Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

TỔNG KẾT  VỀ TỪ VỰNG

                                      ( Từ đơn..............Từ nhiều nghĩa)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiến thức Kĩ năng. Thái độ.

 - Nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng âm; từ đồng nghĩa .

   Thực hành làm bài tập các dạng bài từ đồng âm; từ đồng nghĩa .

- Kĩ năng

    Kĩ năng sử dụng từ vựng hiệu quả trong nói, viết – đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản

- Thái độ.

  Có ý thức rèn luyện từ vựng trong nói – viết cho đạt hiệu quả.

2. Hình thành năng lực cho HS

Năng lực sáng tạo, hợp tác,…

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

    1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv

    2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

     1.Ôn định lớp

     2.Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra chuẩn bị của HS

     3.Bài mới

HĐ1. Hoạt động khởi động

GV dẫn dắt vào bài: 

doc 11 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020
Tuần 9 
 Tiết 41 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
 ( Từ đơn..............Từ nhiều nghĩa)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức Kĩ năng. Thái độ.
 - Nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng âm; từ đồng nghĩa .
 Thực hành làm bài tập các dạng bài từ đồng âm; từ đồng nghĩa .
- Kĩ năng
 Kĩ năng sử dụng từ vựng hiệu quả trong nói, viết – đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản
- Thái độ.
 Có ý thức rèn luyện từ vựng trong nói – viết cho đạt hiệu quả.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra chuẩn bị của HS
 3.Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động
GV dẫn dắt vào bài: 
 Ở các lớp dưới các em đã làm quen và nắm chắc phần từ vựng. Hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập lại và vận dụng vào giải các bài tập.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 5: 
GV: Nêu khái niệm từ đồng âm? Hiện tượng nhiều nghĩa trong từ đồng âm là gì?
HS: Có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau.
Cho ví dụ.
- VD : chín (lúa chín, cơm chín, suy nghĩ đã chín)
GV:Vậy hiện tượng đồng âm là gì?
Cho ví dụ.
- Hai hoặc nhiều từ có nghĩa khác nhau.
-VD: lồng (con ngựa); lồng (đèn); lồng ( để nhốt gà).
GV: Cho học sinh xác định từ đồng âm ở bài tập.
HS 
a/ từ nhiều nghĩa
b/ từ đồng âm.
Gv: chốt kiến thức cơ bản về từ đồng âm
V. TỪ ĐỒNG ÂM
1. Khái niệm: Giống nhau về âm thanh nhưng khác xa nhau về nghĩa.
- Có 2 loại:
+ Hiện tượng nhiều nghĩa.
+ Hiện tượng đồng âm.
2. Nhận xét.
a/ Hiện tượng nhiều nghĩa.
b/ Hiện tượng đồng âm.
*ND 6 : 
Gv - Nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa?
Hs: trả lời - Cho ví dụ.
VD: cho – biếu – tặng.
 Cọp – hổ - hùm
Gv - Đọc câu 2/ 125. Chọn cách hiểu đúng? Giải thích vì sao em chọn câu đó mà không phải câu này?
HS- suy nghĩ trả lời.
Gv: Ở câu 3, việc thay thế từ “xuân” cho “tuổi” có tác dụng gì?
HS- Nhằm tránh lặp từ, lời văn hóm hỉnh, yêu đời.
Gv: chốt kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa
VI- TỪ ĐỒNG NGHĨA
 1. Khái niệm.
Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 2. Chọn câu đúng.
Câu d ( Vì các từ không thể thay thế cho nhau được).
 3. Tác dụng dùng từ:
- Từ “xuân” và “tuổi” tránh lặp từ.
- “Xuân” còn gợi lên sự trẻ trung, yêu đời.
* ND7: 
GV: Cho học sinh nhắc lại thế nào là từ trái nghĩa?
HS : trả lời
Sau đó, tìm cặp từ có quan hệ trái nghĩa?
HS- xấu – đẹp, xa – gần, 
 rộng – hẹp
GV: Cặp từ này có dùng trong thành ngữ không?
HS- Thành ngữ:
+ Đầu voi đuôi chuột
+ Cắn nhau như chó với mèo.
GV- Tìm từ trái nghĩa tuyệt đối và tương đối?
- Cho học sinh đặt câu kết hợp với những từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá. (rất giàu; hơi giàu; hơi sâu; quá cao)
HS- Xác định từ trái nghĩa.
- Đặt câu.
GV nhận xét.
Gv: chốt nội dung cơ bản về từ trái nghĩa
VII. Từ trái nghĩa
 1. Khái niệm: 
 Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 2. Cặp từ trái nghĩa:
Xấu – đẹp, voi – chuột, chó – mèo, rộng – hẹp
3. Hai nhóm từ:
+Tuyệt đối: sống – chết, chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình.
+Tương đối: yêu – ghét, cao – thấp, giàu – nghèo, nông – sâu.
*ND8: 
 GV- Nhắc lại khái niệm? Cho ví dụ.
Hs: trả lời
GV cho học sinh hoàn thành sơ đồ trong SGK.
Hs: thực hiện
VD: Động vật ( Thú, chim, cá.) Thú (voi, hươu, khỉ)
Gv: chốt nội dung cơ bản về cấp độ khái quát nghĩa của từ.
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
 1. Khái niệm: Nghĩa của một từ có thể rộng hợn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác.
2. Điền từ thích hợp theo sơ đồ (SGK).
*ND9: 
Gv - Tương tự cho học sinh nhắc lại khái niệm.
Cho ví dụ.
HS- VD: Dụng cụ học tập (sách, bút, thước, viết)
GV- Cho học sinh đọc câu 2. Tìm những từ có chung về nghĩa? Cho biết tác dụng của chúng?
HS- Từ “tắm” và “bể” => chỉ về nước nói chung.
- Nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
GV giải thích.
Gv: chốt nội dung cơ bản về trường từ vựng
IX. Trường từ vựng
 1. Khái niệm: Tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 2. Nhận xét.
- Từ “tắm” – “bể” chỉ về nước nói chung.
- Làm câu văn giàu sức biểu cảm, tăng giá trị tố cáo mạnh mẽ.
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: Gọi HS đọc BT 
Chia nhóm cho HS thảo luận ( 6 nhóm - 3p)
HS: HS đọc BT theo yêu cầu
 - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HĐ4.
Tìm thêm một số từ đồng âm sử dụng trong văn chương?
 4.Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài HS: học những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.xem lai bài viết số 2
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng.
 BÁI TẬP: Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
b. Tháng tám mùa thu xanh thẳm
c. Một vùng cỏ xanh rì
d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc
e. Suối dài xanh mướt nương ngô
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 9
 Tiết 42 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN - SỐ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức. . Kĩ năng. Thái độ
- Kiến thức
 Biết cách viết thể loại văn tự sự, cách kể chuyện tưởng tượng.
 Biết được các lỗi sai trong bài và chữa lỗi
- Kĩ năng
 Từ thể loại tự sự, biết cách kết hợp của các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm vào bài làm.
 - Thái độ
 Tích cực học hỏi rút kinh nghiệm và chữa lỗi trong bài viết.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác,
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv, chấm bài
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới
1. Hoạt động khởi động: 
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: 
 GV: Yêu cầu HS đọc lại
GV hỏi: Hãy xác định lại yêu cầu của đề?
HS: Xác định.
GV: Nêu những lưu ý cần thiết về đề
 + Thể loại: kể chuyện tưởng tượng
GV: Chốt từ ngữ quan trọng của đề bài
I. Đề bài:
Tưởng tượng 10 năm sau, vào một ngày hè, em có dịp về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động.
ND2
-GV: Cùng HS phân tích, lập dàn ý.
GV: 
-GV: Nhận xét bổ sung.( Bảng phụ theo dàn ý tiết kiểm tra 37,38)
Gv: chốt khái quát trọng tâm của dàn bài
II. Dàn bài
(Xem tiết 37,38)
ND3: 
GV: Cho HS nhận xét về ưu, khuyết điểm ở bài làm của HS, đối chiếu với dàn ý và yêu cầu vừa nêu.
HS: Tự nhận xét.
GV:Nêu nhận xét đánh giá về bài viết
 của HS:
 + Về ưu điểm 
 + Về hạn chế:
Gv: chốt đánh giá chung kết quả bài viết
III. Nhận xét chung:
a. Ưu điểm: 
- Đa số các em đúng thể loại tự sự và nắm được yêu cầu của đề bài.
- Một số bài có bố cục khá chặt chẽ, trình bày rõ ràng, chính xác, hấp dẫn.
- Biết lựa chọn phương pháp nghệ thuật kết với tự sự cho phù hợp.
 b. Hạn chế:
- Bài viết sơ sài.
- Một số em sắp xếp bố cục chưa hợp lý, diễn đạt ý lủng củng.
 - Một số em lựa chọn sự việc chưa phù hợp, còn sai lỗi chính tả.
ND 4
GV: Hướng dẫn HS chữa lỗi.
HS: theo dõi và phát hiện ra lỗi sai trong bài viết của mình
GV: Ghi lên bảng một số câu, đoạn có sai lỗi chính tả hoặc lỗi chính tả.
HS: Lên bảng sửa.
GV: Cho HS trao đổi, chữa các lỗi về nội dung và hình thức.
GV: Tuyên dương những HS có bài viết đạt khá, giỏi. Nhắc nhở những HS có bài viết chưa đạt để khắc phục, sửa chữa.
GV: chốt cách sửa lỗi
V. Trả bài, hướng dẫn sửa
 - Lỗi về nội dung.
 - Lỗi về hình thức.
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
GV nêu câu hỏi: Qua tiết trả bài này, các em cần nhớ những gì?
HĐ4:Vận dụng mở rộng
 Để làm bài tốt, các em cần phải có những điều kiện nào?
HS: trả lời cá nhân
4: Hướng dẫn về nhà: chuẩn bị bài:ĐỒNG CHÍ
 ( soạn và trả lời câu hỏi sgk)
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
TUẦN 9
 Tiết 43,44 ĐỒNG CHÍ
 “Chính Hữu”
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
- Kiến thức
 Hiểu được một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
 Biết được lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ trong bài thơ.
 Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
 - Kĩ năng
 Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
 Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
 - Thái độ.
 Tự hào về truyền thống vẻ vang của hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp khó khăn, gian khổ.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
* Kiểm tra việc ghi chép bài của học sinh 
GV: kiểm tra ghi chép bài của học sinh
HS: đưa tập ghi chép ra đầu bàn- gv kiểm tra
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài: 
 Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng mục đích chung đó là chống giặc ngoại xâm và giải phóng dân tộc. Tình cảm chân thành mà vô cùng giản dị được thể hiện sâu sắc trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: ( 10 p)
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm
GV: Đọc mẫu một đoạn.
HS: Đọc tiếp
HS: đọc chú thích sgk:
Gv: Nêu vài nét sơ lược về tác giả?
HS: trả lời
GV: Cho biết văn bản được viết vào thời điểm nào?
Hs: trả lời
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó
SGK
GV: thể loại văn bản?
HS: thơ tự do
GV: chốt nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
I.Đọc- Tìm hiểu chung
 1.Đọc
 2.Tìm hiểu chung
 a. Tác giả: 
- Chính Hữu: sinh năm 1926, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông tham gia suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
 b. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1948.
 c. Thể thơ: Tự do.
*ND 2: ( 20 p)
GV: Tác giả giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân của họ như thế nào?
HS: Cùng nguồn gốc là người nông dân.
GV:Tiếp theo ở họ còn có điểm nào chung nhau?
HS: Cùng chung mục đích đánh giặc.
GV: Từ đây mối quan hệ cũng trở nên như thế nào?
HS:Tri kỉ.
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Quen nhau từ thuở một hai
GV: Tất cả những điểm chung đó đã đúc kết lên tình cảm gì? Nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên?
HS: Tình đồng chí được hình thành từ những điểm chung. Nghệ thuật ẩn dụ.
GV: Cảm nhận về hai từ “Đồng chí”?
HS: Trả lời.
GV: Ba câu thơ tiếp theo nói lên tình cảm gì ở người lính?
HS: Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, tình cảm chân thật.
GV: Sáu câu thơ tiếp, tác giả sử dụng nghệ thuật nào? Thể hiện nội dung gì?
HS: Nghệ thuật sóng đôi “anh – tôi”, chia sẽ với nhau trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.
GV: Hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay” có ý nghĩa như thế nào?
HS: Tình đoàn kết.
* GD QUỐC PHÒNG
GV: nêu những khó khăn gian khổ mà người lính phải đối mặt?
Hs: trả lời
Gv:nhận xét- bổ sung
Gv - Trong ba câu cuối, đâu là hình ảnh thật, đâu là ảnh ảo?
HS- Hình ảnh thật: rừng, sương muối, khẩu súng => người lính đang làm nhiệm vụ trong thời tiết khắc nghiệt.
GV: Chân dung người lính được tác giả miêu tả như thế nào? Hình ảnh “trăng” có ý nghĩa gì? Và “khẩu súng”?
HS- Trăng của vẻ đẹp thơ mộng, hòa bình, chất lãng mạn.
Gv: chốt hình ảnh kiên trung của người lính.
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Quê: “nước mặn đồng chua, làng tôi đất cày lên sỏi đá” người nông nghèo, cùng cảnh ngộ.
- “Súng bên súng” nghệ thuật ẩn dụ, họ là những người cùng chung lí tưởng chiến đấu.
- “Đêm réttri kỉ” chia sẽ mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
* Bằng lời thơ chân thực, tình đồng chí được hình thành từ những nét tương đồng.
2. Tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ.
- “Giếng nước, gốc đa” ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính.
- “Anh với tôi
.tay nắm lấy bàn tay”.
=> Câu thơ sóng đôi đối nhau, cùng với hình ảnh chân thật. Tình đồng chí được chia sẽ trong mọi khó khăn, bệnh tật nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.
- “Tay nắm lấy bàn tay” sức mạnh của tình đoàn kết.
3. Chân dung người lính.
- “Đứng bên nhau” => Người lính đang làm nhiệm vụ .
- Hình ảnh: xa – gần
 Hiện thực – lãng mạn
 Chiến sĩ – thi sĩ
=> Khẩu súng tương trưng cho sự bảo vệ hòa bình. nghệ thuật ẩn dụ, sóng đôi, lời thơ chân thực.
ND 3: (5p)
*Mục tiêu:
- Tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB
- Kĩ năng bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Ý thức hợp tác tốt với nhóm thảo luận
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
HS: Trình bày 
GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
HS: Đọc ghi nhớ sgk
GV: Chốt kiến thức phần ghi nhớ 
III. Tổng kết
 Bằng lời thơ mộc mạc, chân thực để ca ngợi tình cảm gắn bó vượt qua gian khổ của tình đồng chí trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ.
* Ghi nhớ (SGK).
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: (5p)
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
 Đọc diễm cảm bài thơ Đồng chí 
HS: Đọc diễm cảm bài thơ
HĐ4.Vận dụng mở rộng.HS hát bài Đồng chí.
4: Hướng dẫn về nhà
 chuẩn bị bài ở nhà:ôn truyện trung đại chuẩn bị kiểm tra 1tiết.
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
 Đọc diễm cảm bài thơ Đồng chí
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
..........................
TUẦN 9
Tiết 45 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ
- Kiến thức.
 Trình bày được những kiến thức cơ bản của các văn bản: Chuyện người cong gái Nam Xương; Kiều ở lầu Ngưng Bích; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Kĩ năng.
 Vận dụng về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm mà thể hiện những nhận xét trong tác phẩm, nhân vật.
-Thái độ
 Có ý thức tốt khi làm bài, vận dụng và lựa chọn ngôn ngữ, từ ngữ xưng hô khi làm bài.
 2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực thực hành
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv, đề thi
 2- HS: giấy thi,
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
Phát đề- hs làm bài 
MA TRẬN	
 Mức độ
Chủ đề, chương
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1: Chuyện người cong gái Nam Xương
Hiểu được tâm trạng của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C 1
3,0 đ
30%
 1 câu
3,0 đ
30%
Chủ đề 2: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nhận biết tâm trạng của Kiều qua khổ thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C 2
3,0 đ
30%
1 câu
3,0 đ
30%
Chủ đề 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Đóng vai Lục Vân Tiên kể lại hành động đánh bọn cướp Phong Lai
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C 4
4,0 đ
40%
1 câu
4,0 đ
40%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1 câu 
3,0 đ
30%
1 câu
3,0 đ
30%
1 câu
4,0 đ
40%
3 câu
10.0 đ
100%
Đề:
 Câu 1: (3.0đ) Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), em hãy cho biết tâm trạng của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan là thất tiết? 
 Câu 2: (3.0đ) Nêu giá trị Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 Câu 3: (4,0 đ)
Dựa vào 14 câu thơ đầu của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu), em hãy đóng vai Lục Vân Tiên kể lại hành động đánh bọn cướp Phong Lai. 
* ĐÁP ÁN: 
Câu 1: (3,0 đ) Tùy theo cách diễn đạt của học sinh nhưng phải đảm bảo các ý sau:
 - Thể hiện tâm trạng uất ức của Vũ Nương (1,0 đ)
 - Nàng đã bày tỏ về thân phân nghèo khó khi được nương tựa nhà giàu, rồi tình nghĩa vợ chồng chỉ mong được sự thông cảm từ Trương Sinh. (1,0 đ)
 - Nàng cảm thấy hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, sự tủi nhục khi bị chồng mắng chửi và quyết định tự vẫn. (1,0 đ)
Câu 2: (3,0 đ) Tùy theo cách diễn đạt của học sinh nhưng phải đảm bảo các ý sau:
 - Gía trị nội dung.(2,0 đ)
 + Gía trị hiện thực .
 + Gía trị nhân đạo.
 - Gía trị nghệ thuật.(1,0 đ)
Câu 3: (4,0 đ) Tùy theo cách diễn đạt của học sinh nhưng phải đảm bảo các ý sau:
 - Xưng hô: Tôi. (1,0 đ)
 - Phải biết đặt ra hoàn cảnh để kể chuyện: Từ trên núi xuống tôi bỗng thấy bọn cướp đang chặn xe người đi đường. (1,0 đ)
 - Thể hiện hành động: Trong tay không có vũ khí, tôi đã bẻ cây bên đường để xông vào giúp đỡ người bị hại. (1,0 đ)
 Tôi đánh liên tục, làm bọn cướp không kịp trở tay.
 - Sử dụng ngôn ngữ diễn cảm, trong sáng. (1,0 đ)
 4. Hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới:(1p)
 - Về nhà học thuộc lòng các bài thơ.
 - Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( soạn câu hỏi sgk)
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_9_nam_hoc_2019_2020.doc