Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020
Tiết 36.37 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức .Kĩ năng. Thái độ
. - Kiến thức
Biết những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên
Biết thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
Hiểu được hành động đánh cướp của LVT
Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên
Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Kĩ năng
Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.
Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu khắc họa trong đoạn trích.
- Thái độ
Tự hào về một nhà thơ của vùng đất Nam Bộ.
Có ý thức học tập để trở thành người có ích cho xã hội.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020
TUẦN 8 Tiết 36.37 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( Trích Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức .Kĩ năng. Thái độ . - Kiến thức Biết những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên Biết thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Hiểu được hành động đánh cướp của LVT Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Kĩ năng Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ. Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu khắc họa trong đoạn trích. - Thái độ Tự hào về một nhà thơ của vùng đất Nam Bộ. Có ý thức học tập để trở thành người có ích cho xã hội. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II- CHUẨN BỊ 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv, tranh Nguyễn Đình Chiểu 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Tâm trạng của Kiều ở 8 câu thơ cuối? 3.Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động GV: Dẫn dắt vào bài: Là người con của vùng đất Nam Bộ, ít nhiều gì chắc các em cũng từng được nghe nhắc đến tác phẩm “Lục Vân Tiên”. Tác phẩm là ước mơ, khát khao về nhân nghĩa ở đời và đọc tác phẩm ta lại hiểu thêm về cuộc đời tác giả qua nhân vật. HS: Tập trung tiếp cận bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND1: HS: đọc chú thích sgk: Gv: treo tranh Nguyễn Đình Chiểu Hs: quan sát Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả? Hs: trả lời Gv: Cho biết văn bản được viết vào thời điểm nào? Hs: trả lời SGK GV: thể loại văn bản? Hs: chí Gv: hướng dẫn hs tóm tắt văn bản. Hs: tóm tắt GV: chốt phần tóm tắt tác phẩm I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu. - Năm 21 tuổi đổ tú tài, năm 26 tuổi bị mù. - Ông là người có nghị lực sống, có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. 2. Tác phẩm: - Tác phẩm “Lục Vân Tiên” được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. 3. Thể loại: truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát. 4. Tóm tắt tác phẩm (SGK) *ND 2: GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm GV: Đọc mẫu một đoạn. HS- Đọc tiếp GV- Tác giả miêu tả hành động đánh cướp của Lục vân Tiên như thế nào? HS+ Ghé lại bên đàng, bẻ cây, xông vô. - Bọn cướp cũng được tác giả miêu tả ra sao? HS+ Phong Lai đỏ mặt, phủ vây bịt bùng. GV- Tìm những từ ngữ diễn tả trận đánh của hai bên? HS+ Vân Tiên tả đột hữu xông. GV- Kết quả trận đánh ra sao? HS - Bọn cướp thân vong. - Vân Tiên bộc lộ lên phẩm chất nào? HS- Vân Tiên dũng cảm, lòng thương người. - Hình ảnh Vân Tiên giống như nhân vật cổ tích nào? HS – Giống Thạch Sanh. GV: chốt nội dung hành động đánh cướp của LVT II. Đọc.Tìm hiểu văn bản 1.Đọc 2.Tìm hiểu văn bản 2.1.Hành động đánh cướp của Vân Tiên. - Vân Tiên: ghé lại bên đàng, bẻ cây, xông vô, tả đột hữu xông => dũng cảm, mưu trí, hào hiệp. - Bọn cướp Phong lai: mặt đỏ, cho quân phủ vây, gươm giáo sẵn sàng => dữ dằn, đông đảo nhưng cũng phải “thân vong”. *ND3 GV: Nguyệt Nga đã tự giới thiệu về mình như thế nào? GV cho học sinh đọc lại hai đoạn thơ còn lại. - Lời nói của Vân Tiên với Nguyệt Nga như thế nào? HS- Nhẹ nhàng, động viên người gặp tai nạn. Gv - Em hiểu câu “Khoan khoan ....phận trai” thế nào? Tại sao chàng lại làm như vậy? - HS suy nghĩ trả lời, quan niệm của nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân”. GV- Khi nghe Nguyệt Nga mời ghé qua nhà để đền ơn mà chàng lại từ chối? HS- Đây là việc nên làm, giúp đỡ người bị nạn không cần nói đến đền ơn. Gv - Hai câu thơ cuối bài nói lên ý nghĩa gì? HS- Phê phán những con người có suy nghĩ tầm thường, giả dối. GV- Tác giả muốn gởi gắm điều gì qua nhân vật? HS- một người anh hùng vì dân vì nước. Gv: chốt nội dung, nghệ thuật của cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN HS- Con nhà quan, giới thiệu rất rõ ràng về thân thế. Gv - Chỉ qua đó em có nhận xét gì về nhân vật? Cách xưng hô của nàng? HS- Quân tử - thiếp. GV- Nàng đề cập vấn đề báo đáp ơn cứu mạng ra sao? HS- “Của tiền và vàng bạc” hiện tại thì không có, sự ngập ngừng, e ngại. Gv - Qua đó, Nguyệt Nga bộc lộ những nét đẹp tâm hồn nào? HS- Trong sáng, trọng tình nghĩa, lòng chung thủy. Gv: Tìm yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà NĐC đã sử dụng trong việc miêu tả hình ảnh KNN? HS: trả lời Gv: chốt hình ảnh KNN được tác giả miêu tả qua đoạn trích 2.2. Lục Vân Tiên trò chuyện với Nguyệt Nga. - Lời nói: nhẹ nhàng, quan tâm, động viên người bị nạn. - Hành động: “khoan khoan...” cư xử đúng mực của người quân tử. - Vân Tiên từ chối lời mời của Nguyệt Nga về nhà để trả ơn, vì giúp đỡ người khác là bổn phận, trách nhiệm của người anh hùng. => Nghệ thuật miêu tả cho thấy Vân Tiên là người tấm lòng chính trực, trọng nghĩa khinh tài, nhân hậu. 2.3. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga. - Lời nói: rõ ràng, dịu dàng khi giới thiệu về mình => có học thức. - Lời cảm ơn chân thành, bày tỏ về sự đền ơn “của tiền, bạc vàng” nhưng đương lúc giữa đường không có => thật thà, trong sáng. => Miêu tả lời nói, cử chỉ cho thấy Nguyệt Nga là người thùy mị, nết na, có tình nghĩa. ND3. GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh. - Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk HS: - Làm việc theo yêu cầu của giáo viên - Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận. - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn. - Đọc ghi nhớ sgk III- Tổng kết 1.Nghê. thuật Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và khát vọng cứu đời của tác giả. * Ghi nhớ (SGK).). HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc diễm cảm bài thơ LVT cứu KNN -Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS - Chốt kiến thức: cách sáng tác thơ đặc sắc của tác giả. HĐ4.Vận dụng mở rộng. Viết đoạn văn tự sự kể lại hành động của Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga( có sử dụng yếu tố miêu tả.) 4.Hướng dẫn về nhà, Chuẩn bị bài ở nhà: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. ( soạn và trả lời câu hỏi sgk) HS: - Đọc diễm cảm bài thơ - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ - Nhận xét,bổ sung ý kiến của bạn - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv IV. Luyện tập Đọc diễm cảm bài thơ LVT cứu KNN IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................... Tuần8: Tiết 38 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I . MỤC TIÊU Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ - Kiến thức Hiểu được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. Biết được tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. - Kĩ năng Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự. - Thái độ Ý thức được tầm quan trọng của việc miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II. CHUẨN BỊ 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv, 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra ghi chép bài của học sinh 3. Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động: GV dẫn dắt vào bài Miêu tả con người, người ta thường nói đến hình dáng và nội tâm. Miêu tả nội tâm là nói lên suy nghĩ, tình cảm của nhân vật. Thông qua ngoại hình, hành động, lời nói,...có thể nhận biết nội tâm của con người. HS: Tập trung tiếp cận bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức ND1 GV: giải thích thế nào là nội tâm? HS: Nội tâm là suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của con người. GV: Vậy tiết học này các em sẽ đi tìm hiểu về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Miêu tả bằng những cách nào. GV: cho học sinh đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. HS: đọc bài. GV: Dựa vào đoạn trích, em hãy tìm những câu thơ tả cảnh? HS: 4 câu đầu; 8 câu cuối tả cảnh – Cảnh vật ở trước lầu Ngưng Bích trong buồn tẻ, cảnh được quan sát từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm. GV: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? HS: Từ cảnh vật ta mới hiểu được tâm trạng nhân vật buồn hay vui. GV: Tìm những câu thơ nói đến tâm trạng của Kiều? HS : 8 câu giữa bài. GV: Những câu thơ đó, cho biết tâm trạng gì của Kiều? HS –Tâm trạng cô đơn, nỗi nhớ thương về người thân. GV: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đến việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự? HS: Miêu tả nội tâm sẽ khắc họa về mặt tinh thần của nhân vật, những điều trăn trở, băn khoăn, dằn dặt trong lòng. GV: Từ những ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? HS trả lời. GV cho học sinh tìm hiểu các cách miêu tả nội tâm. GV: Từ tâm trạng của Kiều trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả nội tâm bằng cách nào? HS tác giả miêu tả trực tiếp nỗi nhớ của Kiều về người thân. GV: Vậy miêu tả nội tâm trực tiếp là miêu tả như thế nào? HS trả lời. GV: Cho học sinh đọc đoạn trích Lão Hạc – Nam Cao. GV: Tác giả đã miêu tả Lão Hạc qua đặc điểm nào? HS: Khuôn mặt, những nếp nhăn trên mặt lão, nỗi khổ của lão. GV: miêu tả nội tâm bằng cách nào? HS miêu tả gián tiếp, thông qua nét mặt, hình dáng mà ta biết nội tâm của nhân vật. GV: Vậy có mấy cách miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự? HS trả lời. GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ. GV: chốt các cách miêu tả nội tâm I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 1. Thế nào là miêu tả nội tâm? * Tìm hiểu ví dụ (SGK/ 117) * Tìm hiểu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Những câu thơ tả cảnh: “Trước lầu Nửa tình” => Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích buồn tẻ, nhạt nhẽo. - “Buồn trông Ầm ầm” => Cảnh miêu tả từ xa đến gần, sự vật mang tính chất đơn lẻ, cô quạnh. * Thông qua cảnh vật mà ta có thể thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. - Câu thơ nói đến tâm trạng. “Bên trời Có khi gốc tử” => Tâm trạng cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ ở chốn quê nhà. * Miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa chân dung về mặt tinh thần. * Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. 2. Các cách miêu tả nội tâm. - Miêu tả nội tâm trực tiếp: diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. - Miêu tả nội tâm gián tiếp: miêu tả cảnh vật, hình dáng, nét mặt,của nhân vật. * Ghi nhớ (SGk/ 117) HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Gọi HS đọc BT 3 Chia nhóm cho HS thảo luận ( 6 nhóm - 3p) HS: HS đọc các BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. Gv: chốt đáp án bài tập HĐ4.Vận dụng mở rộng. Viết đoạn văn tự sự nói lên tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích(sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.) 4.Hướng dẫn về nhà.Chuẩn bị chương trình địa phương,lấy tư liệu từ sách chương trình địa phương. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv . II. Luyện tập. Bài 3: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn. - sự việc xảy ra khi nào? - miêu tả tâm trạng của bản thân sau khi xảy ra sự việc: dằn vặt, ân hận, suy nghĩ về lời nói của mình, IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. V. RÚT KINH NGHIỆM. .......................... CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠG Tiết 39 TÁC GIẢ TÁC PHẨM BẠC LIÊU I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: Kĩ năng: Thái độ: - Kiến thức tìm hiểu tác giả tác phẩm ở địa phương Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương. - Kĩ năng: sưu tầm tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương . - Thái độ: Đọc, tìm hiểu và cảm thụ văn học . 2.Hình thành năng lực. II.CHUẨN BỊ: -GV: Sách GK, giáo án, câu hỏi bài tập Sách ngữ văn địa phương Bạc Liêu -HS: Đọc trước bài, xem lại các truyện đã học, tự học: III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: HĐ1.Hoạt động khởi động.Ở quê hương Bạc Liêu có rất nhiều tác giả tiêu biểu .Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động thầy và trò Nội dung HĐ2.Hình thành kiến thức. Gv: Hướng dẫn hs cách trình bày hệ thống hóa kiến thức bằng cách trình bày qua cột tổng kết.Vừa kết hợp hỏi vừa ghi bảng. Tác giả tác phẩm ở Bạc Liêu tt Họ Và Tên Bút danh Năm sinh Tác phẩm chính 1 Nguyễn Hữu Nghề Nguyến Bắc Sơn 1943 Mùa bông súng(tập thơ) 2 Nguyễn Văn Thuận Song Nguyễn 1937 Qua những mùa hoa cúc 3 Trần Trí Thành Thanh Chi 1955 Cái bờ Ông già tràm lụt 4 Phan Trung Nghĩa Vĩnh lộc 1960 Cong Tử Bạc Liêu Khóc hương cau 5 Lâm Tấn Khê Lâm Tẻn Cuôi 1951 Tiếng hát học trò 6 Huỳnh Thị Ngọc Yến Ngọc Yến 1954 Thơ nữ Bạc Liêu 7 Ngô Mỹ Huyền 1955 Thơ nữ Bạc Liêu 8 Nguyễn Tú Nhã Tú Nhã 1955 Lá sương(tập thơ) 9 Trần Phước Thuận 1950 Bạc Liêu(chuyên luận) 10 Trần Thanh Giang Thanh Thủy 1941 Chuyện nhà(văn xuôi) 11 Nguyễn Văn Thanh 1958 Văn học dân gian Bạc Liêu(chuyên luận). 12 Thạch Đờ Ni Chim đôn – ta 1972 Tiếng chiêm nhớ 13 Nguyến Trọng Nguyễn(Cà Mau) Trọng Nguyễn 1937 Cải lương: giọt máu oan cừu.ơn đảng(ca cổ) 14 Phạm Thanh Quan Thanh Quan(CM) 1942 Các tập vọng cổ 15 Phan Hùng(Bến Tre) Phan Hùng 1943 Tiếng tơ lòng 16 Nguyễn Duy Hoàng 1959 Hiu hiu gió bấc(văn xuôi) 17 Ngô Quốc Khánh Quốc Khánh 1971 Một số kịch bản cải lương đoạt giải các cấp:Tiếng tơ lòng,chấp cánh cho em 18 Trịnh Hữu Nghĩa Hữu Nghĩa 1935 Khoai tím lóng son(CC) 19 Nguyễn Thái Đẩu Nguyễn Kiên Định 1935 Tiếng kèn gốc gạ,Gửi Cà Mau(tập thơ) HĐ3.Củng cố: GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm của từng bài. HĐ4.Vận dụng mở rộng.sưu tầm thơ văn của nhà văn quê BL. 4. Hướng dẫn:- Học nội dung các bài văn hoc trung đại(tác giả ,tác phẩm nội dung và nghệ thuật. phần văn bản thơ ,học thuôc lòng) học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. - Chuẩn bị bài tổng kết từ vựng. IV.ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY. V.RÚTKINHNGHIỆM. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 8: Tiết 40 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Từ đơn..............Từ nhiều nghĩa) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Kiến thức Kĩ năng. Thái độ. - Hiểu được vững hơn kiến thức cơ bản về từ đơn; từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ( T1) Thực hành làm bài tập các dạng bài từ đơn; từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ ( T1) Nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng âm; từ đồng nghĩa ( T2) Thực hành làm bài tập các dạng bài từ đồng âm; từ đồng nghĩa ( t2) - Kĩ năng Kĩ năng sử dụng từ vựng hiệu quả trong nói, viết – đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản - Thái độ. Có ý thức rèn luyện từ vựng trong nói – viết cho đạt hiệu quả. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra chuẩn bị của HS 3.Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động GV dẫn dắt vào bài: Ở các lớp dưới các em đã làm quen và nắm chắc phần từ vựng. Hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập lại và vận dụng vào giải các bài tập. HS: Tập trung tiếp cận bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND1: GV : Từ đơn là gì? HS : trình bày khái niệm GV: Từ phức? Có mấy kiểu từ phức? HS : Từ ghép, từ láy. GV : Tìm từ ghép, từ láy trong câu 2/ 122. HS : Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ... - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng... GV : Xác định từ láy tăng nghĩa, giảm nghĩa so với nghĩa gốc? HS- Xác định các từ láy. GV: chốt kiến thức cơ bản về từ đơn từ phức I. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC 1. Khái niệm - Từ đơn là chỉ có một tiếng. - Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên và có nghĩa. 2. Xác định từ: - Từ ghép: ngặt ngèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây. - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. 3. Từ láy tăng, giảm nghĩa: - Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt... - Giảm nghĩa: Trăng trắng, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. *ND2 Gv: Khái niệm thành ngữ? HS: Trình bày. GV: Xác định tổ hợp từ để biết đâu là thành ngữ, tục ngữ? HS: Trình bày GV: Giải thích nghĩa? HS: giải thích nghĩa của các từ vừa tìm được GV: Tìm thêm thành ngữ chỉ về thực vật, động vật? HS: Thực hiện GV:Thành ngữ sử dụng trong văn chương? HS: Thơ Nguyễn Du; Hồ Xuân Hương. (Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. - Bảy nổi ba chìm với nước non.) GV: chốt kiến thức cơ bản về thành ngữ II. THÀNH NGỮ 1. Khái niệm Là một cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 2. Các thành ngữ. - Đánh trống bỏ dùi. - Được voi đòi tiên. - Nước mắt cá sấu. 3. Thành ngữ. - Động vật: Mèo mù vớt cá rán, chuột sa hủ nếp... - Thực vật: giậu đổ bìm leo, cành vàng lá ngọc... *ND3: GV cho HS nhắc lại khái niệm nghĩa của từ? HS - Trả lời. - Cho HS đọc bài tập /123. GV: Chọn cách hiểu đúng nhất? Có thể bổ sung ý nghĩa gì vào câu a? HS: Người phụ nữ, có con do mình sinh ra hoặc con nuôi, nói trong mối quan hệ với con. GV: Tương tự cho hs làm tiếp câu 3. HS ( Giải thích câu a: dùng ngữ danh từ- không phù hợp) GV: chốt kiến thức cơ bản về nghĩa của từ III. NGHĨA CỦA TỪ 1. Khái niệm Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. 2. Chọn câu: Câu a. 3. Chọn câu: câu b. Vì dùng tính từ định nghĩa cho từ “độ lượng”- rộng lượng. *ND 4: GV: Khái niệm từ nhiều nghĩa?- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ? HS: + Nghĩa gốc – nghĩa chuyển. Cho ví dụ minh họa. (Xe, Thước, Vua...) GV: Cho HS đọc câu 2. Xác định nghĩa từ “hoa” trong câu thơ? HS: Không phải là nghĩa gốc. GV: Từ “hoa” có thể được xem là sự xuất hiện của từ nhiều nghĩa? HS: Xuất hiện mang tính chất tạm thời. GV: Giải thích thêm. Gv: chốt kiến thức cơ bản về về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ. 1.Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có một hay nhiều nghĩa. - Nghĩa gốc và nghĩa chuyển. 2.Từ “hoa” được dùng với nghĩa chuyển. Do là nghĩa chuyển và xuất hiện lâm thời nên không được coi là từ nhiều nghĩa. HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Gọi HS đọc BT Chia nhóm cho HS thảo luận ( 6 nhóm - 3p) HS: HS đọc BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. Gv: chốt đáp án bài tập GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HĐ4. Tìm thêm một số thành ngữ sử dụng trong văn chương? - Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương ( soạn câu hỏi trong sách chương trình địa phương) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................... Ninh Quới, ngày tháng 10 năm 2019 KÍ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_8_nam_hoc_2019_2020.doc