Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

 

Câu 1 (2,0 điểm). 

            Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn sau:

  “ Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;  cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần...”

                                                          ( Ý nghĩa văn chương – Ngữ văn 7 tập 2)

Câu 2 (3,0 điểm).

Hiện nay, nhiều bạn học sinh có biểu hiện không trung thực với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, vì vậy rất hay nói dối. Hãy viết một đoạn văn khuyên các bạn rằng: Nói dối là rất có hại cho bản thân. 

Câu 3 (5,0 điểm).

"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…"

(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh, Ngữ văn 7, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Trang 60)

docx 5 trang Huy Khiêm 25/11/2023 6840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2,0 điểm). 
 Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn sau:
 “ Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần...”
 ( Ý nghĩa văn chương – Ngữ văn 7 tập 2)
Câu 2 (3,0 điểm).
Hiện nay, nhiều bạn học sinh có biểu hiện không trung thực với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, vì vậy rất hay nói dối. Hãy viết một đoạn văn khuyên các bạn rằng: Nói dối là rất có hại cho bản thân. 
Câu 3 (5,0 điểm).
"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài"
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh, Ngữ văn 7, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Trang 60)
	Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. 
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẤN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
* Hình thức: Viết thành đoạn văn cảm thụ đúng, trình bày thể hiện được cảm nhận riêng của bản thân, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
0,5
* Nghệ thuật: Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ và liệt kê. 
0,5
* Nội dung:
- Tác dụng to lớn của văn chương là chức năng giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời.
+ Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước...
+ Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn....
 0,5
 0,25
 0,25
Câu 2
* Về mặt hình thức: 
- HS viết thành một đoạn văn chứng minh luận điểm: Nói dối là rất có hại cho bản thân.
- Câu văn mang luận điểm phải được giữ nguyên ý nghĩa.
- Chọn một phương pháp viết đoạn phù hợp.
- Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, sắc sảo:
1,0
* Về mặt nội dung: đoạn văn đảm bảo các ý sau:
+ Nói dối làm mất niềm tin của mọi người với mình. (Trong học tập, trong gia đình, những biểu hiện nói dối bố mẹ, thầy cô, bạn bè, có hại ra sao...)
+ Nói dối hình thành tính không trung thực cho bản thân, tạo thói quen sống giả tạo.
+ Chứng minh bằng câu chuyện của câu bé chăn cừu, hoặc cậu bé tên Ngỗ.
+ Nói dối rất có hại vậy nên chúng ta không được nói dối.
* Biểu điểm:
- Điểm 3: Bài viết hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, có dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt.
- Điểm 2: HS hiểu vấn đề, song lập luận chưa thật chặt chẽ , còn mắc một số lỗi dùng từ và diễn đạt.
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, chưa làm rõ vấn đề cần chứng minh, còn nhiều sai sót
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai cả nội dung và phương pháp.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh vấn đề gợi ra từ một tác phẩm văn học; kết hợp bày tỏ quan điểm của bản thân.
- Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
b. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh cần thực hiện được những nội dung sau:
Học sinh nêu được những ý sau:
a. Mở bài: 
- Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người.
- Lòng thương người hay nói rộng ra là giá trị nhân đạo là phẩm chất cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính. (dẫn ý kiến của Hoài Thanh)
b. Thân bài: 
* Giải thích ý kiến: 
- Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, bản chất của văn chương, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương chính là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc, chỉ bật ra khi trong tim cuộc sống tràn đầy. Nói chuyện văn chương chính là chuyện của những tâm hồn đồng điệu. 
- Lòng thương người, thậm chí thương cả muôn vật, muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
- Giá trị nhân đạo là một giá trị nhân bản của tác phẩm văn học chân chính. Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan hoài thường trực của các nhà văn. 
- Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.
* Giá trị nhân đạo qua truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. 
- Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống vất vả, lầm than cơ cực của người dân trước thiên tai.
- Tố cáo cuộc sống xa hoa cũng như bản chất tàn nhẫn, vô trách nhiệm, vô nhân đạo của bọn quan lại – mà trực tiếp ở đây là tên quan “phụ mẫu”.
c. Kết bài: 
Đánh giá ý kiến của Hoài Thanh:
- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc - “Văn học là nhân học” (M. Gorki).
- Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả hai đều là những tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.
Biểu điểm chấm:
- Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục không mắc lỗi dùng từ, câu: đạt 4.0 điểm
- Bài làm còn thiếu một ý trong bốn ý phần thân bài, còn một số lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đặt câu: đạt 3.0 đến 3.75 điểm.
- Bài làm thiếu 2 ý trong bốn ý phần thân bài, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, ít sử dụng được dẫn chứng: đạt 2.0 đến 2.75 điểm.
- Bài làm sơ sài, dùng từ thiếu chính xác, chưa biết cách làm văn nghị luận chứng minh, dẫn chứng chưa tiêu biểu, chưa thuyết phục : đạt 1.0 đến 1.75 điểm.
- Bài làm lạc đề, viết không mạch lạc, nội dung sơ sài hoặc không làm bài: được 0 đến 0.75 điểm.
* Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.docx