Giáo án Phát triển năng lực Tin học Lớp 6 Học kì I - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm thông tin.
- Liệt kê được ba bước hoạt động thông tin và cách thức con người thực hiện được ba bước đó thông qua các giác quan và bộ óc của con người.
2. Kĩ năng
- Lấy được ví dụ cụ thể để minh họa thế nào là thông tin.
- Nêu được ví dụ cụ thể để minh họa về ba bước của hoạt động thông tin
3. Thái độ
- Hợp tác, hoạt động sôi nỗi
4. Định hướng hình thành năng lực
- Học sinh tự đọc, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề và hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, SGK, SGV, giáo án
- Học liệu: Bảng phụ, hình ảnh, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH ...
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận và thực hành theo cá nhân và nhóm
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Phát triển năng lực Tin học Lớp 6 Học kì I - Năm học 2020-2021

Tuần 1 Ngày Soạn: 05/09/2020 Tiết 1 Ngày Giảng: 08/09/2020 BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm thông tin. - Liệt kê được ba bước hoạt động thông tin và cách thức con người thực hiện được ba bước đó thông qua các giác quan và bộ óc của con người. 2. Kĩ năng - Lấy được ví dụ cụ thể để minh họa thế nào là thông tin. - Nêu được ví dụ cụ thể để minh họa về ba bước của hoạt động thông tin 3. Thái độ - Hợp tác, hoạt động sôi nỗi 4. Định hướng hình thành năng lực - Học sinh tự đọc, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề và hợp tác II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, SGK, SGV, giáo án - Học liệu: Bảng phụ, hình ảnh, phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH ... III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận và thực hành theo cá nhân và nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7 ph) Mục tiêu: Trình bày được giá trị về thông tin để từ đó hình thành khái niệm thông tin Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Thảo luận nhóm (5’) trả lời các câu hỏi sau ghi vào phiếu học tập. ? Cho biết họ đang làm gì? Hình 1 Hình 2 ? Những hành động này giúp biết được gì? ? Tìm thêm một số ví dụ minh họa khác về giá trị thông tin trong lĩnh vực dự báo thời tiết, về lĩnh vực kinh tế. - Thu phiếu của từng nhóm, yêu cầu các nhóm nhận xét - Gv: nhận xét và giới thiệu vào bài mới: Các em đã biết tầm quan trọng của thông tin, nhờ có thông tin đọc sách mà các em biết thêm về kiến thức hay tính toán giúp tìm ra kết quảVậy để hiểu thông tin là gì thì chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay Các nhóm thảo luận, ghi vào phiếu học tập - Họ đang đọc sách - Họ đang tính toán - Đọc sách để hiểu thêm kiến thức. - Tính toán giúp tìm ra kết quả - Hs cho ví dụ có thể đúng hoặc sai. - Các nhóm nhận xét B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. THÔNG TIN LÀ GÌ? (14ph) Mục tiêu: Trình bày được khái niệm của thông tin Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Thảo luận nhóm (5p) Hoàn thành vào bảng phụ các nội dung sau: ?CH1: Các bài báo, bản tin trên truyền hình cho em biết gì? ?CH2: Đèn tín hiệu giao thông cho em biết gì? ?CH3:Tấm biển chỉ đường cho em biết gì? - Hướng dẫn các nhóm hoàn thành. - Các nhóm nhận xét - Nhận xét và bổ sung * GV: Câu trả lời của các bạn chính là thông tin mà các bạn thu nhận được. Vậy thông tin là gì ta cùng tìm hiểu ở phần 1 - GV: Theo em thông tin là gì? Giáo viên nhận xét và chốt lại Các nhóm hoàn thành vào bảng phụ. (Nhóm nào hoàn thành nhanh nhất sẽ được cộng vào điểm miệng) CH1: Các bài báo, bản tin truyền hình cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới. CH2: Đèn tính hiệu giao thông cho em biết khi nào có thể qua đường hay dừng lại. CH3: Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó. Hs trả lời 1. Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người. 2. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA CON NGƯỜI (14ph) Mục tiêu: Trình bày được các bước hoạt động thông tin của con người. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Thảo luận nhóm (5’) và cử đại diện trả lời. GV chiếu VD trên màn chiếu về hoạt động thông tin của một người lái xe trên đường. Hoạt động này gồm bao nhiêu bước và liệt kê chi tiết từng bước. - Thu nhận thông tin: Quan sát xe cộ xung quanh và đèn giao thông phía trước, nghe tiếng còi của xe khác. - Xử lý thông tin: Căn cứ vào những thông tin thu nhận được để ra quyết định điều khiển tay lái như: đi thẳng hay rẽ, tăng tốc hay hãm phanh. - Trao đổi thông tin: Bấm còi xe, bật đèn xi – nhan và ra tín hiệu cho các xe khác nhường đường. Gv theo dõi và nhắc nhở từng nhóm GV cho 2 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét. GV chốt nội dung kiến thức GV cho Hs quan sát mô hình mô phỏng quá trình hoạt động thông tin của người thông qua 3 bước trên màn chiếu Thảo luận nhóm Hs: từng nhóm thảo luận Hs: 2 nhóm trình bày Hs: nhóm nhận xét Hs: lắng nghe Hs: quan sát 2. Hoạt động thông tin của con người Hoạt động của thông tin Thông tin ra Xử lý Thông tin vào - Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin. - Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (8p) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để vận dụng vào thực tiễn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Cá nhân trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm vào cột miệng. Bài tập 1: Hãy cho biết hoạt động nào dưới đây để lưu trữ thông tin? A. Ghi chép lại bài giảng vào vở B. Sử dụng máy tính cầm tay để tính lũy thừa C. Sử dụng máy ghi âm để thu âm một bài hát D. Chụp ảnh khi tới tham một danh lam thắng cảnh E. Sử dụng ống nhòm để quan sát chiếc tàu thủy trên biển HS trả lời (đáp án: A, C, D) Bài tập 2: Hãy cho biết hoạt động nào dưới đây là để trao đổi thông tin? A. Một diễn giả đang diễn thuyết trước người nghe B. Hai học sinh đang thảo luận với nhau để giải bài tập C. Khách hàng trả tiền để mua một món hàng ở chợ D. Người lái xe ô tô bóp còi để xin đường, nháy đèn xi – nhanh trước khi rẽ E. Bố em đang xem chương trình thời sự trên ti vi HS trả lời (Đáp án: B, C, D) Bài tập 3: Em hãy ghép mỗi mục ở cột bên trái với mục ở cột bên phải sao cho phù hợp Giác quan Thông tin thu nhận được 1) Thị giác (mắt) a) Vị chua, mặn 2) Thính giác (Tai) b) Nhiệt độ nóng lạnh, cảm giác xù xì hay trơn nhẵn của các đồ vật khi cầm chúng 3) Vị giác (Lưỡi) c) Hình ảnh mọi vật xung quanh ta 4. Xúc giác (làn da) d) Mùi thơm của bông hoa 5. Khứu giác (mũi) e) Những âm thanh trong cuộc sống hàng ngay như tiếng nói, tiếng nhạc HS cá nhân làm bài GV chữa đáp án (1- c, 2 – e, 3 – a, 4 – b, 5 – d) GV chuyển ý hoạt động thu nhận thông tin của con người chủ yếu là nhờ các giác quan các giác quan của con người đôi lúc bị hạn chế D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2p) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Về nhà học bài, cho thêm các ví dụ khác để minh hoạ, xem tiếp bài 1 “Thông tin và tin học” (tt) - Giải cá bài tập 2, 3, 4 (SGK trang 5) - Về nhà các tổ phân công 2 em một cặp xây dựng tiểu phẩm kịch câm (thời gian 1 phút) biểu diễn tình huống về thông tin tuỳ ý. Hs: Về nhà nghiên cứu, trả lời và tiết sau báo cáo. Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 1 Ngày Soạn: 05/09/2020 Ngày Soạn: 24/08/2020 Ngày Soạn: 18/08/2018 Tiết 2 Ngày Giảng: 08/09/2020 Ngày Giảng: 27/08/2020 Ngày Giảng: 21/08/2018 BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (t2) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Tìm hiểu sự liên quan giữa hoạt động thông tin của con người với máy tính điện tử. - Nêu được ưu điểm của ngành tin học trong quá trình hoạt động thông tin của con người. 2. Kỹ năng: - So sánh được ưu điểm của máy tính điện tử và bộ não thuần tuý của con người trong việc xử lý thông tin. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý nghe giảng và ghi bài, hăng hái xây dựng bài. 4. Định hướng hình thành năng lực - Học sinh tự đọc, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề và hợp tác II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, SGK, SGV, giáo án - Học liệu: Bảng phụ, hình ảnh, phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH ... III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận và thực hành theo cá nhân và nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8ph) Mục tiêu: - Trình bày được các hoạt động thông tin Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Các nhóm hoạt động và trình bày vào bảng phụ (3p) để trả lời câu hỏi sau. Nhóm nào nhanh và chính xác nhất cô sẽ cộng vào điểm miệng CH1: Nêu các ví dụ là thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng: + Thính giác (tai) + Thị giác (mắt) + Vị giác (lưỡi) + Khứu giác (mũi) + Xúc giác (da) CH2: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành là do đâu? (Gợi ý: nhờ vào bộ phận nào trên cơ thể mà chúng ta có quá trình hoạt động thông tin?) CH3: Khi nghe thấy thầy cô giáo yêu cầu thực hiện phép tính trong 30 giây A = 4775468 x 45345345 em sẽ làm như thế nào? - Theo dõi các nhóm làm việc và hoàn thành vào bảng phụ - Các nhóm nhận xét - GV nhận xét và cho điểm. Khả năng của các giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn như các em không thể thực hiện phép tính trên trong vòng 30 giây được. Vậy để khắc phục vấn đề trên chúng ta tiếp tục cùng nhau tìm hiểu phần tiếp theo của bài Thực hiện nhóm + Hs nhóm trả lời có thể được hoặc không Cho các ví dụ Nhờ vào các giác quan và bộ não Lấy giấy nháp thực hiện phép tính là không thực hiện được Hs có nhu cầu muốn biết làm thế nào để chúng ta tính toán được một phép tính như trên B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27ph) 1. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VÀ TIN HỌC Mục tiêu: Trình bày được hoạt động thông tin và tin học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Như các em đã biết, hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết nhờ các giác quan và bộ não Thảo luận cặp đôi (5p) cử đại diện trả lời ? Giác quan giúp con người làm gì? ? Bộ não giúp con người làm gì? ? Yêu cầu Hs lấy ví dụ về hạn chế của con người khi tiếp nhận thông tin và đưa ra thiết bị thay thế? - GV theo dõi - Các nhóm báo cáo - Các nhóm khác nhận xét - Gv nhận xét và chốt kiến thức GV các em thấy ngày nay lượng thông tin rất lớn và đóng vai trò quan trọng để giúp con người xử lý hết được lượng thông tin đó thì máy tính điện tử ra đời và một ngành khoa học mới cũng được ra đời đó là ngành tin học. GV Vậy ngành tin học ra đời có nhiệm vụ chính gì? Gv nhận xét GV chốt kiến thức Hs: Các nhóm hoạt động HS: Các nhóm báo cáo kết quả Hs: Các nhóm nhận xét HS chú ý nghe giảng HS trả lời 3. Hoạt động thông tin và tin học - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. - Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin. - Bộ não thực hiện việc xử lý, biến đổi, lưu trữ thông tin - Con người không ngừng sáng tạo ra các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy: + Kính thiên văn để nhìn thấy những vì sao + Kính hiển vi để quan sát những vật nhỏ bé. + Máy tính điện tử hỗ trợ việc tính toán. - Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. - Máy tính ra đời không chỉ là giúp tính toán mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (8p) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để vận dụng vào thực tiễn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Cá nhân trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm vào cột miệng. Cõu 1: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là A. Nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính B. Nghiên cứu chế tạo các máy tính với nhiều tính năng ngày càng ưu việt hơn C. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử D. Biểu diễn các thông tin đa dạng trong máy tính - GV cho học sinh lấy thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. - Giải đáp các thắc mắc của học sinh liên quan đến bài học HS cá nhân làm bài GV chuyển ý hoạt động thu nhận thông tin của con người chủ yếu là nhờ các giác quan các giác quan của con người đôi lúc bị hạn chế D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2p) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Học bài theo vở ghi - Trả lời câu hỏi sau: ?CH: Dựa vào sự hiểu biết của em về máy tính điện tử, em hãy cho biết ngoài công việc trợ giúp tính toán, máy tính điện tử còn có thể làm gì? ?CH: Về nhà tìm hiểu thêm các dạng thông tin khác Hs: Về nhà nghiên cứu, trả lời và tiết sau báo cáo. Hs: Thông tin khoa học, thông tin thẩm mỹ, thông tin đại chúng Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 2 Ngày Soạn: 01/09/2020 Tiết 3 Ngày Giảng: 03/09/2020 BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nhớ và liệt kê được những dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh. - Trình bày được vai trò của biểu diễn thông tin trong hoạt động thông tin của con người. 2. Kỹ năng: - Biểu diễn được thông tin bằng các dạng thông tin khác nhau. - Nhận dạng được quá trình biểu diễn thông tin trong máy tính. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý nghe giảng và ghi bài, hăng hái xây dựng bài. - Rèn tính cần cù, ham tìm hiểu tư duy khoa học 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực tự học, năng lực hoạt động nhóm, năng lực giao tiếp - Phát triển phẩm chất tự trọng trong giao tiếp II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, SGK, SGV, giáo án - Học liệu: Bảng phụ, hình ảnh. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH ... III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận và thực hành theo cá nhân và nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8ph) Mục tiêu: - Nhận dạng được các dạng thông tin cơ bản. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm GV chiếu nội dung bài tập trên màn chiếu Yêu cầu thảo luận cặp đôi (4p) trả lời câu hỏi sau: ? Em đã biết rằng con người thu nhận thông tin bằng các giác quan: mắt để nhìn, tai để nghe Hãy cho biết thông tin trong truyện Doremon được tác giả biểu thị dưới dạng nào? Khoanh tròn vào đáp án thích hợp A. Hình ảnh B. Văn bản C. Âm thanh D. Không phải 3 dạng trên ? Từ “OÁI” trong tranh thuộc dạng thông tin nào? GV: Như vậy có mấy dạng thông tin thì trong tiết học này cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu Hs: thảo luận theo cặp đôi HS thảo luận trả lời (đáp án : A, B) Nảy sinh nhu cầu thắc mắc và suy nghĩ về những dạng tồn tại của thông tin trong cuộc sống hằng ngày B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. CÁC DẠNG THÔNG TIN CƠ BẢN (15ph) Mục tiêu: Trình bày được các dạng thông tin cơ bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Hoạt động nhóm (5p) và làm bài tập sau: Câu 1: Hãy phân loại các dạng thông tin em thu nhận được khi: Trường hợp Vật mang thông tin dưới dạng 1. Bản nhạc “Thư gửi Elise” của Bét – tô - ven 2. Bài văn được điểm 10 của bạn Lan 3. Phim hoạt hình “Tom và Jerry” 4. Truyện tranh “Ra – ma” Gv: Theo dõi, giúp đỡ các nhóm Gv: yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả Gv: Các nhóm nhận xét GV và HS chữa qua đáp án chiếu (1. Âm thanh, 2. Văn bản, 3. Hình ảnh và âm thanh, 4. Hình ảnh và văn bản) GV: Như vậy theo em thông tin tồn tại ở các dạng cơ bản nào? GV: cho học sinh làm bài tập theo cá nhân. (Nếu trả lời đúng Gv sẽ cho Hs điểm miệng) Câu 2: Theo em, mùi vị của món ăn ngon mẹ nấu cho em là thông tin dạng nào? Âm thanh Hình ảnh Văn bản Không phải là các dạng thông tin trên GV giải thích và chốt kiến thức ngoài ba dạng thông tin văn bản, hình ảnh và âm thanh thì còn có các dạng thông tin khác như cảm giác, cảm xúc, mùi vị. Tuy nhiên 3 dạng thông tin hình ảnh, văn bản, âm thanh là những dạng thông tin quan trọng nhất, thông tin chúng ta thu nhận được hầu hết đều tồn tại dưới những dạng này và máy tính có thể xử lý được. GV vậy 3 dạng âm thanh, văn bản, hình ảnh được máy tính biểu diễn như thế nào chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung 2 của bài HS hoạt động nhóm thực hiện Hs: Các nhóm báo cáo kết quả Hs: Nhận xét kết quả các nhóm HS trả lời (Đáp án: Âm thanh, hình ảnh, văn bản) HS trả lời (đáp án: D) Hs sẽ nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về cách biểu diễn thông tin 1. Các dạng thông tin cơ bản * Dạng văn bản: Những gì được ghi lại bằng các con số, chữ viết hay ký hiệu trong sách, vở, báo chí * Dạng hình ảnh: Những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, các con vật trong phim hoạt hình, tấm ảnh chụp người thân * Dạng âm thanh: Tiếng chim hót, tiếng còi xe ô tô trên đường, tiếng trống trường. 2. BIỂU DIỄN THÔNG TIN (15ph) Mục tiêu: Trình bày được cách biểu diễn thông tin Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Thảo luận cặp đôi (4p) trả lời các câu hỏi sau: GV: ? Thông tin được biểu diễn bằng các dạng cụ thể nào? ?Với một số trường hợp đặc biệt: người nguyên thuỷ, người khiếm thính, người khiếm thị thì người ta biểu diễn thông tin như thế nào? Gv: Các cặp đôi khác nhận xét và bổ sung GV nhận xét và bổ sung. Gv: Chốt kiến thức Cá nhân trả lời câu hỏi sau: GV: Những tấm bia ở văn miếu Quốc tử giám cho ta biết điều gì? GV nhận xét và bổ sung. Nó cho ta biết thông tin về các sự kiện và con người cách xa ta hàng trăm năm lịch sử. GV nhấn mạnh: Biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng. Chính vì vậy con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới. Gv: Chốt kiến thức HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. (Nếu cặp đôi trả lời đúng sẽ được điểm miệng) HS nhận xét, bổ sung Hs: Ghi bài Hs: trả lời 2. Biểu diễn thông tin * Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó: + Thông tin có thể biểu diễn bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh + Ngoài ra thông tin còn có thể biểu diễn bằng nhiều cách khác: người nguyên thủy dùng các viên sỏi để chỉ số lượng các con thú săn được, người khiếm thính dùng nét mặt và cử động của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói. * Vai trò của biểu diễn thông tin: - Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin - Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho những người đương thời mà cho cả thế hệ tương lai. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (5p) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để vận dụng vào thực tiễn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Cá nhân trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm vào cột miệng. GV cho học sinh làm bài tập Câu 1: Em hãy lấy thêm ví dụ về các dạng thông tin cơ bản. Câu 2: tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “đô -rê-mon” cho em thông tin: a. dạng văn bản b. dạng âm thanh c. dạng hình ảnh d. tổng hợp hai dạng văn bản và hình ảnh e. cả ba dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh Câu 3: Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là: a. lệnh b. chỉ dẫn c. thông tin d. dữ liệu D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2p) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Học bài theo vở ghi - Trả lời các câu hỏi sau: ?CH1: Ngoài ba dạng thông tin cơ bản nêu trong bài học, em hãy thử tìm xem còn có dạng thông tin nào khác không? ?CH2: Nêu một vài ví dụ minh hoạ việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau. Hs: Về nhà nghiên cứu, trả lời và tiết sau báo cáo. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 2 Ngày Soạn: 01/09/2020 Ngày Soạn: 25/08/2018 Ngày Soạn: / /2018 Tiết 4 Ngày Giảng: 03/09/2020 Ngày Giảng: 28/08/2018 Ngày Giảng: / /2018 BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Trình bày được cách biểu diễn thông tin trong máy tính. - Tìm hiểu 2 quá trình biến đổi thông tin trong hoạt động thông tin. 2. Kỹ năng: - Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các bit 0 và 1 trong biểu diễn thông tin với các trạng thái đóng, ngắt mạch điện trong kỹ thuật điện tử. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý nghe giảng và ghi bài, hăng hái xây dựng bài. - Rèn tính cần cù, ham tìm hiểu tư duy khoa học 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực tự học, năng lực hoạt động nhóm, năng lực giao tiếp - Phát triển phẩm chất tự trọng trong giao tiếp II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, SGK, SGV, giáo án - Học liệu: Bảng phụ, hình ảnh. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH ... III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận và thực hành theo cá nhân và nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8ph) Mục tiêu: - Chỉ ra được cách biểu diễn thông tin của con người mà từ đó nêu được cách biểu diễn thông tin trong máy tính . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Hoạt động cặp đôi (5p) thảo luận và trả lời câu hỏi sau: Con người thường biểu diễn thông tin dưới dạng nào? Vậy em có biết thông tin được biểu diễn bên trong máy tính dưới dạng nào không? Cô cùng các em sẽ đi nghiên cứu nội dung thứ 3 Hs: Thảo luận cặp đôi và trả lời Âm thanh (lời nói) và hình ảnh (văn bản, cử chỉ). Hs: Nảy sinh nhu cầu tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27ph) 1. BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH Mục tiêu: Trình bày được cách biểu diễn thông tin trong máy tính Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Thảo luận nhóm (5p) trả lời các câu hỏi sau ghi vào bảng phụ: CH1: Chúng ta muốn tả một cảnh đẹp cho người khiếm thị thì ta làm thế nào? Có thể sử dụng hình ảnh được không? Vì sao? CH2: Chúng ta muốn cho người khiếm thính biết nội dung một bài hát thì ta làm thế nào?.Có thể sử dụng cách cho họ nghe bài hát đó qua đĩa hát được không? Vì sao? GV: Hướng dẫn thêm Gv: Các nhóm báo cáo kết quả GV: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét và bổ sung: +Người khiếm thính thì không thể sử dụng âm thanh để biểu diễn thông tin + Người khiếm thị thì không thể sử dụng hình ảnh để biểu diễn thông tin + Tùy theo mục đích và đối tượng dùng tin mà ta lựa chọn cách biểu diễn thông tin. GV đặt các câu hỏi sau: (Cá nhân trả lời đúng đạt điểm miệng) ? Theo em máy tính biểu diễn thông tin như thế nào? Gv: nhận xét và bổ sung thêm ý ? Thông tin lưu trữ trong máy tính được gọi là gì? GV chốt kiến thức HS hoạt động nhóm thực hiện HS thảo luận và trả lời câu hỏi. Hs: Các nhóm báo cáo kết quả Hs: Nhận xét kết quả các nhóm Hs trả lời Hs trả lời HS nghe giảng và ghi bài 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính - Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. - Để máy tính có thể xử lý, các thông tin cần được biến đổi thành các dãy bit - Sau khi máy xử lí xong thì thông tin dưới dạng bít sẽ được biến đổi thành văn bản, hình ảnh, âm thanh. - Trong tin học thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (5p) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để vận dụng vào thực tiễn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Cá nhân trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm vào cột miệng. GV cho học sinh làm bài tập Câu: Theo em, tại sao thông tin trong máy tính biểu diễn thành dãy bít a. vì máy tính gồm các mạch điện tử chỉ có hai trạng thái đóng mạch và ngắt mạch b. vì chỉ cần dùng hai kí hiệu 0 và 1, người ta có thể biểu diễn được mọi thông tin trong máy tính. c. vì máy tính không hiểu được ngôn ngữ tự nhiên d. tất cả các lí do trên đều đúng D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5p) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Tìm ví dụ về những sự kiện hay vật mang tin không biểu diễn thông tin theo ba dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh hay âm thanh. GV gợi ý: tìm những thông tin được thu nhận qua ba giác quan còn lại là vị giác, xúc giác và khứu giác. Ví dụ: - chữ nổi Braille dành cho người mù (xúc giác). - mùi khét trong bếp báo hiệu có món ăn bị nấu quá lửa (khứu giác). - vị của món ăn cho biết nó mặn, ngọt hay chua (vị giác). GV chốt lại: các em đã thấy là khó tìm ví dụ, từ đó ta thấy rằng đa số thông tin đều được biểu thị dưới ba dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh hay âm thanh. Hs: Về nhà nghiên cứu, trả lời và tiết sau báo cáo. Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 3 Ngày Soạn: 07/09/2020 Tiết 5 Ngày Giảng: 10/09/2020 BÀI 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Trình bày được một số khả năng của máy tính - Chỉ ra được một số việc mà con người có thể dùng máy tính để giúp con người. - Mô tả được một số công việc mà máy tính chưa thể thay thế được con người. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được khả năng làm việc của máy tính và con người. - Bước đầu làm quen với máy tính và sử dụng máy tính vào một số công việc trong các lĩnh vực xã hội. Hình thành kỹ năng làm việc với máy tính. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái xây dựng bài. - Rèn tính cần cù, ham tìm hiểu tư duy khoa học 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực tự học, năng lực hoạt động nhóm, năng lực giao tiếp - Phát triển phẩm chất tự trọng trong giao tiếp II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, SGK, SGV, giáo án - Học liệu: Bảng phụ, hình ảnh. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận và thực hành theo cá nhân và nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8ph) Mục tiêu: - Hình thành được khả năng làm việc của máy tính. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm ?CH: Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? Yêu cầu 1 em nhận xét GV nhận xét và cho điểm. Năm 1997 máy tính Deep Blue của công ti IBM đánh bại vua cờ Gary Kasparov. Năm 2008 IBM công bố siêu máy tính Roadrunner với tốc độ 1 triệu tỉ phép tính/giây. Nếu có 6 tỉ người làm việc liên tục 24 tiếng/ngày, thì phải mất tới 46 năm mới xử lí xong công việc mà Roadrunner chỉ cần đúng một ngày để hoàn thành. Đó là một ví dụ nói lên khả năng to lớn của máy tính. Nhờ những khả năng đó mà máy tính ngày càng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống GV: chiếu thông tin trên màn chiếu GV: Y/cầu hs cá nhân đọc thông tin GV: Cho học sinh hoạt động nhóm (5p) làm bài tập sau: Bài tập: Theo em những nhận xét sau đây về vai trò của máy tính có chính xác không? A. Máy tính là vạn năng, bất cứ lĩnh vực hay công việc gì máy tính cũng có thể làm tốt hơn con người B. Máy tính chỉ được dùng trong một vài lĩnh vực khoa học mà thôi, còn đa số công việc thường ngày trong cuộc sống thì máy tính chẳng giúp được gì mà con người phải tự làm cả, ví dụ như việc cấy cày, đan lát rổ rá, đục đẽo chạm khắc bức tượng, vui chơi tập luyện thể thao, chữa bệnh. GV: Theo dõi và yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và so sánh các nhóm. Gv: Như vậy hầu hết các nhóm đều băn khoăn không rõ khả năng của máy tính đến đâu, việc gì máy tính làm được và việc gì không làm được thì cô và các em sẽ đi tìm hiểu tiết học hôm nay Hs: Trả lời (đúng Gv cho điểm miệng) Hs: Nhận xét Hs: đọc thông tin Hs: Các nhóm thảo luận Hs: Các nhóm báo cáo và so sánh Hs: Nảy sinh nhu cầu tìm hiểu khả năng của máy tính như thế nào B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. MỘT SỐ KHẢ NĂNG CỦA MÁY TÍNH (10ph) Mục tiêu: Chỉ ra được một số khả năng ưu việt của máy tính Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Thảo luận nhóm (5p) trả lời các câu hỏi sau ghi vào bảng phụ. Nhóm nào nhanh và chính xác sẽ được cộng vào điểm miệng GV: ?Thực hiện phép tính với những số đơn giản em đã mất nhiều thời gian vậy khi em thực hiện phép toán nhân có 10 số thì sao? ?Theo em khi ta tính toán trên máy tính và em tính bằng tay thì cách nào nhanh hơn? ?Máy tính thực hiện phép tính nhanh, vậy kết quả có chính xác không? ?Giới thiệu khả năng lưu trữ của máy tính như thế nào? Gv: Y/c nhóm báo cáo kết quả và nhận xét các nhóm khác GV: Nhận xét và bổ sung thêm GV: Các máy tính hiện đại đã cho phép không chỉ tính toán nhanh mà có độ chính xác cao. GV: Máy tính có thể hoạt động cả ngày không cần nghỉ ngơi khi ta cung cấp đủ năng lượng cho nó. GV: Giới thiệu thêm kiến thức và chốt nội dung bài học - Vậy với những khả năng to lớn đó máy tính có thể làm được những công việc gì? Dự kiến nhóm trả lời + Tốn nhiều thời gian + Thực hiện phép tính trên máy tính nhanh hơn. + Chính xác HS: Báo cáo và nhận xét các nhóm HS: Lắng nghe, suy nghĩ và liên hệ thực tế. HS: Ghi bài và Ghi nhớ nội dung chính. 1. Một số khả năng của máy tính: - Khả năng tính toán nhanh. VD: máy tính có thể thực hiện hàng tỷ phép tính trong một giây. - Tính toán với độ chính xác cao. - Khả năng lưu trữ lớn. VD: Bộ nhớ của một máy tính thông dụng có thể cho phép lưu trữ vài chục triệu trang sách. - Khả năng “làm việc” không mệt mỏi. 2. CÓ THỂ DÙNG MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ VÀO NHỮNG VIỆC GÌ? (10ph) Mục tiêu: Chỉ ra được một số công việc mà máy tính có thể thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phẩm Thảo luận nhóm (5p) trả lời câu hỏi sau ghi vào bảng phụ. Nhóm nào nhanh và chính xác sẽ được cộng vào điểm miệng GV: Yêu cầu đọc SGK/11 ?Sử dụng máy tính điện tử vào những công việc gì? GV: Yêu cầu 2 nhóm báo cáo GV: Các nhóm nhận xét. Gv: Nhận xét và bổ sung - Trên đây là một số công việc máy tính làm được vậy theo
File đính kèm:
giao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2.doc