Giáo án Phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức :

- Những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ sống để cống hiến cho cuộc đời. Từ đó gợi mở ý nghĩa của cuộc sống của mỗi con người. Sống là để dâng hiến.

- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật đảo ngữ, ẩn dụ, tượng trưng, so sánh, điệp từ điệp ngữ, ...

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.

- Kỹ năng phân tích bài thơ có yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa chân thực vừa có ý nghĩa khái quát sâu sắc.

3. Thái độ :

- Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, khơi dậy khát vọng sống để cho đi những gì đẹp nhất.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.

- Năng lực thẩm mĩ

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực học nhóm

- Năng lực sử dụng CNTT: Mạng Internet khai thác tư liệu, hình ảnh…

I. Chuẩn bị của giáo viên

* Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ

- Chân dung Thanh Hải, máy chiếu

- Sưu tầm 1 số tranh ảnh về mùa xuân trên đất nước, mùa xuân trên sông Hương

* Học sinh: Học bài cũ- Đọc soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Bài mới

Hoạt động khởi động (5 phút )

* Mục tiêu: HS củng cố khắc sâu hiểu biết của mình về bài: Mùa xuân nho nhỏ”. Tạo tâm thế học bài mới

HĐ cá nhân:

B1: GV giao nhiệm vụ:

? Đọc thuộc lòng bài thơ:Mùa xuân nho nhỏ”.

? Hãy giải thích vì sao sáu câu đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bức tranh tươi đẹp, tràn đầy sự sống?

doc 25 trang Hào Phú 05/01/2025 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

Giáo án Phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019
Tuần 24
Ngày soạn: 10/2/2019 
Ngày dạy:
Tiết 116 Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ
Ngày soạn: 25/1/2019 ( Thanh Hải)
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức : 
- Những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ sống để cống hiến cho cuộc đời. Từ đó gợi mở ý nghĩa của cuộc sống của mỗi con người. Sống là để dâng hiến.
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật đảo ngữ, ẩn dụ, tượng trưng, so sánh, điệp từ điệp ngữ, ...
2. Kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
- Kỹ năng phân tích bài thơ có yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa chân thực vừa có ý nghĩa khái quát sâu sắc.
3. Thái độ : 
- Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
- Tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, khơi dậy khát vọng sống để cho đi những gì đẹp nhất.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực học nhóm
- Năng lực sử dụng CNTT: Mạng Internet khai thác tư liệu, hình ảnh
I. Chuẩn bị của giáo viên
* Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ 
- Chân dung Thanh Hải, máy chiếu
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh về mùa xuân trên đất nước, mùa xuân trên sông Hương
* Học sinh: Học bài cũ- Đọc soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
Hoạt động khởi động (5 phút )
* Mục tiêu: HS củng cố khắc sâu hiểu biết của mình về bài: “Mùa xuân nho nhỏ”. Tạo tâm thế học bài mới
HĐ cá nhân: 
B1: GV giao nhiệm vụ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ”.
? Hãy giải thích vì sao sáu câu đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bức tranh tươi đẹp, tràn đầy sự sống? 
B2.3: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách trình bày kết quả 
B4: GV chốt ý dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (35 phút )
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
* Môc tiªu : Gióp HS
 C¶m nhËn ®­îc nh÷ng xóc c¶m cña t¸c gi¶ tr­íc mïa xu©n cña thiªn nhiªn ®Êt n­íc vµ kh¸t väng ®Ñp ®Ï muèn lµm Mét mïa xu©n nho nhá d©ng hiÕn cho cuéc ®êi. Tõ ®ã më ra nh÷ng suy nghÜ vÒ ý nghÜa, gi¸ trÞ cña cuéc sèng, cña mçi c¸ nh©n lµ sèng cã Ých, cã cèng hiÕn cho cuéc ®êi chung.
HĐ cá nhân. HĐ nhóm
3. Ước nguyện của nhà thơ.
-Hình thức: Học sinh làm việc theo cá nhân, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm
Câu 1: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở khổ thơ “Ta làm..xao xuyến”? tác dụng gì? ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
Câu 2: Vì sao đang từ cách xưng hô "tôi" tác giả chuyển sang xưng "ta" giữa 2 cách xưng hô này có gì khác nhau.
Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “ mùa xuân nho nhỏ” 
Bước 2: Hs nhận phiếu học tập, thực hiện nhiệm vụ (các nhóm tự phân công các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo năng lực)
Bước 3: Báo cáo kết quả: Gv cho các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Gợi ý
Câu 1:
- Điệp từ, ẩn dụ
- Con chim hót: mang đến cho đời tiếng hót mê say
- Đóa hoa: làm một bông hoa trong muôn ngàn hương sắc
- Nốt trầm: Trong bản tấu hòa ca
- đó là hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp, cái tinh túy, niềm vui, tài trí của đất nước con người Việt
Câu 2:
- xưng "tôi" là nghiêng về cá nhân riêng biệt, vừa xưng "ta" thì có thể vừa chỉ số ít (tác giả) vừa chỉ số nhiều (tất cả, mọi người chúng ta)
- Dường như ước nguyện của cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người: Tất cả đều muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước
Câu 3:
- Một mùa xuân nho nhỏ: ẩn dụ cho cuộc đời của Thanh Hải. Đó là tài sức nhỏ bé của nhà thơ muốn được góp vào mùa xuân chung của cuộc đời, của dân tộc làm cho nó rực rỡ phong phú thêm
Bước 4: Nhận xét, kết luận, Gv chốt ý
? Trước khi đi xa nhà thơ muốn gửi lại cho đời lời nhắn nhủ gì?
GV: Tâm niệm tự nguyện dâng hiến tất cả tâm sức của mình cho nhân dân, cho đất nước được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh giản dị và cảm động, rất khiêm nhường. Đó là con chim hót cho rộn ràng mùa xuân, đó là một cành hoa nhỏ lặng lẽ toả hương làm mát cho đời và đặc biệt là xin góp vào bản hoà ca, bản đồngca của cả đất nước đang hăng hái xây dựng và sẵn sàng chiến đấu một nốt trầm thôi (nốt nhạc với cao độ trung, cao). Hình ảnh một nốt trầm xao xuyến là một sáng tạo hay thể hiện sự hoà nhập và lắng sâu dù rất khiêm tốn.
- Liên hệ mở rộng thơ Tố Hữu: 
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
4. Lời ca quê hương, đất nước.
-Hình thức: Học sinh làm việc theo cá nhân
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi
Bước 1: Gv cho HS hoạt động cá nhân 
( đặt câu hỏi)
? Đọc khổ thơ cuối
? Khi đất nước vào xuân tác giả có tình cảm gì với quê hương mình
? Em hiểu “ Câu nam ai, nam bình, phách tiền” như thế nào
?Câu “ mùa cuân ta xin hát” gợi ra điều gì
? Qua khổ thơ cuối cho thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước ra sao
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ ( Nghe câu hỏi)
Bước 3: Báo cáo kết quả ( Trả lời câu hỏi theo yêu cầu)
Bước 4: GV Nhận xét, kết luận, chốt ý
 Nhà thơ muốn hát vang lên khúc ca quên thuộc của xứ Huế để từ biệt cõi đời. Mặc dù rất yêu đời, yêu cuộc sống và khao khát được hiến dâng sức mình cho quê hương, đất nước nhưng nhà thơ đã không thực hiện được
III. Tổng kết
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
? Hãy nêu ý nghĩa nội dung tư tưởng của bài thơ ?
?Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS báo cáo, nhận xét kết quả.
HS :- Cuộc sống của mỗi con người nằm trong cuộc sống chung của mọi người
- Muốn có cuộc sống đẹp, mỗi người phải 
biết cống hiến cho cuộc sống chung.
?Em thấy mình cần phải làm gì để góp phần vào việc xây dựng quê hương, đất nước?
-tự do phát biểu: 
-Có ý thức trách nhiệm với quê hương, tích cực học tập rèn luyện tiếp thu tri thức để đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nứơc. 
Bước 4: GV chốt ý.
-Bài thơ viết theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng tha thiết gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm, những so sánh ẩn dụ sáng tạo. Thanh Hải đã đem đến cho người đọc thấy rõ nhiều điều quí giá. Đó chính là ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi con người: sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung
- Mỗi chúng ta hãy biết sống có ích cho đời. Mỗi người hãy làm một bông hoa có hương sắc để góp phần tô điểm cho vườn hoa xuân của đất nước. Chúng ta nếu mỗi người sống có trách nhiệm với quê hương đất nước của mình thì đất nước ta sẽ không ngừng phát triển sánh vai cùng với các cường quốc năm châu như lời bác Hồ hằng mong muốn.

3.Ước nguyện của nhà thơ.
- Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa - Điệp ngữ "ta làm"
=>khát vọng dâng hiến của tg đối với đất nước quê hương.
- Một nốt trầm xao xuyến : Khẳng định những ước nguyện chính đáng cao đẹp thiết tha được sống có ích cho đời của tác giả
- "Con chim" "cánh hoa", "nốt nhạc trầm" là mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái gì đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời
- xưng "tôi" là nghiêng về cá nhân riêng biệt, vừa xưng "ta" thì có thể vừa chỉ số ít (tác giả) vừa chỉ số nhiều (tất cả, mọi người chúng ta)
-> muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước
- Một mùa xuân nho nhỏ : ẩn dụ cho cuộc đời của Thanh Hải. Đó là tài sức nhỏ bé của nhà thơ được góp vào mùa xuân chung của cuộc đời, của dân tộc làm cho nó rực rỡ phong phú thêm
- Lặng lẽ dâng cho đời: âm thầm, không phô trương
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc : điệp từ
® Sự cống hiến vô tư không giới hạn, không kể chi tuổi tác. Còn sống là còn cống hiến
- Tác giả muốn đem mùa xuân nho nhỏ của đời mình góp thêm vào mùa xuân cách mạng lớn lao của đất nước của dân tộc
- Mỗi người nên mang đến cho đời, đóng góp vào cuộc sống chung phần tinh tuý, tốt đẹp của mình, dù là nhỏ bé. Mỗi người nên sống có ích cho đời
4. Lời ca quê hương, đất nước.
- Mùa xuân ta xin hát
câu Nam ai, Nam Bình
. đất Huế
->Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, khao khát bồi hồi của tác giả đối với quê hương xứ Huế,thể hiện tình yêu mến thiết tha với quê hương đất nước
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật .
- Đề tài mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- Ngôn ngữ thơ giầu hình ảnh. Sử dụng các biện pháp tu từ : nhân hoá, điệp từ
2.Nội dung.
- Bài thơ ngợi ca những con người khát vọng cống hiến cho đất nước, sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung

Hoạt động 3: Luyện tập: 
Mục tiêu: Giúp HS hiểu sâu hơn và thuần thục hơn kiến thức, kĩ năng vừa học để giải quyết các bài tập 
? Vẽ sơ đồ tư duy cho văn bản “ mùa xuân nho nhỏ”
? Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình “ Mùa xuân nho nhỏ” nhan đề đó có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì
Hoạt động 4-5: Vận dụng, Mở rộng( Về nhà)
*Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn.
- HS Hát bài hát, nghe bài hát “ mùa xuân nho nhỏ” phổ nhạc của nhạc sĩ Trần Hoàn. Cảm nhận của em khi nghe bài hát?
- HS có thể lựa chọn một trong các hình thức sau: sưu tầm các bài thơ, bài hát, hoặc vẽ tranh về đề tài mùa xuân 
- Suy nghĩ về lẽ sống cao đẹp của thế hệ trẻ ngày nay
Gv gợi ý cách làm cho HS
* Dặn dò: Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài : Viếng lăng Bác
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Ngày soạn: 10/2/2019 
Ngày dạy:
Tiết:117-118.
 VIẾNG LĂNG BÁC
 ( Giáo án chi tiết ) - Viễn Phương- 
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức : 
- Giúp học sinh nắm được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính và tự hào của tác giả từ miền Nam ra viếng thăm lăng Bác qua hai khổ thơ đầu; - đồng thời thấy được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính và tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam ra viếng thăm lăng Bác 
-Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng tha thiết, phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, những hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị và cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ : 
- Giáo dục tình cảm cách mạng, yêu kính, biết ơn Bác
- Có ý thức trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp về nhớ về cội nguồn
-Bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp môn lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, âm nhạc..
4. Định hướng năng lực
-Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
-Năng lực thẩm mĩ
-Năng lực hợp tác
-Năng lực tự học
-Năng lực học nhóm
-Năng lực sử dụng CNTT: Mạng Internet khai thác tư liệu, hình ảnh
II. Chuẩn bị
1. Gv:
- Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ máy chiếu, phiếu học tập
-Ảnh chân dung Viễn Phương; tập thơ Như mây mùa xuân (1978) 
- Tranh ảnh về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Hs: Đọc soạn bài, tìm hiểu tư liệu về Bác
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định tổ chức ( 1phút )
2.Bài mới: 
Kiểm tra 15’
Câu 1 : Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 trong bài "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
a. Giải thích ý nghĩa cụm từ: “Mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn thơ.
b. Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ từ: “Ta làm con chim hót dù là khi tóc bạc” bằng một đoạn văn.
Gợi ý đáp án:
a. chép chính xác:0,5đ
a. 2,5đ: Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ thơ của nhà thơ Thanh hải. Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc. Nó hoà cùng vào mùa xuân của đất nước. Từ láy “nho nhỏ” vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng của nhà thơ vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh, đáng yêu của nó. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường, coi đấy chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
b. Phân tích đoạn thơ: 7đ
- Những suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân của đất nước. (Câu đầu tiên của đoạn văn phải nêu được ý chính của hai khổ thơ)
- Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca tiếng hát của nhân dân
+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
->Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.
- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người.
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác.
+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.
=> Người đọc đồng cảm với một tấm lòng, một lẽ sống cao đẹp.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
HĐ:Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
* Mục tiêu: Giúp HS
- Năm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
-Hình thức: Làm việc cá nhân
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
? Bằng hiểu biết của em hãy nêu nét hiểu biết về nhà thơ Viễn Phương? Kể tên một vài tác phẩm mà em biết
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bầy
B4: GV chốt nội dung cần đạt
- Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn học miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước
- Thơ ông nhỏ nhẹ đầy tình cảm giầu chất thơ
- Một số tác phẩm tiêu biểu như mây mùa xuân, mắt sáng học trò..
*Đọc – hiểu văn bản 
-Hình thức: Cá nhân
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
Bước 1: GV nêu câu hỏi
? Văn bản này chúng ta cần đọc với một giọng điệu ntn?
-Giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết.
? Gv cho học sinh đọc luân phiên đến hết văn bản?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào
? Văn bản trên được sáng tác theo thể thơ nào ?
? Văn bản trên được chia làm mấy phần? Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
Bước 2: Hs suy nghĩ 
Bước 3: HS trình bày, nhận xét
Bước 4: GV đánh giá, chốt ý
- Bài thơ " Viếng lăng Bác" được sáng tác năm 1976 sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng Chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành. Viễn phương ra MB viếng lăng Bác tác giả đã viết bài thơ
Bài thơ được in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978)
- GV cho HS hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử đất nước ta sau 1954, miền Nam kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc xây dựng XHCN và lịch sử quá trình xây dựng lăng Bác Hồ.
- Sau khi Bác Hồ qua đời, Trung ương Đảng và Chính Phủ ta đã đề nghị Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô giúp đỡ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị, cử chuyên gia sang xây dựng Lăng. Và ngày 22/7/1970, đồng chí L.Bơ-rê-giơ-nép, Tổng Bí thứ BCH Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã gửi thư cho đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khẳng định sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 29 tháng 8 năm 1975: Khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Bố cục: cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ trong lần đầu tiên viếng lăng Bác.
- Mạch thơ vận động kết hợp giữa việc tả cảnh từ bên ngoài vào trong lăng viếng Bác đến lúc ra về với diễn biến tâm trạng của người con miền Nam - Nhà thơ.
- Bố cục đơn giản, tự nhiên, hợp lý. Thông qua phương thức biểu đạt kết hợp miêu tả với biểu cảm
HĐ:Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
* Mục tiêu:
- Gióp HS c¶m nhËn ®­îc niÒm xóc ®éng thiªng liªng, tÊm lßng thµnh kÝnh thiÕt tha, võa tù hµo võa ®au xãt cña t¸c gi¶ tõ miÒn Nam míi gi¶i phãng ra viÕng l¨ng B¸c.
- Tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng 
-Hình thức: Làm việc cá nhân, cặp đôi
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
Bước1: GV nêu câu hỏi 
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu hỏi
Bước 3: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi, bổ sung, nhận xét
?Nhà thơ xưng hô với Bác bằng từ ngữ nào
HS: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
? Ở đây nhà thơ xưng con với bác thể hiện tình cảm như thế nào
HS:Gần gũi thân mật như người trong gia đình đó là tình cảm sâu sắc mà giản dị ấm áp
? Trong cách xưng hô ấy tác giả còn dùng từ thăm, em hãy cho biết khi nào thì đến thăm khi nào thì đến viếng ( giải thích nghĩ từ thăm, viếng)
HS: Thăm: trò chuyện những người còn đang sống
- Viếng: chia buồn với thân nhân người đã mất
? Như vậy dùng từ “ thăm” thể hiện điều gì
HS: Giảm đi sự đau buồn và khẳng định như Bác đang còn sống
- Trên nhan đề dùng viếng theo đúng nghĩa đen, trang trọng, khẳng định một sự thật, Bác đã qua đời.
? Lần đầu đến viếng lăng Bác hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát đó là hình ảnh nào
HS: Hình ảnh đầu tiên tác giả cảm nhận là hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm hai bên lăng Bác. 
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng qua hình ảnh hàng tre
HS:Ẩn dụ, liên tưởng, nhân hóa
? Cây tre là loài cây quen thuộc bên lăng Bác nhưng trong lòng viễn Phương hàng tre như dài rộng trong làn sương sớm, từ hình ảnh tả thực cây tre, hàng tre đã trở thành biểu tượng? Vậy biểu tượng cho điều gì
? Đọc những câu thơ, văn đã học nói về cây tre Việt Nam?
? Từ cách nhìn tre, tả tre ấy cho thấy được tấm lòng của tác giả cũng như của nhân dân ta đối với Bác như thế nào
HS: Sự thành kính, niềm tự hào
? Giới thiệu vị trí địa lí nơi đặt lăng Bác
- Nêu được mối quan hệ giữa vị trí địa lý, phong thuỷ, nơi đặt lăng Bác( một khu vực đất rất rộng và đẹp giữa lòng thủ đô Hà Nội ) với vị trí địa lý của khu vực đồng bằng Sông Hồng.
- Mạng lưới giao thông, quảng trường rộng lớn, các thiết kế có liên quan đến cuộc đời Hồ Chủ Tịch đều nằm ở các vị trí xung quanh.
Bước 4:Đánh giá, nhận xét,chốt ý
GV: Tre anh hùng của một dân tộc anh hùng. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục. Cây tre Việt Nam, cây tre nhũn nhặn, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt Nam.Từ hình ảnh cây tre mà nghĩ tới đất nước và con người Việt Nam, tới Bác Hồ là suy nghĩ rất tự nhiên, lôgích: Cây tre - Việt Nam - Hồ Chí Minh đã trở thành những biểu tượng quen thuộc đối với nhân dân thế giới
2. Cảm xúc đứng trước lăng
- Hình thức: Học sinh làm việc theo cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm
Câu 1: Trong hai câu đầu, em chú ý tới hai hình ảnh mặt trời. Phân tích sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây? Tác dụng của biện pháp ấy? 
? Để ca ngợi Bác, nhà thơ còn sáng tạo hình ảnh độc đáo nào ( 2 câu : ngày ngày...mùa xuân)?( em hãy bình 2 câu thơ ấy) 
Bước 2: Hs nhận phiếu học tập, thực hiện nhiệm vụ (các nhóm tự phân công các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo năng lực)
Bước 3: HS báo cáo kết quả; HS nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời; bổ sung, nhận xét
Gợi ý
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Câu 1: nhân hoá: mặt trời trên lăng đi, thấy. 
- là ẩn dụ:. Mặt trời trong lăng rất đỏ là để chỉ Bác Hồ - Bác là mặt trời cách mạng, người đem lại có cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Câu 2:
- Hoán dụ : 79 mùa xuân - Nhân dân miền Nam đang kính dâng lên Bác.
- Từ láy ngày ngày ở đầu câu 3 được dùng như điệp từ (nhắc lại ở câu 1) thể hiện cái hiện tượng đã trở thành quy luật bình thường, đều đặn, diễn tiến trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam: xếp hàng vào lăng viếng Bác.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét,chốt ý
- Nhưng so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng với mặt trời rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên là một sáng tạo mới mẻ và độc đáo của Viễn Phương. Cùng với từ láy ngày ngày đã góp phần vĩnh viễn hoá, bất tử hoá hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người, giữa thiên nhiên với vũ trụ, mặt khác ngợi ca sự vĩ đại, công lao trời biển, sinh thành của người đối với nhân dân và các thế hệ con người Việt Nam.
- Hình ảnh dòng người xếp hàng từ từ, chậm chậm, thành kính vào lăng viếng Bác, kết thành vòng tròn như tràng hoa, đi trong thương nhớ, dâng bảy mươi chín mùa xuân cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân, làm ra mùa xuân cho quê hương đất nước
? Qua đó em cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho Bác như thế nào
- Tình cảm yêu thương chân thành, biết ơn, thành kính...
3. Cảm xúc khi vào trong lăng
- Hình thức: Học sinh làm việc theo cá nhân, nhóm cặp đôi
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập cho từng các nhân, nhóm
Bước 2: Hs nhận phiếu học tập, thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: HS báo cáo kết quả HS nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời; bổ sung, nhận xét
? Tìm hình ảnh thơ sáng tạo nói về Bác
HS:
- Giấc ngủ bình yên
- Vầng trăng, trời xanh
? Em hiểu giấc ngủ bình yên là một giấc ngủ như thế nào?
HS:Một giấc ngủ thanh thản, yên bình
GV: Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ một Giấc ngủ bình yên, thanh thản, vĩnh hằng của một con người cả cuộc đời cống hiến vì dân vì nước.
? Câu hỏi thảo luận cặp đôi: Hình ảnh sáng tạo “vầng trăng, trời xanh”được xây dựng bằng nghệ thuật nào ? Cảm nhận ý nghĩa về hình ảnh sáng tạo đó ( HS thảo luận nhóm- 3’ phút)
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
HS: Nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng
- Vầng trăng: biểu tượng cho tâm hồn thanh cao, trong sáng, nhân hậu của Bác
- Trời xanh: Thể hiện con người, sự nghiệp của Bác hóa thành thiên thiên, trường tồn cùng với thiên nhiên, đất nước
? Em hãy tìm đọc những câu thơ tràn ngập ánh trăng của Bác
- HS đọc: “trăng vào cửa sổ đòi thơ- việc quân đang bận xin chờ hôm sau” ( tin thắng trận); “ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ- trăng vào khe cửa ngắm nhà thơ” ( ngắm trăng).. “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa- trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa(cảnh khuya)
? Viễn Phương đã sử dụng một loạt hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời, vầng trăng, trời xanh” qua hình ảnh ấy cho thấy tình cảm của tác giả cũng như nhân ta đối với Bác như thế nào
- Sự thành kính, sự biết ơn, lòng tự hào
? Cảm xúc ấy được diễn tả qua từ ngữ nào
- Vẫn biết- mà sao nhói trong tim
? Em hiểu nghĩa từ “nhói” , là gì
HS: Nhói: là đau, đột ngột, quặn thắt
là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. 
? Cặp quan hệ từ “ vẫn biết- mà sao” thể hiện điều gì
- “Vẫn biết- Mà sao” chỉ đối lập giữa tình cảm và lí trí, giữa thực và ảo biết bác còn sống mãi với thời gian song cảm giác đau nhói nhận ra rằng bác không còn nữa
? Lúc này tâm trạng của tác giả ra sao
- Đau đớn, xót thương
Bước 4: GV chốt ý
- Sự thành kính, sự biết ơn, lòng tự hào về một con người vĩ đại, một tình yêu bao la, một tấm lòng nhân hậu Tố Hữu viết “ Bác ơi tim bác mênh mông thế- ôm cả non sông mọi kiếp người” Vẫn biết Bác bất tử với non sông đất nước song tác giả nhận ra rằng Bác đã mất
- Vẫn biết- mà sao chỉ sự đối lập giữa giữa tình cảm và lí trí, giữa thực và ảo biết rằng bác sống như trời đất của ta song cảm giác đau nhói như hàng ngàn mũi kim đâm vào ngực nhận ra Bác không còn nữa. Tình cảm đột biến ấy là tình cảm chân thành, xúc động, xót thương, đau đớn của Viễn Phương khi được nhìn thấy Bác, đó cũng là tình cảm của triệu người Việt từng khóc thương Bác khi bác qua đời.
? Có rất nhiều câu chuyện xúc động kể về cuộc đời của Bác em hãy kể cho cả lớp nghe một câu chuyện xúc động mà em biết. ? Em hiểu ý nghĩa câu chuyện ấy như thế nào? 
- HS kể chuyện em thấy xúc động ( Tự bộc lộ)
? Qua câu chuyện em học tập được gì về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Tình yêu đất nước, quê hương, tính tự lập
Chuyển: Cảm xúc ấy càng trào dâng hơn khi nghĩ đến ngày mai phải xa Bác như thế nào? HS đọc khổ thơ cuối 
4. Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi ra khỏi lăng 
- Hình thức: Học sinh làm việc theo cá nhân, nhóm 
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập cho từng các nhân, nhóm
Câu 1.Khổ thơ diễn tả tâm trạng gì của tác giả ? 
Câu 2 : Khi phải rời xa lăng Bác tác giả nguyện ước điều gì  ? sử dụng biện pháp nghệ thuật nào
Câu 3 : Vì sao lại có nguyện ước «  làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre »
Câu 4 : Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” ở cuối bài và hình ảnh cây tre ở khổ đầu được lặp lại? Việc lặp lại hình ảnh ấy có tác dụng gì
Câu 5: Em cã suy nghÜ g× vÒ nguyÖn ­íc ®ã?
Bước 2: Hs nhận phiếu học tập, thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: HS báo cáo kết quả các nhóm trình bày và bổ sung, nhận xét
Gợi ý
Cõu 1 : Tâm trạng lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác, bùi ngùi xúc động khi phải rời xa lăng. Tình cảm đó không thể kìm nén dòng nước mắt tràn đầy
Cõu 2 : Nhà thơ gửi tấm lòng mình của mình bằng cách hoá thân, hoà nhập vào những cảnh ở bên lăng
- Biện pháp ẩn dụ, điệp ngữ thể hiện sự buâng khuâng, lưu luyến không muốn xa Bác.
Câu 3 : Làm âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành, làm đoá hoa toả hương thơm thanh cao, làm cây tre kiên cường. Tác giả muốn trở thành những hình ảnh, cảnh vật nhỏ bé, giản dị nhưng luôn ở bên cạnh Bác.
Câu 4:
- Hình ảnh cây tre lặp lại tô đậm hình ảnh con người Việt Nam
- Cây tre lặp lại mang kết cấu đầu cuối tương ứng tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. 
Câu 5: TÊt c¶ nguyÖn ­íc ®Òu h­íng vÒ B¸c, muèn gÇn gòi B¸c m·i m·i, muèn lµm B¸c vui, muèn canh giÊc ngñ cho B¸c.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt ý
GV: Hình ảnh cây tre khổ đầu là tả thực là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất cao quý con người Việt Nam
- Hình ảnh cây tre khổ cuối khẳng định thêm vẻ đẹp cao quý ấy đồng thời thể hiện lòng kính yêu, sự trung hiểu với con đường cách mạng mà bác đã lựa chọn
- Hình ảnh lặp lại còn thể hiện kết cấu đầu- cuối tương ứng tô đậm thêm cảm xúc thành kính, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của người con miền nam đến thăm lăng bác.
THTTĐ Đ HCM và ANQP
? Bác đã đi xa nhưng Người để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi thế hệ người Việt Năm học tập và noi theo? Bản thân em đã và sẽ học tập được gì qua tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
- Hs tự bộc lộ suy nghĩ
- Sự khiêm tốn, cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đổi mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười...
III. Tổng kết
-Hình thức: Làm việc cá nhân
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
? Nhận xét nhịp điệu của bài thơ
? Bài thơ “ viếng lăng Bác” thể hiện điều gì
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bầy
- Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng, thiết tha đau xót xen lẫn niềm tự hào. 
B4: GV chốt nội dung cần đạt
I.Đọc hiểu chung.
1. T¸c gi¶: 
- ViÔn Ph­¬ng ( 1928)
- Tªn khai sinh Phan Thanh ViÔn, quª An Giang.
- Lµ mét trong nh÷ng c©y bót cã mÆt sím nhÊt cña lùc l­îng v¨n nghÖ gi¶i phãng miÒn Nam.
-Th¬ ViÔn Ph­¬ng nhá nhÑ giµu t×nh c¶m vµ chÊt méng m¬ ngay c¶ trong chiÕn tr­êng ¸c liÖt. 
2. T¸c phÈm 
*Hoàn cảnh sáng tác:s¸ng t¸c th¸ng 4 -1976, sau mét n¨m MN gi¶i phãng, vµo lóc l¨ng CT HCM ®­îc kh¸nh thµnh. 
* Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t: 
- BiÓu c¶m kÕt hîp víi tù sù, miªu t¶.
* Bè côc: 3 phÇn.
- Khæ 1+2: C¶m xóc tr­íc l¨ng B¸c.
- Khæ 3: C¶m xóc trong l¨ng B¸c.
- Khæ cuèi: C¶m xóc khi rêi l¨ng B¸c.
- Ngµy ngµy...mïa xu©n.
II.Đọc hiểu chi tiết.
1. Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng 
- Con – Bác : Cách xưng hô vừa thể hiện tình cảm thương mến, thân mật, gần gũi, cảm động vừa thể hiện lòng kính yêu.
- Thăm : Cách nói giảm
->Tình cảm thiêng liêng, thành kính như Người còn sống mãi.
- Thấy :
+Hàng tre bát ngát (tả thực)
+ Hàng tre xanh xanh Việt Nam (ẩn dụ)
-NT:Ẩn dụ, liên tưởng, nhân hóa
-> biểu tượng cho con người, cho dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường
- Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
-Thành ngữ - ẩn dụ
khó khăn gian khổ nhưng tinh thần đoàn kết, không chịu khuất phục.
- Bác thật gần gũi thiêng liêng, nhân dân Việt Nam luôn ở quanh Người.
2. Cảm xúc đứng trước lăng
- Ngày ngày mặt trời...
-tả thực, nhân hoá
- Mặt trời trong lăng - ẩn dụ
-> ngợi ca sự vĩ đại, công lao trời biển của Bác đối với nhân dân và các thế hệ con người VN và sự tôn kính của nhân dân của nhà thơ đối với Bác
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ đó là hình ảnh thực
- Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân : So sánh, hoán dụ: dòng người như những tràng hoa vô tận đến viếng 1 cuộc đời - 79 mùa xuân đã hiến dâng bao nhiêu hoa trái
3. Cảm xúc khi vào trong lăng
- Bác ngủ thanh thản, yên bình
- Vầng trăng : tâm hồn thanh cao, trong sáng, nhân hậu
- Trời xanh: con người, sự nghiệp trường tồn mãi với thiên nhiên, đất nước
-> Sự thành kính, biết ơn, lòng tự hào
- Đau nhói trong tim: Tình cảm chân thành xúc động, đau đớn, xót thương.
4. Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi ra khỏi lăng 
- Trào nước mắt: Thương nhớ Bác
- Muốn làm:
+ Con chim: hàng ngày ca hót cho Bác yên ngủ
+ Đoá hoa : toả hương thơm
+ Cây tre trung hiếu: làm một con người bình dị, trung với nước, hiếu với dân để noi gương cuộc đời Bác
- ẩn dụ, điệp ngữ thể hiện sự buâng khuâng, lưu luyến không muốn xa Bác.
-> Tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đối với Bác.
III. Tổng kết .
1.Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giầu hình ảnh. Sử dụng các biện pháp tu từ : nhân hoá, điệp từ ẩn dụ
2. Nội dung: Bài thơ là niềm thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với bác Hồ khi vào lăng viếng Bác
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút )
Mục tiêu : củng cố kiến thức vừa học thông qua việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức.
1. Câu thơ "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" sử dụng phép tu từ gì?
 A. So sánh B. ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá
2. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ
"Ng

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_9_tuan_24_nam_hoc_20.doc