờ lên lớp (NGLL)... Vì vậy, cần có lực lượng đoàn thể, cha mẹ học sinh, và HS với tư cách vừa là chủ thể tích cực vừa là người thủ đắc kết quả giảng dạy. Xây dựng đội ngũ cốt cán, do đó, cần phải tính tới nhiều đối tượng.
2/ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch:
+ Lập Ban chỉ đạo (BCĐ) quản lý đổi mới PPDH – KTĐG do P.HT CM làm thường trực, P.HT cùng đội ngũ cốt cán xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH – KTĐG chung của trường. Kế hoạch này phải là cơ sở để toàn trường thực hiện, là phần nền để các tổ CM – NV, đoàn thể lập kế hoạch riêng.
+ GV bộ môn dưới sự hướng dẫn và xét duyệt của tổ: viết kế hoạch về đổi mới PPDH – KTĐG cho cá nhân và lớp dạy.
+ Yêu cầu của kế hoạch: Đánh giá đúng thực trạng, thống kê đầy đủ các nguồn lực, xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sát hợp với đối tượng quản lý.
Kinh nghiệm: Đổi mới PPDH – KTĐG: bắt đầu từ GV, đổi mới quản lý PPDH – KTĐG: bắt đầu từ Tổ trưởng CM. Để có chuyển biến tốt, Hiệu trưởng phải là người nêu gương, chỉ đạo và phát động toàn hệ thống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần đổi mới quản lý phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẮC BÌNH * * * Ñeà taøi : Người viết : NGUYỄN NHƯ DIỄN Thaùng 5/2013. Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm mục đích: đổi mới một cách căn bản và toàn diện chất lượng của nhà trường, trực tiếp làm thay đổi cách dạy của giáo viên (GV) và cách học của học sinh (HS). Ngày 03/01/2009, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội thảo: “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông”. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân khi đó đã kết luận về trách nhiệm của hiệu trưởng: 3.1. Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH. 3.2. Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. 3.3. Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH. 3.4. Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường. 3.5. Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả. 2/ Năm học 2012 – 2013, trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT đã dành riêng cho việc tăng cường đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá (KTĐG) hết 4 nhiệm vụ. Tháng 8 / 2012, tại Tp HCM, Bộ đã triển khai tập huấn nội dung này cho các Sở GD&ĐT phía nam. Trải qua quá trình thực hiện đổi mới PPDH ở trường trung học, đã chỉ ra: đổi mới PPDH phải gắn liền với đổi mới KTĐG. Mặt khác, đổi mới PPDH – KTĐG chủ yếu từ GV, nhưng để đạt được: không thể tách rời hoạt động quản lý. Vì vậy, quản lý đổi mới PPDH – KTĐG trở thành nhiệm vụ hàng đầu của người hiệu trưởng. 3/ Trường THPT Bắc Bình năm học 2012 – 2013 có 56 lớp, trên 2100 HS (40% là dân tộc thiểu số); 147 CBGV, chia thành 10 tổ chuyên môn (136 GV), 1 tổ Hành chính văn phòng. Tổng kết năm học 2011 – 2012, đã đánh giá về hoạt động dạy học: “HS chưa quen với cách học mới – nhất là ở Khối 10, đa số học sinh vẫn thụ động ỷ lại, chưa tích cực chuẩn bị bài, không theo kịp chương trình dù đã giảm tải, tình trạng lười học, học đối phó, học lệch còn phổ biến. Bên cạnh đó, một bộ phận GV: còn thiếu kinh nghiệm, thiếu đầu tư chuyên môn, ngại khó trong đổi mới phương pháp và tiếp cận học sinh”. Như vậy: mặc dù đã được giảm tải với những chuẩn kiến thức, kỹ năng cụ thể; nhưng những bất cập từ chương trình, sách giáo khoa (SGK), áp lực thi cử, cộng với những yếu kém chủ quan vẫn là gánh nặng cho trường trung học phổ thông (THPT). Do đó, chúng tôi cho rằng: cần phải có sự thay đổi kịp thời cách dạy và cách học một cách hợp lý. Từ yêu cầu của nhiệm vụ năm học và thực trạng của nhà trường, với trách nhiệm là hiệu trưởng, chúng tôi thấy: cần tiếp tục tác động, làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động DH và KTĐG. “Góp phần đổi mới quản lý PPDH và KTĐG” là tên đề tài được chọn nhằm tìm ra những biện pháp tích cực giúp nhà trường thúc đẩy và nâng dần chất lượng cho hoạt động Dạy và Học. Phần 2 CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI 1/ Xây dựng đội ngũ cốt cán: + Thành phần: Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và nghiệp vụ (Hành chính – Văn phòng, giám thị); trưởng phó đoàn thể; các bộ phận phụ trách ngoài giờ lên lớp (NGLL); GV có tay nghề vững vàng. + Yêu cầu : quán triệt về mặt nhận thức, thống nhất về mặt hành động đổi mới PPDH và KTĐG; xác định rõ: những khó khăn, thuận lợi, các nguồn lực của đơn vị; nêu những trở ngại có thể phát sinh từ quá trình quản lý đổi mới và định hướng giải quyết. + Hình thức tổ chức: dùng tài liệu của Bộ và Sở mở lớp tập huấn cốt cán cấp trường, triển khai chuyên đề ở tổ; làm bài tập thực tế theo hướng dân chủ thảo luận; rút kinh nghiệm khi dự giờ, biên soạn đề cương và ra đề. Kinh nghiệm: Xây dựng đội ngũ cốt cán, trước hết là đảm bảo năng lực quản lý hoạt động của Tổ trưởng chuyên môn, phát huy được vai trò của GV cốt cán, tập trung ở hai mặt chủ yếu: lập kế hoạch quản lý và tạo động lực cho đổi mới. Đổi mới PPDH và KTĐG không chỉ diễn ra ở hoạt động chuyên môn (CM), mà còn được sự tác động phụ trợ từ các hoạt động khác: nghiệp vụ (NV), ngoài giờ lên lớp (NGLL)... Vì vậy, cần có lực lượng đoàn thể, cha mẹ học sinh, và HS với tư cách vừa là chủ thể tích cực vừa là người thủ đắc kết quả giảng dạy. Xây dựng đội ngũ cốt cán, do đó, cần phải tính tới nhiều đối tượng. 2/ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch: + Lập Ban chỉ đạo (BCĐ) quản lý đổi mới PPDH – KTĐG do P.HT CM làm thường trực, P.HT cùng đội ngũ cốt cán xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH – KTĐG chung của trường. Kế hoạch này phải là cơ sở để toàn trường thực hiện, là phần nền để các tổ CM – NV, đoàn thể lập kế hoạch riêng. + GV bộ môn dưới sự hướng dẫn và xét duyệt của tổ: viết kế hoạch về đổi mới PPDH – KTĐG cho cá nhân và lớp dạy. + Yêu cầu của kế hoạch: Đánh giá đúng thực trạng, thống kê đầy đủ các nguồn lực, xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sát hợp với đối tượng quản lý. Kinh nghiệm: Đổi mới PPDH – KTĐG: bắt đầu từ GV, đổi mới quản lý PPDH – KTĐG: bắt đầu từ Tổ trưởng CM. Để có chuyển biến tốt, Hiệu trưởng phải là người nêu gương, chỉ đạo và phát động toàn hệ thống. Trong thực tế, việc thực hiện nửa vời, bệnh hình thức, đối phó, đều có thể xảy ra. Muốn hệ thống khởi động, thực hiện đúng kế hoạch: đòi hỏi người quản lý phải kiên trì, kiểm tra chặt chẽ, bám sát nội dung đăng ký đổi mới PPDH – KTĐG của từng GV. Để dễ dàng thực hiện, dễ đánh giá: nội dung đăng ký đổi mới PPDH – KTĐG của GV cần ngắn gọn, rõ ràng từng phần việc (tiêu chí); tập trung giải quyết (có chọn lựa ưu tiên) những điểm yếu cụ thể của GV, HS và tập thể lớp đang mắc phải trong hoạt động Dạy và Học. 3/ Chọn điểm để chỉ đạo quản lý đổi mới PPDH – KTĐG: + Chúng tôi đã chọn hai tổ CM: Hóa học và Ngữ văn làm điểm, với những khác biệt: môn Hóa KTĐG bằng hình thức trắc nghiệm và Văn: tự luận; một tổ thuộc khoa học tự nhiên, một tổ thuộc khoa học xã hội - nhân văn; tổ Ngữ văn đã đạt tổ LĐTT năm học 2011 – 2012; độ tuổi nghề cũng khác nhau, tổ Hóa học có nhiều GV trẻ hơnSự khác biệt này giúp người quản lý: so sánh, tìm điểm tương đồng, phân tích mặt mạnh – yếu, cũng như những đặc điểm riêng khi nhân rộng ra cho các tổ khác. + Tập thể hai tổ dựa vào đặc trưng bộ môn đã triển khai kế hoạch như sau: 3.1. Tổ Ngữ văn: Nội dung, yêu cầu các hoạt động : - Thay đổi nhận thức của GV về hoạt động đổi mới PPDH – KTĐG; - Nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn Văn qua hoạt động đổi mới; - Thay đổi phương pháp học tập và tự kiểm tra đánh giá của học sinh. Các biện pháp thực hiện : * Về đổi mới phương pháp dạy học : - Kết hợp sử dụng có hiệu quả các nhóm phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học mới phù hợp với đối tượng, nội dung bài học, bồi dưỡng tình cảm hứng thú, tinh thần chủ động, thái độ tích cực trong học tập của học sinh; hướng dẫn học sinh sử dụng hợp lí SGK ở nhà cũng như ở lớp từng bước khắc phục tình trạng dạy theo lối đọc chép. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT để phục vụ đổi mới PPDH. Khai thác tối đa hiệu quả phòng học bộ môn, thực hiện đầy đủ các tiết thực hành, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc khám phá tri thức mới, củng cố kiến thức đã học. - Quan tâm đổi mới cách học của học sinh theo hướng được suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau và bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn. - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung và phương pháp dạy học , chủ động dự giờ đồng nghiệp để học tập rút kinh nghiệm. * Về đổi mới kiểm tra đánh giá : - Đổi mới kiểm tra đánh giá vừa phải đạt tới mục tiêu là: chính xác, công bằng, khách quan trình độ học vấn của học sinh vừa phải động viên, khuyến khích học sinh tiến bộ. - GV ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình với các cấp độ: Biết - Thông hiểu - Vận dụng sáng tạo. - Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp HS biết tự đánh giá kết quả học tập để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập, nâng dần chất lượng học tập bộ môn. - Cố gắng hạn chế tình trạng kiểm tra thiên về ghi nhớ, tái hiện kiến thức, tăng cường ra đề dạng “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề và tạo cơ hội cho HS biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. Kết hợp kiến thức môn học và kiến thức xã hội, đời sống khi ra đề kiểm tra nhằm thực hiện đúng nguyên lí GD lí thuyết gắn liền thực tiễn: + Kiểm tra miệng : Linh hoạt trong các câu hỏi , hạn chế các câu hỏi ghi nhớ , tăng cường các câu hỏi suy luận có thể tiến hành trong nhiều thời điểm của tiết học... Cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể. + Kiểm tra 15’: chú ý với các cấp độ: nhận biết - thông hiểu - vận dụng ở mức độ vừa phải. + Kiểm tra 45’: thiết lập ma trận, ra đề theo ma trận với hình thức tự luận. + Chấm trả bài kịp thời, bắt buộc có lời phê, nhận xét và có sửa sai. - Kiểm tra đánh giá: cần chính xác, công bằng và khách quan, phù hợp và vừa sức HS khuyến khích động viên tinh thần học tập của HS qua việc chấm trả bài, đặc biệt là lời nhận xét. Có thể mở rộng hình thức và nội dung kiểm tra không tính điểm đối với bộ môn xã hội; thay vào đó bằng sự trò chuyện; chia sẻ hoặc tranh luận có định hướng. Điều này sẽ giúp HS không bị “ám ảnh” bởi điểm số, làm quen với sự bày tỏ suy nghĩ riêng, độc lập, Trong học kỳ I: tập trung chỉ đạo cho tổ Ngữ văn thực hiện dạy 5 tiết chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá”. Cụ thể: STT Lớp Ngày,tháng Tên bài dạy GV dạy 1 11A11 2/10/2012 Chiếu cầu hiền. Ngô Thì Nhậm Nguyễn Diệu Huyền 2 12A1 12/10/2012 Việt Bắc- TốHữu(t1) Nguyễn Thị Hoàng Phú 3 12A15 13/10/2012 Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm(t1) Nguyễn Thị Minh Nguyệt 4 11A1 21/11/2012 Chí Phèo- Nam Cao(t1) Đặng Xuân Lộc 5 10A5 5/12/2012 Cảm xúc mùa thu- Đỗ Phủ Nguyễn Thị Kim Hoa 3.2. Tổ Hóa học: xác định đổi mới theo các hoạt động (HĐ); tập trung chỉ đạo trong học kỳ II những nội dung được nhấn mạnh (in nghiêng). HĐ1: Thay đổi nhận thức của đội ngũ về hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá: - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ rằng đổi mới là cần thiết, tránh tư tưởng ngại khó; Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện (sinh họat bài học minh họa, phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm, tăng tính hiệu quả của thí nghiệm thực hành...); Bước đầu giúp HS có ý thức tự đánh giá kết quả học tập của mình và đánh giá lẫn nhau khi được yêu cầu...; - Thực hiện việc chấm trả bài có lời phê và đánh giá được sự thay đổi và tiến bộ của HS; thực hiện việc kiểm tra và rút kinh nghiệm từ bài kiểm tra của HS và hoạt động ra đề, chấm bài của GV: từ đó xác định tính hiệu quả của hoạt động đổi mới của GV. HĐ2: Nâng cao chất lượng tổ chức họat động đổi mới: - Chú trọng đến việc tổ chức hoạt động của HS trong dạy học, khuyến khích HS trao đổi thảo luận với nhau và thảo luận với GV trong bài học; - Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, đặc biệt nội dung ôn tập cụm bài, chương....; - Phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; bồi dưỡng học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và các cuộc thi về năng khiếu khác liên quan đến chuyên môn của tổ; - Nâng cao việc tự học tự rèn của giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ, sử dụng thành thạo các kĩ thuật dạy học tích cực làm cho HS tích cực hơn trong học tập; - Tích cực sử dụng các TBDH, thí nghiệm biễu diễn; - Chủ động khai thác các nguồn tư liệu tham khảo để sử dụng trong dạy học; ứng dụng CNTT trong dạy học và KTĐG; - Tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình trong quá trình đổi mới PPDH, KTĐG; đóng góp bài viết cho trang web bộ môn của trường để trao đối chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm; - Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm. HĐ3: Xây dựng nội dung và các hình thức KTĐG: - Rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tự luận và trắc nghiệm; chú trọng nhiều đến kĩ năng làm bài trắc nghiệm ở K12; - Sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ soạn giảng, ra đề kiểm tra; - Xác định nội dung đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS theo giai đoạn; xác định các nội dung có thể áp dụng hình thức tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, đánh giá không cho điểm; - Xây dựng ngân hàng đề; ngân hàng câu hỏi; tiêu chí đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hành của HS. HĐ4: Thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS: - Thành lập câu lạc bộ “ em yêu hóa học” - chọn HS ở mỗi lớp thông qua bài kiểm tra lí thuyết với nội dung câu hỏi gắn với ứng dụng thực tế; - Xác định các chủ đề sinh hoạt của mỗi đợt ; - Triển khai thực hiện; kiểm tra đánh giá, khen thưởng. HĐ5: Tăng cường các hình thức kiểm tra giám sát họat động đổi mới: Tăng cường dự giờ chuyên môn, góp ý, rút kinh nghiệm chung cho tập thể tổ; Kiểm tra việc chấm, sửa, phê bài của HS; - Thống kê bài kiểm tra 1 tiết định kì, tìm ra nguyên nhân bất thường của tỉ lệ yếu kém; - Kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của cá nhân...; - Đề xuất khen thưởng những cá nhân có nhiều cố gắng đổi mới PPDH, KTĐG. *** Nhận xét: Cả 2 tổ đều lấy yêu cầu “làm thay đổi nhận thức của đội ngũ về đổi mới PPDH – KTĐG” làm nội dung chủ yếu trong quản lý đổi mới. Với HS: cần thay đổi cách học, bản thân HS phải biết tự đánh giá kết quả của mình và của người khác. Với GV: bắt buộc phải có sự chấm trả bài nghiêm túc, phải có lời phê trong đánh giá; việc bồi dưỡng tay nghề, trao đổi CM, động viên khen thưởng, ứng dụng CNTT, sử dụng các lực lượng hỗ trợ (kể cả từ những HS giỏi, cán sự bộ môn) cũng đã được đặt ra một cách bài bản, hệ thống. Tất cả những điều đó, chứng tỏ: đã có sự chuyển biến trong nhà trường, trong chỉ đạo đổi mới PPDH – KTĐG, theo đúng định hướng kế hoạch năm học của đơn vị: “Tập trung chỉ đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chỉ đạo điểm mô hình tổ chuyên môn : tổ Hóa, Ngữ văn trong quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục”. 4/ Chỉ đạo Sơ kết, đánh giá nhiệm vụ đổi mới quản lý PPDH – KTĐG: + Sơ kết định kỳ hàng tháng theo sinh hoạt của tổ CM – NV, đoàn thể...; sơ kết theo học kỳ và tổng kết cuối năm. + Kinh nghiệm: Hiệu trưởng cần chỉ đạo tập trung cho nội dung đánh giá, làm rõ sự thay đổi hoặc chưa thay đổi trên các lĩnh vực được xác lập, cụ thể là sự chuyển biến : * Về trách nhiệm, vai trò quản lý của tổ trưởng CM (NV, đoàn thể,...).; * Về nhận thức đổi mới PPDH – KTĐG; * Về cách thức soạn bài theo hướng Bài học minh họa; * Về hoạt động tổ chức một tiết dạy; * Về cách ĐGKT kết quả học tập của cá nhân HS, tập thể nhóm và lớp học; * Về việc phân định một tiết dạy tốt hoặc chưa đạt yêu cầu đổi mới. + Để đáp ứng cho các nội dung cần tập trung đánh giá nói trên, chúng tôi đã yêu cầu các bộ phận tham gia, báo cáo sơ kết đổi mới theo mẫu hướng dẫn sau: I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỔ (ĐOÀN THỂ): ( Chỉ nêu ngắn gọn những đặc điểm có liên quan đến đổi mới quản lý PPDH - KTĐG). Phân tích rõ khó khăn, thuận lợi về GV, HS, ĐDDH, đặc trưng bộ môn,... II/ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ TỔ CHỨC THEO NỘI DUNG QLĐM PPDH - KTĐG: ( Căn cứ vào kế hoạch đổi mới của tổ (ĐOÀN THỂ) và nội dung đã được tập huấn, ĐẠT bao nhiêu % so với kế hoạch đề ra ). NHẬN XÉT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG so với YÊU CẦU ĐỔI MỚI: (Biện pháp Tổ đã dùng?) CHÚ Ý LIÊN HỆ VỚI CÁC TIẾT BÁM SÁT, ÔN TẬP, RÈN LUYÊN KỸ NĂNG... 2.1 Về soạn giảng 2.2 Về hoạt động dạy trên lớp 2.3 Về soạn đề và chất lượng đề; các hình thức KTĐG đã triển khai 2.4 Sinh hoạt chuyên môn – Bài học minh họa III/ ĐÁNH GIÁ SO VỚI TRƯỚC ĐÂY: 3.1 Đã có những điểm đổi mới nào về CM - NV? 3.2 Đã có những chuyển biến cụ thể gì? IV/ QUA TRIỂN KHAI và TÁC ĐỘNG ĐỔI MỚI của Tổ (ĐOÀN THỂ), kết quả triển khai như thế nào đối với GV, HS, Tổ? ( đánh chéo X vào các ô sau, nếu chọn) Khó thực hiện, không thiết thực Chưa phù hợp, không có điều kiện tr/khai Khó khăn nhưng thực hiện được Có chuyển biến về chất lượng Hiệu quả thấp Có tác dụng cả về GV HS Chỉ được ở GV Cần tiếp tục triển khai Có lợi cho việc dạy và học BM Kg lợi cho việc dạy và học BM Có hiệu quả bước đầu Có chuyển biến ở HS (BM: bộ môn viết tắt) Ý KIẾN KHÁC:....... V.Ý kiến đề nghị : (biểu dương, khen thưởng,...) Rõ ràng với đề cương báo cáo đó, người quản lý dễ dàng tìm thấy những biến đổi tích cực hoặc những điều còn trở ngại của hệ thống đang nằm ở đâu. Đây là những thông tin rất hữu ích. Và, trên cơ sở thông tin này, chúng ta sẽ tiếp tục kiểm tra, quyết định phải làm gì ở những bước tiếp theo. Phần 3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1/ Chuẩn bị cho sự đổi mới quản lý PPDH – KTĐG: công tác xây dựng kế hoạch Ở mục 2, Phần 2 chúng tôi có đề cập biện pháp chỉ đạo xây dựng kế hoạch. Trong thực tế, nhà trường đã triển khai nhiều kế hoạch có liên quan hoặc trực tiếp tác động đến nội dung đổi mới quản lý PPDH - KTĐG: Những kế hoạch “nền” đã triển khai dưới đây: thể hiện rõ sự đầu tư, bám sát thực tế, giúp GV hiểu biết công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới PPDH – KTĐG được tiến hành có hiệu quả. Phân công người lập kế hoạch Tên kế hoạch đã thiết lập Hiệu trưởng / Bí thư chi bộ - Nghị quyết của chi bộ - Kế hoạch năm học - Kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, tăng cường cơ sở vật chất - Quy chế phối hợp với Ban đại diện CMHS và gia đình học sinh - Kế hoạch kiểm tra nội bộ P.Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn - Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên - Kế hoạch chuyên môn - Kế hoạch đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá - Kế hoạch triển khai các chuyên đề đổi mới PPDH - Kế hoạch thi giáo viên dạy giỏi cấp trường - Kế hoạch hoạt động của phòng bộ môn, thư viện, thiết bị P.Hiệu trưởng phụ trách công tác ngoài giờ lên lớp - Kế hoạch hoạt động NGLL, các sinh hoạt có chủ đề hỗ trợ chuyên môn, giáo dục và rèn luyện kỹ năng - Kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tổ trưởng chuyên môn - Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn - Kế hoạch đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá bộ môn - Kế hoạch thao giảng, dự giờ - Kế hoạch triển khai các chuyên đề Phụ trách bộ phận - Kế hoạch hoạt động trong năm Giáo viên - Kế hoạch soạn bài; lên lớp; dự giờ; kiểm tra, đánh giá hs; tự bồi dưỡng, chủ nhiệm. - Kế hoạch đổi mới PPDH – KTĐG của cá nhân Công đoàn, đoàn thanh niên - Kế hoạch hoạt động năm học - Kế hoạch phối hợp, tổ chức các hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh - Phương hướng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, lớp Lớp học Quy ước “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 2/ Công tác bồi dưỡng đội ngũ: Đơn vị tổ chức Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận - Tập huấn chuyên môn đầu năm, triển khai kế hoạch năm học - Tập huấn hướng dẫn giảm tải đồng loạt các bộ môn - Tập huấn triển khai công tác giáo dục hòa nhập - Tập huấn ‘‘Khoa học sư phạm và ứng dụng” - Tập huấn chuyên môn đầu năm, triển khai kế hoạch năm học - Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn - Bồi dưỡng công tác giáo viên chủ nhiệm - Triển khai nghiệp vụ đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá - Bồi dưỡng công tác thư viện, thiết bị trường học Nhà trường - Hướng dẫn sử phần mềm Flash làm ảnh động, phần mềm Violet soạn giáo án điện tử - Hội thảo cấp trường về giảm tải nội dung chương trình đúng theo hướng dẫn của Bộ và Sở - Hướng dẫn sử dụng ứng dụng phần mềm Microsoft Excel, SMAS vào tính toán, thống kê, đánh giá xếp loại và quản lý học sinh, phần mềm Trí Việt soạn giáo án - Hội thảo cấp trường về đổi mới PPDH và KTĐG Đơn vị tổ chức Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Tổ chuyên môn - Hội thảo cấp tổ về giảm tải nội dung chương trình ở từng bộ môn - Dự giờ thao giảng, góp ý, rút kinh nghiệm, soạn giáo án dùng chung - Hội thảo cấp tổ về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá từng bộ môn - Hướng dẫn sử phần mềm Flash làm ảnh động - Dự giờ thao giảng BHMH, góp ý, rút kinh nghiệm, soạn giáo án dùng chung Kết quả: Qua tập huấn và bồi dưỡng, toàn đơn vị về mặt nhận thức được củng cố, hệ thống được các nội dung chủ yếu cần thay đổi, tích lũy thêm kinh nghiệm để vận dụng vào hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG một cách thuận lợi, khắc phục được những rào cản nảy sinh. 3/ Những chuyển biến cụ thể: * Từ tổ Ngữ văn: - Học sinh nắm được phương pháp học bộ môn, bước đầu thích học bộ môn. - Tỉ lệ bộ môn từng bước nâng cao. - Lớp học sinh động đã kích thích các đối tượng học sinh trung bình, yếu. * Từ tổ Hóa học: - Tổ chức bồi dưỡng HSG, phụ đạo cho học sinh yếu kém: có kết quả tốt hơn. - GV đã có thói quen và kỹ năng chuẩn bị, tìm hiểu nội dung bài trước khi dự giờ đồng nghiệp. - Nhiều thầy cô giáo rất tâm huyết, nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp. * Từ tổ Toán: - Mỗi GV đều thấy được sự cần thiết phải ĐMPPDH; việc KTĐG HS đa dạng hơn về hình thức. - Trong soạn bài GV chú ý nhiều về PPDH tích cực, đầu tư kỹ cho phần hoạt động của HS. Trong quá trình lên lớp, GV tạo điều kiện để HS làm việc nhiều hơn. - Có chú ý sử dụng trình chiếu trong khi dạy bộ môn HHKG. - Việc quản lí của tổ chuyên môn cũng chuyển biến thông qua: Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH, KTĐG từ đầu năm học cho tổ CM và cho từng GV có kiểm tra đánh giá định kỳ; tổ chức cho GV dạy tiết minh họa theo các tiết dạy chuyên đề... * Từ tổ Tiếng Anh: - Giáo viên biết thiết kế bài giảng khoa học hơn, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý hơn, thiết kế câu hỏi hợp lý hơn nên tiết dạy có hiệu quả hơn. - Học sinh tích cực học tập hơn, có cố gắng tư duy hơn và biết cách làm việc theo cặp, theo nhóm hơn. * Từ tổ Vật lý: tập trung nhận xét sự thay đổi về KTĐG ĐỐI TƯỢNG Trước khi thực hiện đổi mới KTĐG Sau khi thực hiện đổi mới KTĐG Học sinh Trong một số bài kiểm tra chưa có cơ hội thể hiện trình độ, năng lực tư duy. Được kiểm tra đủ 4 mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Có cơ hội thể hiện trình độ, năng lực tư duy. Giáo viên Đánh giá còn cảm tính, chưa theo chuẩn KT-KN, việc dạy học chưa bám sát chuẩn KT-KN. Đánh giá sát trình độ học sinh, phân loại được trình độ học sinh một cách công bằng, chính xác. Phát hiện được học sinh giỏi.Việc dạy học: bám sát chuẩn KT-KN. Về Kết quả đánh giá HS còn có thể trao đổi, nhìn bài bạn. Một số em còn ỷ lại, chuẩn bị sơ sài vẫn có thể hoàn thành hết bài trắc nghiệm. Chưa đánh giá đúng trình độ học sinh. Hạn chế tới mức thấp nhất việc trao đổi bài, học sinh có ý thức chuẩn bị bài để làm bài kiểm tra. Đánh giá gần đúng trình độ học sinh. * Từ tổ Sử - Địa – GDCD: Về phía giáo viên: - Giáo viên dành nhiều thời gian hơn cho chuyên môn – nghiệp vụ; - Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy giữa các giáo viên trong tổ được tăng cường. Về phía học sinh : - Có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp; - Trên lớp: học sinh tích cực, chủ động, dạn dĩ và hợp tác với nhau nhiều hơn; - Học sinh hứng thú với tiết học. * Về mối quan hệ Thầy – Trò : Trong các tiết học đổi mới PPDH và KTĐG, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thân thiện, cởi mở hơn. .......... Kết quả: Từ sự chỉ đạo đổi mới quản lý PPDH – KTĐG của nhà trường, đa số những tổ CM – NV vừa đơn cử đều chỉ ra được những kết quả chuyển biến cụ thể và tiêu biểu; ở nhiều khía cạnh có thể vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Người quản lý có thể dựa vào đó để tổng hợp, vạch nên những điểm cần lưu ý để các tổ cùng học tập, trao đổi kinh nghiệm, đúc kết và làm cho sâu sắc hơn những thành quả đã đạt được. 4/ Chất lượng Dạy và Học: Tổng số HS toàn trường 2178 Khối Trường Ñaït Giỏi HS % KH % Ñaït Khaù HS % KH % Ñaït TB HS % KH % Ñaït Yeáu HS % KH % Ñaït Keùm HS % KH % 10 776 HS 25/ 3,2 1,8 190/ 24,5 20 335/ 43,2 47 211/ 27,2 26 15/ 1,9 5,2 11 683 HS 20/ 2,9 1,8 199/ 29,1 21 397/ 58,1 58 67/ 9,9 18,7 0 0,5 12 719 HS 21/ 2,9 1,9 166/ 23,1 25 383/ 53,3 52 149/ 20,7 20,9 0 0,2 2012 - 2013 66/ 3,0 1,8 555/ 25,5 22 1115/ 51,1 52 427/ 19,6 21,8 15/ 0,8 2,4 2011 - 2012 37/ 1,6 1,5 555/ 24,5 20 1216/ 53,8 54 405/ 17,9 22 49/ 2,2 2,5 2010 – 2011 31 1,3 0,9 535 22,5 18 1307 55,0 51 482 20,3 27 22 0,9 3,1 2009 –2010 1,1 20,4 52,1 23,9 2,5 Ñaùnh giaù veà chaát löôïng : Soá hoïc sinh yeáu keùm: ổn định so với năm học trước, giảm 1,4% HS kém. Lần đầu tiên đạt 3% HS Giỏi. Số học sinh ở lại lớp K10: 37 (4,76%); K11: 3; K12: 01 (do hạnh kiểm); toàn trường: 41/2178 (1,88%). Số học sinh phải thi lên lớp: 251/2178 (11,5%). Kết quả BD HSG: có 4 học sinh đạt giải: 1 giải nhì Văn; 3 giải ba: Văn, tiếng Anh, Hóa; trong đó môn Hóa được chọn BD thi HSG Quốc gia; đạt 6 giải khuyến khích trong cuộc thi máy tính Casio; 1 giải ba: thi tiếng Anh qua mạng. Số tiết dạy thêm và dạy nâng chất lượng của K10 và K11: 4293 tiết; K12: 3726 tiết; tổng cộng: 8019 tiết; phụ đạo 180 tiết; dự giờ 4405 tiết/136GV (bình quân 32,39 tiết/GV). Tiết bồi dưỡng: 288; thực hành: 3043; ngoại khóa: 308; sử dụng thiết bị: 2445; trình chiếu: 1371. Vôùi keát quaû ñaït ñöôïc ñaõ theå hieän söï noã löïc rất lớn cuûa nhaø tröôøng nhaèm naâng dần chaát löôïng. Việc thiết kế và xây dựng trang Web trường (20/11/2011) đến nay: đã tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ tài nguyên, diễn đàn, rất hiệu quả. Những hạn chế sau đây khắc phục còn chậm: - Một số giáo viên lớn tuổi vẫn còn ngại áp dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học, vẫn chưa thấy hết yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giáo dục. - Một số giáo viên năng lực còn hạn chế, không theo kịp yêu cầu đổi mới PPDH –KTĐG. - Đầu vào tuyển sinh của trường còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, nên việc đảm bảo chất lượng cho học sinh và áp dụng hoạt động đổi mới gặp nhiều khó khăn. - Các tổ chuyên môn, các bộ phận quản lý trường học vẫn còn lúng túng trong việc tìm kiếm các biện pháp vận dụng đổi mới phương pháp dạy học một cách căn cơ. - Mua sắm, sửa chữa nhằm tăng cường trang thiết bị cho hoạt động CM – NV trong năm học 2012 – 2013: 191.799.000đ, taïo ñieàu kieän ñaûm baûo cho tuyeån sinh vaø bieân cheá 56 lôùp . Tuy nhieân, so với yeâu caàu : daïy buø, ngoaïi khoaù , boài döôõng , thöïc haønh , chỉ mới đáp ứng được phần tối thiểu. 5/ Đánh giá kết quả về sự đổi mới quản lý PPDH – KTĐG: (theo phiếu lấy ý kiến gồm 12 tổ CM – NV và 02 đoàn thể): Khó thực hiện, không thiết thực Chưa phù hợp, không có điều kiện triển khai Khó khăn nhưng thực hiện được Có chuyển biến về chất lượng Hiệu quả thấp Có tác dụng cả về GV HS Chỉ được ở GV Cần tiếp tục triển khai Có lợi cho việc dạy và học BM Kg lợi cho việc dạy và học BM Có hiệu quả bước đầu Có chuyển biến ở HS 0 0 13 10 4 11 1 11 12 0 11 8 92,9% 71,4% 28,6% 78,6% 78,6% 85,7% 78,6% 57,1% Trong quá trình triển khai đã đạt sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, đa số khẳng định việc tạo ra chuyển biến về chất lượng với hiệu quả bước đầu. Người quản lý muốn có mục tiêu cao hơn: cần củng cố, thúc đẩy các điều kiện thuận lợi mới vừa xuất hiện và khắc phục những hạn chế đã được ghi nhận trong góp ý. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TẾ Thông qua những biện pháp chỉ đạo, quản lý và từ những kết quả đạt được ở một trường THPT, chúng tôi đều có sự sơ kết đánh giá. Việc hệ thống trên cơ sở những ghi nhận bước đầu, đã giúp chúng tôi mạnh dạn giới thiệu một số kinh nghiệm sau, góp phần cho việc đổi mới quản lý PPDH và KTĐG: 1/ Xây dựng đội ngũ cốt cán quản lý đổi mới PPDH - KTĐG: phải tính tới nhiều đối tượng tham gia quá trình quản lý. Ban chỉ đạo là bộ phận đầu não chỉ huy xuyên suốt; tổ trưởng CM – NV là lực lượng chủ yếu thể hiện bằng năng lực cụ thể hóa trong tổ chức thực hiện, tạo sự đồng bộ, thống nhất khi phối hợp và tổng hợp các nguồn lực. Bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM – NV: do đó rất cần thiết. 2/ Đổi mới quản lý, đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG là 3 phần việc cần sự tách bạch trong chỉ đạo về mặt nội dung kế hoạch, giải pháp; nhưng chúng cùng thống nhất gắn bó với nhau về mục tiêu: tạo hiệu quả chất lượng thực sự cho nhiệm vụ Dạy và Học, là hoạt động trung tâm trong nhà trường. Thực tế hiện nay cho thấy: dù muốn đổi mới, các trường THPT gặp không ít khó khăn do khách quan hoặc chủ quan từ tổ chức cấp trên và từ chính nội bộ nhà trường; nếu bỏ qua những rào cản đó chúng ta sẽ là người duy ý chí hoặc chỉ thực hiện một cách hình thức. Vì vậy, để đổi mới thành công, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo kiên quyết, toàn diện, xây dựng dư luận đúng đắn, nhận thức đổi mới cần trở thành niềm tin của GV và trách nhiệm của người đứng đầu: Hiệu trưởng. 3/ Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của GV: GV là yếu tố hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới quản lý PPDH – KTĐG cần những người thầy yêu nghề, không chỉ có trách nhiệm mà còn tận tụy với HS. Đó là “những tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Khi kết hợp với việc thực hiện chỉ thị 03 CT/TW “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chúng tôi đã có những điển hình tốt. Những ràng buộc hiện nay đối với GV còn rất lớn: tính cứng nhắc của “qui chế chuyên môn”; quỹ thời gian để thực hiện bài dạy, chương trình nặng nề; áp lực xã hội qua kết quả thi cử; căn bệnh thành tích vẫn còn; ...Chưa kể đến: những khó khăn, vất vả của GV trong cuộc sống; sự thiếu tôn trọng, vị trí người thầy ngày càng bị xem nhẹ trong các mối quan hệ xã hội. Người quản lý: cần nhận biết sâu sát tình hình, hoàn cảnh của đội ngũ và của từng cá nhân, tạo điều kiện tốt nhất để GV được giải phóng khỏi những ràng buộc đó; giúp GV tự tin, hứng thú trước công việc. GV phải được tự chủ và có khả năng tự chủ để hoàn thành chức trách của mình. 4/ Tập trung đổi mới PPDH – KTĐG, từ thực tế chỉ đạo đổi mới cho thấy để tập trung đổi mới: + Kinh nghiệm 1: tập trung thực hiện giảm tải và chọn lọc kiến thức theo chương trình khung của trường, phù hợp h
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gop_phan_doi_moi_quan_ly_phuong_phap_d.doc