Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020
7 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
- Kiến thức.
Đọc và tìm hiểu vị trí đoạn trích
Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh ở lầu Ngưng Bích
Hiểu được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
Biết được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
- Kĩ năng.
Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
- Thái độ.
Trân trọng, thông cảm với những người có hoàn cảnh không được may mắn.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực tiếp cận văn bản, sáng tạo, hợp tác,…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020
Ngày soạn :16/09/2019 Tiết :31 Tuần :7 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ. - Kiến thức. Đọc và tìm hiểu vị trí đoạn trích Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh ở lầu Ngưng Bích Hiểu được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng. Biết được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. - Kĩ năng. Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại. Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. - Thái độ. Trân trọng, thông cảm với những người có hoàn cảnh không được may mắn. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực tiếp cận văn bản, sáng tạo, hợp tác, II. CHUẨN BỊ 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv..... 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa. III .TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ Yêu cầu bài cũ: Đọc đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3.Bài mới. HĐ1. Hoạt động khởi động: Dẫn dắt vào bài Sau khi Kiều bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh hại cuộc đời nàng. Nàng đã tự vẫn nhưng không chết, bị Tú Bà đưa ra ở lầu Ngưng Bích, đây là đoạn miêu tả tâm trạng của Kiều. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND1: GV: Hướng dẫn HS đọc với giọng trầm buồn, chú ý ở những từ ngữ tả tâm trạng HS đọc, nhận xét GV: Hướng dẫn đọc chậm, cảm nhận sự cô đơn, miêu tả cảnh của Nguyễn Du. - Đọc mẫu. HS: Nghe và đọc bài. - Xem chú thích. GV cho HS đọc chú thích và nêu vị trí đoạn trích? HS- Gia biến và lưu lạc” GV: Xác định bố cục của văn bản? HS: Chia làm ba phần - 6 câu thơ đầu: hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều. - 8 câu thơ tiếp: nỗi nhớ Kim Trọng, thương nhớ cha mẹ. - 8 câu cuối: tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều thể hiện qua cái nhìn cảnh vật. GV: chốt vị trí đoạn trích và nói khái quát toàn bộ tác phẩm I.Đọc, Tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Tìm hiểu chung a.Vị trí đoạn trích Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” b. Bố cục: 3 phần *ND 2 . GV: Em hiểu “khóa xuân” có nghĩa là gì? HS: Trả lời. GV: Tìm những từ ngữ chỉ không gian? Vậy không gian ở đây như thế nào? HS- Không gian: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát=> rộng lớn. GV- Tiếp theo là thời gian ở lầu Ngưng Bích? Qua đó gợi lên tâm trạng gì ở Kiều? HS- Thời gian: mây sớm, đèn khuya => tuần hoàn, lặp đi lặp lại nhiều ngày. => cô đơn, tuyệt vọng của Kiều. Gv: Tìm nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ? Hs: trả lời TÍCH HỢP BVMT:Vẻ đẹp độc đáo thơ mộng cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích. GV: chốt khung cảnh ở lầu Ngưng Bích cùng nét nghệ thuật chấm phá của tác giả II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cảnh ở lầu Ngưng Bích - “Khóa xuân” Kiều bị giam lỏng => khóa chặt ước mơ, tuổi xuân . - Không gian: “non xa, trăng, bốn bề bát ngát” rộng lớn, mênh mông, mù mịt => cơ đơn, hiu quạnh. - Thời gian: “mây sớm đèn khuya” tuần hoàn khép kín => tuyệt vọng. GV:Trong cảnh cô đơn ấy, Kiều nhớ đến ai? HS: Nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ. GV: Tại sao Kiều lại nhớ đến người yêu trước? HS: Kiều cảm thấy mình là người phụ bạc trước. GV: Bốn câu thơ đó là lời của ai? Nghệ thuật gì? HS- Đây là lời của Kiều tự nói với mình => độc thoại, tấm lòng chung thủy của nàng. GV: Qua đó cho thấy tấm lòng của nàng đối với người yêu ra sao? + Tiếp theo là nhớ đến cha mẹ. HS: Nhớ cha mẹ “Xót người tựa cửa...”, nàng đang nghĩ cha mẹ đang chờ đợi con. Còn mình không chăm sóc được lúc cha mẹ già yếu. GV: Nàng đang nghĩ về cha mẹ như thế nào? Kiều nói với ai đây? HS : Nói với mình, lòng hiếu thảo. Gv: Tìm nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ? Hs: trả lời GV- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh vật ở 8 câu thơ cuối? Nêu mỗi cảnh vật như thế gợi lên tâm trạng, nỗi lòng gì ở Kiều? HS- Cảnh vật: cánh buồm, hoa trôi, nội, cỏ, mặt đất. + Thân phận tha hương, nỗi nhớ nhà. + Hoa sự chìm nổi. + Cỏ “rầu rầu” thiên nhiên cũng buồn tẻ. GV- Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ? HS- tả cảnh ngụ tình, từ láy, điệp từ ngữ. GV cho học sinh hiểu như thế nào là tả cảnh ngụ tình? HS - Độc thoại và tả cảnh ngụ tình. Gv: Tìm nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ? Hs: trả lời GV: Chốt kiến thức 2. Nỗi thương nhớ của Kiều. a/ Nỗi nhớ Kim Trọng. “ Tưởng người....cho phai” -> lời thề nguyện, đính ước và nhớ trong nỗi đau khổ. => Ngôn ngữ độc thoại, tấm lòng chung thủy của nàng. b/ Nỗi nhớ cha mẹ “ Xót người...người ôm” -> Cảm thấy ân hận vì không chăm sóc được cha mẹ. => Ngôn ngữ độc thoại, tấm lòng hiếu thảo. 3. Cảnh vật trong tâm trạng của Kiều. + “Cánh buồm” nhỏ bé giữa biển khơi => Nỗi nhớ nhà. + “Hoa trôi” thân phận chìm nổi lênh đênh. + “Nội cỏ rầu rầu, xanh xanh” thiên nhiên tẻ nhạt, buồn chán. + “Gió cuốn, ầm ầm” từ tĩnh chuyển sang động => cảm giác bất an, báo hiệu sự vùi dập của số phận. * Nghệ thuật điệp từ “buồn trông” gợi lên nỗi đau đớn xót xa, tội nghiệp của Kiều. *ND 3: GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB HS: - Làm việc theo yêu cầu của giáo viên - Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận. GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk HS: Đọc ghi nhớ sgk GV: Chốt kiến thức III. Tổng kết Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, độc thoại để diễn tả tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của Kiều. * Ghi nhớ (SGK). HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc diễm cảm bài thơ Kiểu ở lầu Ngưng Bích HS: - Đọc diễm cảm bài thơ GV: Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HS: Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ HĐ4.Vận dụng mở rộng. Viết đoạn văn ,suy nghĩ của em về tâm trạng của kiều khi ở lầu ngừng bích. 4.Hướng dẫn về nhà. chuẩn bị bài ở nhà: Miêu tả trong văn bản tự sự ( soạn và trả lời câu hỏi sgk) HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv IV. Luyện tập Đọc diễm cảm bài thơ Kiểu ở lầu Ngưng Bích IV.ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ.Cảm nhận nội dung của đoạn trích :Kiều ở lầu ngưng bích. V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................... TUẦN 7 Tiết 32 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ - Kiến thức Biết được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. Hiểu được vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. - Kĩ năng. Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự. - Thái độ. Thấy được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II- CHUẨN BỊ 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv..... 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa. III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động. GV: Kiểm tra sổ ghi chép của hs HS: Để sổ cho GV kiểm tra GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài Trong văn bản tự sự không chỉ có kể. Mà khi ta nói về hành động nhân vật, cử chỉ thì cần phải kết hợp yếu tố miêu tả. Vậy khi đưa yếu tố miêu tả vào trong văn tự sự sẽ có tác dụng gì? HS: Tập trung tiếp cận bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức - GV cho học sinh đọc đoạn trích. GV- Đoạn trích kể về trận đánh nào? HS – Trả lời. GV- Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã làm gì? HS- Vua Quang Trung đại phá đồn Ngọc Hồi. GV- Tìm những yếu tố miêu tả trong đoạn trích? HS quan sát đoạn trích và trả lời. - Yếu tố miêu tả: + ...sáu chục tấm ván... +...cứ mười người khênh một bức... + Khi gươm giáo hai bên... +..quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa... + ...bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Gợi ý: miêu tả quân ta. Miêu tả quân địch. GV- Cho học sinh quan sát các sự việc tóm tắt trong đoạn trích. GV- Liên kết các sự việc bằng đoạn văn, theo em có làm nổi bật đối tượng không? So sánh với đoạn văn của văn bản? HS- So sánh => không thể hiện được hành động của quân ta cũng như sự thất bại quân địch. GV- Qua đó em có nhận xét gì về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? HS+ Yếu tố miêu tả làm nổi bật được cuộc chiến giữa quân ta và địch. GV chốt lại ghi nhớ. I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 1.Tìm hiểu đoạn trích (SGK). a/ Trận vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đại phá đồn Ngọc Hồi. b/ Yếu tố miêu tả: + ...sáu chục tấm ván... +...cứ mười người khênh ... + khi gươm giáo hai bên... => Sự chuẩn bị và sức mạnh quân ta. - ...quân Thanh bèn dùng ống.. - ...bỏ chạy tán loạn... => Sự thất bại của quân địch. c/ Nếu lược bỏ các yếu tố miêu tả, chỉ còn có các sự việc thì nhân vật, hành động không nổi bật. * Tác dụng: Nhờ có miêu tả mà nổi bật nhân vật vua Quang Trung và trận đánh đồn Ngọc Hồi tiêu diệt quân Thanh. 2. Ghi nhớ (SGK). HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Gọi HS đọc BT GV: Chia nhóm cho HS hoạt động (3p) + Nhóm 1,2,3:Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của TV + Nhóm 4,5,6: Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của TK HS: Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, GV: Quan sát, giúp đỡ, HD các nhóm đại diện lên bảng trình bày HS: HS đọc các BT theo yêu cầu HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. HĐ4.Vận dụng mở rộng. Viết đoạn văn miểu tả vẻ đẹp của Thúy Vân thong qua đoạn chị em thúy kiều. Hướng dẫn về nhà . học bài, soạn bài “trau dồi vốn từ “ HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn II. Luyện tập 1. Câu miêu tả chị em Kiều. - Thúy Vân:“Khuôn trăng........ Mây thua nước tóc.....” - Thúy Kiều: “làn thu thủy......” =>Miêu tả chân dung mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau. (Dựa trên các chi tiết trên viết thành đoạn văn miêu tả nhân vật). IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. nhận xét gì về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................... TUẦN 7 Tiết 33 TRAU DỒI VỐN TỪ I- MỤC TIÊU Kiến thức. Kĩ năng .Thái độ. - Kiến thức Biết cách rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. Biết cách rèn luyện để làm tăng vốn từ. -Kĩ năng Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. -Thái độ. Học hỏi thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II- CHUẨN BỊ 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv, đề kiểm tra 15 phút 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa, giấy kiểm tra III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động: Kiểm tra 15 phút ĐỀ BÀI: Thuật ngữ là gì? Cho biết các đặc điểm của thuật ngữ và lấy 1 ví dụ để minh họa? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM - Thuật ngữ là gì? (3,0 đ) + Thuật ngữ là những từ chỉ khái niệm khoa học, công nghệ. - Đặc điểm của thuật ngữ ( 3,0 đ) + Thuật ngữ không có tính biểu cảm. + Trong một lĩnh vực nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ có một khái niệm và ngược lại. - Lấy ví dụ đúng ( 4,0 đ) : Dẫn vào bài Không chỉ phát triển nghĩa của từ, mà ta còn phải hiểu được nghĩa của từ. Thông qua đó ta mới có thể sử dụng vào trong văn nói, viết phù hợp. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: GV cho học sinh đọc đoạn văn. GV- Tác giả muốn nói đến điều gì? HS: Trả lời GV cho ví dụ. HS- Tiếng Việt có khả năng diễn đạt rất lớn. + Từ ăn. + Câu: Anh ấy rất vui sướng. GV+ Ăn: ăn cơm, tàu ăn than, ăn ảnh, ăn ý. + Anh ấy hạnh phúc. + Anh ấy sướng như tiên. (như đang ở chín tầng mây). GV- Khuyên ta điều gì? HS- Sử dụng tốt tiếng Việt là phải trau dồi vốn từ. GV- Cho học sinh đọc câu 2/ 100. GV- Tìm lỗi mắc phải trong cách dùng từ ở các câu? HS+ Lỗi diễn đạt. (a) đẹp. (b) dự đoán (c) đẩy mạnh. GV- Nguyên nhân mắc lỗi?Vậy cần phải làm gì để không mắc phải những lỗi trên? HS - không hiểu nghĩa của từ. Cần phải hiểu nghĩa của từ. GV- Chốt lại ghi nhớ. I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 1. Tìm hiểu ví dụ. Câu 1: Tác giả muốn nói: Tiếng Việt có khả năng diễn đạt rất lớn. * Phải luôn trau dồi ngôn ngữ nói và viết. Câu 2: Chữa lỗi. a/ Thừa từ “đẹp” vì “thắng cảnh” có nghĩa là đẹp. b/ dự đoán: tương lai. => thay “ước tính, ước đoán”. c/ đẩy mạnh: thúc đẩy phát triển cho nhanh. => Thay “mở rộng” *Nguyên nhân: không hiểu rõ nghĩa của từ. * Cần phải nắm chính xác nghĩa của từ mới dùng. 2. Ghi nhớ (SGK). *ND 2: GV- HS đọc đoạn văn trong SGK. GV- Cho biết Tô Hoài đã phân tích điều gì? HS- Tô Hoài nói về cách rèn luyện vốn từ của Nguyễn Du. GV- Em hãy cho biết Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ như thế nào? HS+ Từ trong lao động. + Ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. GV- Qua đó, theo bản thân em bằng cách nào để làm tăng vốn từ? - HS liên hệ bản thân. GV chốt lại ghi nhớ. II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ. 1. Tìm hiểu đoạn trích. - Tô Hoài phân tích cách trau dồi ngôn ngữ, cách dùng từ trong sáng tác của Nguyễn Du. - Trau dồi vốn từ là: + Học từ đời sống. + Trong lao động. + Trong sách báo... 2. Ghi nhớ (SGK). HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Gọi 3 HS đọc BT 1,2,5 Chia nhóm cho HS hoạt động (3p) Nhóm 1,2,3:BT 1,5 Nhóm 4,5,6: BT 2,5 - Quan sát, giúp đỡ. - Cho các nhóm đại diện lên bảng trình bày - Chốt kiến thức BT HS: HS đọc các BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HĐ4.Vận dụng mở rộng. 4 – Hướng dẫn về nhà Chuẩn bị bài :viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả. HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng. III. Luyện tập 1. Nhận xét. a/ Hậu quả: kết quả xấu. b/ Đoạt: chiếm được phần thắng. c/Tinh tú: sao trên trời. 2. Nghĩa yếu tố Hán- Việt. - Tuyệt chủng: mất hết gióng nòi. - Tuyệt tác: tác phẩm hay nhất. 5. Trau dồi vốn từ: - Lắng nghe. - Xem sách báo. - Ghi chép lại những từ mới. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC :theo bản thân em bằng cách nào để làm tăng vốn từ? V. RÚT KINH NGHIỆM. Tiết 34,35 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN - SỐ 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức Viết bài văn tự sự, kết hợp dòng hồi tưởng và bộc lộ suy nghĩ của bản thân. 2. Kĩ năng Vận dụng những phần đã học về miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để thực hành tốt vào bài viết. 3. Thái độ. Có sự chuẩn bị tốt cho bài viết, ngôn từ trong sáng. 4. Hình thành năng lực cho HS Năng lực thực hành sáng tạo, II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Đề kiểm tra 90 phút 2- HS: giấy kiểm tra, bút,. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1. Ổn định lớp 2. Ghi đề - HS làm bài 3.Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động A.ĐỀ Tưởng tượng 10 năm sau, vào một ngày hè, em có dịp về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động. B. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Yêu cầu: - Bài viết phải có yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố miêu tả. - Xác định rõ đây là thể loại viết thư, về thăm trường cũ vào ngày hè. a/ Mở bài. ( 1,5 đ) Đặt được tình huống khi viết thư cho bạn, kể về việc thăm trường cũ. b/ Thân bài - Quan sát trường đã thay đổi như thế nào? . ( 1,0 đ) - Quang cảnh trường, lớp học cũ và ngày hôm nay đã có gì khác lạ. Sự vật nào còn nguyên vẹn gây cho em cảm xúc gì? . ( 1,5 đ) - Cảm xúc, tâm trạng của em khi bước chân vào phòng học cũ năm xưa. . ( 1,5 đ) - Kỉ niệm về bạn bè hiện ra như thế nào? . ( 1,0 đ) - Thầy cô giờ đã thay đổi ra sao...? . ( 1,0 đ) - Cảm xúc khi được về thăm trường. . ( 1,0 đ) c/ Kết bài ( 1,5 đ) Lưu luyến khi chia tay với ngôi trường cũ, lời hứa hẹn em sẽ về thăm trường vào một ngày khác. C. THANG ĐIỂM - Điểm 9.0 -10.0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy - Điểm 7.0 - 8.0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, sai 1-2 lỗi chính tả. - Điểm 5.0 -6.0 : Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, sai 3-4 lỗi chính tả. - Điểm 3.0 – 4.0 : Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, câu văn còn lủng củng, sai 5- 6 lỗi chính tả. - Điểm 1.0 – 2.0 : Bài viết có bố cục chưa rõ ràng, chưa đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, câu văn còn lủng củng, sai trên 6 lỗi chính tả. - Điểm 0: Bài viết bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề 3/ Thu bài Nhận xét giờ làm bài. 4/ Hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: - Ôn lại lí thuyết về văn bản tự sự. - Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga( soạn câu hỏi sgk) IV. RÚT KINH NGHIỆM.
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.doc