Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020

TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 

1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.

   - Kiến thức

      Hiểu được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

      Hiểu khái quát sơ lược về tác phẩm Truyện Kiều

      Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều 

      Biết được thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại .

      Hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều

 - Kĩ năng.

     Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

     Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

 - Thái độ. 

    - Tìm hiểu thêm về cuộc đời của tác giả Nguyễn Du cùng với lịch sử dân tộc.

    - Tự hào về một tác phẩm kiệt tác của tác giả Nguyễn Du, góp phần tiêu biểu vào nền văn học Việt Nam.

2. Hình thành năng lực cho HS

Năng lực sáng tạo, hợp tác, tiếp cận tác phẩm

II. CHUẨN BỊ 

    1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....

    2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.

III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO DẠY HỌC

doc 14 trang Huy Khiêm 15/05/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020
Ngày soạn:9/9/2019
Tuần 6 :
 Tiết 26 TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
 - Kiến thức
 Hiểu được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
 Hiểu khái quát sơ lược về tác phẩm Truyện Kiều 
 Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều 
 Biết được thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại .
 Hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều
 - Kĩ năng.
 Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
 Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
 - Thái độ. 
 - Tìm hiểu thêm về cuộc đời của tác giả Nguyễn Du cùng với lịch sử dân tộc.
 - Tự hào về một tác phẩm kiệt tác của tác giả Nguyễn Du, góp phần tiêu biểu vào nền văn học Việt Nam.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác, tiếp cận tác phẩm
II. CHUẨN BỊ 
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO DẠY HỌC
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ : Trình bày sự thắng lợi vẻ vang của vua Quang Trung và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua Lê Chiêu Thống?
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài
Nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc rằng mọi người chúng ta ai cũng biết đến. Một tác phẩm kiệt xuất viết về thân phận người phụ nữ với ngòi bút điêu luyện, hình ảnh đặc sắc.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
 ND 1: 
GV cho học sinh đọc phần giới thiệu về tác giả Nguyễn Du.
 “Bao giờ Ngàn Hống hết cây
 Sông Rum hết nước họ này hết quan”
HS: đọc
GV: em hiểu gì về câu nói trên?
HS: suy nghĩ trình bày
Gv- Em hãy tóm tắt vài nét về cuộc đời Nguyễn Du?
HS: Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc.
GV: Sự biến động của xã hội có ảnh hưởng gì đến cuộc đời Nguyễn Du?
HS: Chế độ phong kiến khủng hoảng, phong trào nông dân khởi nghĩa, tác động đến nhận thức, suy nghĩ đến cuộc sống hiện thực.
GV: Những năm sống phiêu bạt có giúp ích gì cho Nguyễn Du?
HS
+ Hiểu đời sống của người dân, tầng lớp xã hội sâu sắc.
+ Điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa lớn.
GV: Nguyễn Du là người có trái tim như thế nào?
HS : nhân hậu.
GV: Em hãy trình bày sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?
HS: Có nhiều tác phẩm lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm.
GV: treo tranh giới thiệu hình ảnh khu tưởng niệm ND
GV: chốt nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du
I. Tác giả Nguyễn Du 
 1. Cuộc đời: 
- Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
- Nguyễn Du sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm quan và truyền thống văn học.
- Ông học giỏi nhưng gặp nhiều lận đận. Nguyễn Du có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn hóa Trung Quốc.
- Nguyễn Du là một thiên tài về văn học, có lòng thương người.
 2. Sự nghiệp văn học.
- Có 243 bài thơ (Chữ Hán và chữ Nôm).
- Truyện Kiều là tác phẩm tuyệt đỉnh.
*ND 2: 
GV giới thiệu thêm về các tác phẩm của Nguyễn Du.
Hs: lắng nghe
GV cho học sinh đọc phần giới thiệu về nguồn gốc Truyện Kiều?
HS: Có nguồn gốc từ cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
GV: Tóm tắt ngắn gọn về tác phẩm?
Hs: lắng nghe
GV: yêu cầu hs tóm tắt lại tác phẩm Truyện Kiều?
HS: tóm tắt- nhận xét
Gv: cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm – 3p) Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật?
HS: thảo luận- trình bày
- Nội dung: Hiện thực và nhân đạo.
- Nghệ thuật: thơ lục bát, ngôn ngữ cổ điển, tả cảnh ngụ tình.
GV giới thiệu tranh ảnh chụp Kiều dịch sang tiếng Anh
GV: chốt giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
II. Tác phẩm Truyện Kiều
1. Nguồn gốc tác phẩm.
 Tác phẩm dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo về nghệ thuật miêu tả nhân vật, thiên nhiên.
 2. Tóm tắt tác phẩm: 3 phần.
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.
Kiều gặp Kim Trọng và tự do đính ước.
- Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
Gia đình Kiều bị vu oan, Kiều phải bán mình để chuộc cha và em trai.
- Phần 3: Đoàn tụ.
Sau 15 năm lưu lạc, Kiều trở về sum hợp với gia đình.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
 a/ Nội dung: 
+ Hiện thực: Phản ánh xã hội tàn bạo, bất công, số phận con người bị chà đạp.
+ Nhân đạo: Thông cảm với nỗi đau khổ, đề cao những phẩm chất tốt đẹp, khát vọng sống của con người.
b/ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, tự sự kết hợp miêu tả, ngôn ngữ ước lệ.
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
 Kể tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều theo 3 phần của tác phẩm
-Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học 
HS: 
 - Tóm tắt truyện
 - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ
HĐ4.Vận dụng mở rộng.
 Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du.
 4: Hướng dẫn về nhà : chuẩn bị bài ở nhà: chị em Thúy Kiều 
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
Kể tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều theo 3 phần của tác phẩm
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ.
 Nêu giá trị nội dung và nghệ thuât truyện kiều của Nguyễn Du?
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
Tuần 6 
Tiết 27
CHỊ EM THÚY KIỀU ( Trích Truyện Kiều )
 “ Nguyễn Du”
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ
 - Kiến thức.
 Đọc phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều
 Hiểu bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
 Hiểu cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
 - Kĩ năng.
 Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
 Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
 Có ý thức liên hệ văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
 Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.
- Thái độ.
 Hiểu được cách dùng ngôn ngữ mang tính ước lệ của tác giả khi miêu tả nhân vật, cảm nhận được cuộc đời của nhân vật qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả Nguyễn Du.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác, phân tích tiếp cận tác phẩm,
II. CHUẨN BỊ 
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Ôn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du.Nội dung và nghệ thuật của truyện kiều?
 3.Bài mới:
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Dẫn dắt vào bài: 
Mỗi tác giả đều có cách riêng để miêu tả vẻ đẹp của nhân vật, nhưng ở tác giả Nguyễn Du đã dùng ngòi bút của mình miêu tả rất riêng biệt về nhân vật, nhất là nghệ thuật cổ điển. 
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1.
GV : HD cho học sinh đọc phần giới thiệu về vị trí đoạn trích.
HS: Nằm ở phần: Gặp gỡ và đính ước
Gv: chốt vị trí đoạn trích và nói khái quát toàn bộ tác phẩm
I. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần I, đoạn trích giới thiệu về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều
*ND 2: 
GV hướng dẫn đọc đoạn thơ: chậm, chú ý các hình ảnh miêu tả Kiều và Vân.
GV:Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
HS: Chia làm 4 phần, thể hiện nội dung từng phần.
Nhận xét.
GV: Bốn câu đầu giới thiệu về vẻ đẹp của ai?
HS- Hai cô gái xinh đẹp, dáng thanh cao, tâm hồn trong sáng.
GV: Thể hiện qua những từ ngữ nào?
HS: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” vẻ đẹp hoàn hảo.
GV: Nghệ thuật được sử dụng?
HS : Miêu tả, ngôn ngữ ước lệ.
GV: Những câu thơ tiếp theo miêu tả chân dung của Vân qua đặc điểm nào?
HS: Nghiêm trang, vẻ cao sang.
GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nhận xét về ngôn ngữ ở đây?
HS: Mặt, mày, tóc, nụ cười, lời nói...Vẻ hòa hợp thiên nhiên “thua, nhường”. Miêu tả, hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ chọn lọc.
GV: Dự báo được gì về số phận của Thúy Vân về sau ?
HS: Cuộc đời Vân sẽ bình yên.
GV: Nhà thơ giới thiệu Kiều qua những câu thơ nào? Kiều bộc lộ qua những vẻ đẹp nào?
HS: Nhan sắc, tài năng, tình.
GV: Chân dung của Kiều miêu tả ở điểm nào?
HS: Miêu tả đôi mắt, đẹp nghiêng nước nghiêng thành, “hoa ghen, liễu hờn”.
GV : Còn tài năng của Kiều?
HS+ “tài đành họa hai”, ăn đứt mọi người.
GV: Không chỉ tài mà còn có cả tình nữa, ở câu thơ nào?
HS: sáng tác khúc Bạc mệnh. Cô gái đa sầu đa cảm.
GV: Vẻ đẹp đó so sánh với thiên nhiên như thế nào?
HS: Ghen, hờn.
GV: Dự báo được gì về số phận sau này của Kiều? 
HS : Cuộc đời lận đận.
GV: Em hãy cho biết cảm hứng nhân đạo của nhà thơ trong đoạn trích?
HS: Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp nhất để miêu tả hai người, trân trọng con người.
GV: chốt nét cơ bản về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều (4 câu).
- Ngôn ngữ ước lệ “tố nga, mai cốt cách...mười phân vẹn mười”
- Bằng bút pháp gợi tả chị em Kiều duyên dáng, thanh cao, vẻ đẹp hoàn hảo.
 2. Vẻ đẹp của Thúy Vân (4 câu)
- Trang trọng nổi bật vẻ cao sang quý phái người phụ nữ.
- Chân dung: khuôn mặt, nụ cười, giọng nói, màu da...mang nét đẹp hòa hợp với thiên nhiên “mây thua, tuyết nhường” 
=> Dự báo cuộc đời nàng hạnh phúc, bình yên về sau.
3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều (12 câu).
 - Vẻ đẹp: Đôi mắt “làn thu thủy” trong sáng, tinh anh, “nét xuân sơn” đôi mày cong trên gương mặt thanh tú. 
Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, khiến thiên nhiên phải “ghen, hờn”.
- Tài năng: cầm , kì, thi, họa ( nhất là tài đàn) vượt hẳn mọi người.
- Tình: Cung đàn Bạc mệnh => tâm hồn đa sầu đa cảm.
* Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa miêu tả vẻ đẹp Kiều.
 Dự báo số phận lận đận, đau khổ về sau.
ND 3: 
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
HS:
- Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn
GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
III. Tổng kết
 1.Ý nghĩa:ngợi ca vẽ đẹp và tài năng con người của tác giả Nguyễn Du.
 2. Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, hình ảnh ước lệ ca ngợi vẻ đẹp nhân vật. Đó chính là lòng yêu thương con người của tác giả.
*Ghi nhớ
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
 HS: Đọc diễm cảm bài thơ Chị em Thúy Kiều
GV: Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học.
HS: Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ
GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời .
HĐ4. Vận dụng mở rộng.
Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân ,Thúy Kiều?
 4.Hướng dẫn về nhà;
 chuẩn bị bài ở nhà: Sự phát triển từ vựng ( soạn và trả lời câu hỏi sgk)
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
Đọc diễm cảm bài thơ Chị em Thúy Kiều
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC:Vẻ đẹp của chị em Kiều?
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
Tuần 6: 
Tiết 28 CẢNH NGÀY XUÂN ( Trích Truyện Kiều )
 Nguyễn Du
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức. Kĩ năng .Thái độ.
- Kiến thức.
 Hiểu được nét độc đáo của cảnh ngày xuân và tâm trạng của chị em Thúy Kiều.
 Biết được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
 Hiểu được sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ.
- Kĩ năng
 Bổ sung kiến thức đọc –hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
 Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
 Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
 -Thái độ.
Yêu thiên nhiên đẹp qua ngòi bút miêu tả tài tình của Nguyễn Du.
 2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực tiếp cân văn bản, sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1.Ôn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Nêu vẻ đẹp của Kiều?
 3. Bài mới: 
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài 
 Nguyễn Du không chỉ dùng ngòi bút miêu tả nhân vật không mà còn miêu tả thiên nhiên cũng là bậc thầy của thơ ca. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên mà ta còn bắt gặp tâm trạng con người được gởi vào đó.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: 
GV hướng dẫn đọc: giọng vui tươi khi nói về mùa xuân, người đi trẩy hội, chậm lại khi buổi chiều tà.
- Cho học sinh đọc bài.
GV cho học sinh đọc phần giới thiệu về vị trí đoạn trích.
HS- Nằm ở phần đầu đoạn trích sau đoạn tả về chị em Thúy Kiều.
GV: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung?
HS: 3 phần.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức 
I.ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Vị trí đoạn trích 
Nằm ở phần đầu đoạn trích sau đoạn tả về chị em Thúy Kiều.
3. Bố cục: 3 phần
ND 2: 
GV: Để chỉ thời gian, nhà thơ miêu tả qua câu nào?
HS: “con én đưa thoi” qua nhanh của thời gian.
GV: Không gian ra sao?
HS- “Cỏ non xanh tận chân trời” rộng lớn.
- Cỏ non, cành lê trắng, hoa...
Gv: Tìm nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ?
Hs: trả lời
TÍCH HỢP BVMT:Vẻ đẹp độc đáo thơ mộng cảnh ngày xuân
Gv: chốt khung cảnh ngày xuân cùng nét nghệ thuật chấm phá của tác giả
GV- Bức tranh mùa xuân được gợi tả qua hình ảnh nào?- Nghệ thuật được sử dụng ở đây?
HS- Nghệ thuật ẩn dụ, miêu tả cảnh mùa xuân đẹp, sức sống.
GV: Ngày Thanh minh có những hoạt động nào?
HS: Tảo mộ và đạp thanh
GV: Tìm từ ngữ chỉ không khí lễ hội? Thuộc từ loại gì?
HS: Gần xa, nô nức, dập dìu, sắm sửa...=> đông vui, rộn ràng, tính từ, động từ, danh từ.
GV: Tìm nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ?
HS: trả lời
Gv: chốt khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cùng nét nghệ thuật chấm phá của tác giả
GV: Đối tượng du xuân ở đây là những ai? Khung cảnh lễ hội diễn ra như thế nào?
HS: Tài tử giai nhân. Khung cảnh diễn ra rất nhộn nhịp, háo hức.
GV: Cảnh vật buổi chiều gợi tả qua từ ngữ nào?
HS- “tà tà, thanh thanh” buổi chiều mau đến, yên lặng.
GV: Tâm trạng con người trước cảnh vật ấy? Tác giả sử dụng kiểu từ gì để thể hiện tâm trạng?
HS: “nao nao” bâng khuâng, xao xuyến, báo hiệu điều gì sắp xảy ra.
+ Kiểu từ láy.
GV: Giải thích thêm ở đây, Kiều đã gặp ngôi mộ Đạm Tiên bên đường, không ai chăm sóc và nàng đã rơi lệ:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
GV: Tìm nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ?
HS: trả lời
GV: Nhận xét, chốt kiến thức 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
 1. Khung cảnh ngày xuân.
- Thời gian “con én đưa thoi” => Vừa tả cảnh, ngụ ý thời gian trôi nhanh quá.
- Không gian “thiều quang, cỏ non xanh, cành lê trắng” => cảnh tinh khôi, màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng, thanh khiết.
* Nghệ thuật ẩn dụ, miêu tả cảnh ngày xuân tươi đẹp, đầy sức sống.
2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- Lễ tảo mộ: Sửa sang, thấp hương phần mộ người thân.
- Đạp thanh: Chơi xuân chốn đồng quê.
- Không khí lễ hội:
+ Gần xa, nô nức.
+ Yến anh, tài tử, giai nhân.
+ Sắm sửa, dập dìu.
=> Hình ảnh người đi lễ hội đông đúc, náo nhiệt.
* Bằng hình ảnh ẩn dụ, các từ loại (động từ, tính từ, danh từ) miêu tả lễ hội nhộn nhịp, tưng bừng.
3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- Thời gian “tà tà” một ngày xuân nữa sắp qua đi.
- Các từ “thanh thanh, thơ thẩn, nao nao” => từ láy gợi tả tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến về một ngày xuân đang còn mà linh cảm có điều gì sắp xảy ra.
Hoạt động 3: 
GV: Cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
HS:
- Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận
GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
HS: Đọc ghi nhớ sgk
GV: Chốt kiến thức
III. TỔNG KẾT
 Bằng các biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh. Nguyễn Du miêu tả cảnh ngày xuân đẹp, tâm trạng con người trước cảnh vật.
* Ghi nhớ (SGK).
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
*Mục tiêu: 
- Đọc diễm cảm bài thơ Cảnh ngày xuân
- Kĩ năng đọc diễm cảm
- Tích cực xây dựng bài
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
 Đọc diễm cảm bài thơ Cảnh ngày xuân
HS: 
 - Đọc diễm cảm bài thơ
HĐ4.Vận dụng mở rộng.
Viết đoạn văn cảm nhận cảnh ngày xuân qua đoạn trích.
4: Hướng dẫn về nhà
 chuẩn bị bài ở nhà: Kiểu ở lầu Ngưng Bích ( soạn và trả lời câu hỏi sgk)
 - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
Đọc diễm cảm bài thơ Cảnh ngày xuân
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.Nêu nội dụng và nghệ thuật của bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
TUẦN 6: Tiết 29
 THUẬT NGỮ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức.
 - Biết được khái niệm thuật ngữ.
 - Hiểu những đặc điểm của thuật ngữ.
- Kĩ năng.
 Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
 - Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ. 
- Thái độ.
 Biết dùng thuật ngữ phù hợp theo từng lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Có ý thức tìm từ thuật ngữ ở các ngành khoa học, công nghệ.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực giải quyết vấn đề , hợp tác,
II- CHUẨN BỊ 
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu những cách phát triển nghĩa của từ vựng? Cho ví dụ.
 3.Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài 
 Trong các lĩnh vực chuyên môn để đảm bảo nguyên tắc chính xác, chặt chẽ, rõ ràng thì người ta thường dùng từ ngữ để khái niệm. Thường gọi đó là Thuật ngữ. 
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1
GV cho học sinh đọc ví dụ/87.
GV- Cùng một từ có hai cách giải thích. Cần có những kiến thức nào để giải thích?
HS- cách 1: giải thích thông thường.
 - cách 2: cần phải nghiên cứu, cân bằng phương trình 
GV- Cách giải thích nào cần đến kiến thức hóa học?
HS - cách 2 kiến thức Hóa học.
GV+ Đọc các định nghĩa ở bài tập 2/ 88.
GV- Nhận xét các định nghĩa này thuộc các môn học nào? Nội dung từ biểu thị ở đây như thế nào?
HS- Nội dung chính xác, rõ ràng.
GV- Dùng trong các văn bản nào?
HS- Dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.
VD: Từ “Bụng” dùng trong môn Sinh học.
GV: thuật ngự là gì?
Hs: trả lời
GV chốt lại ghi nhớ.
I- Thuật ngữ là gì?
1- Tìm hiểu ví dụ (SGK/ 87)
Câu 1: So sánh.
+ Cách 1: Giải thích thông thường.
+ Cách 2: Cần có kiến thức về Hóa học.
Câu 2: Nhận xét các định nghĩa.
- Địa lí.
- Hóa học.
- Văn học.
- Toán học.
* Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ mang tính chính xác.
2. Ghi nhớ (SGK).
ND 2 
GV: Các thuật ngữ trên còn có định nghĩa nào khác không?
HS: Một thuật ngữ chỉ có một khái niệm.
GV: Em rút ra được đặt điểm gì của thuật ngữ?
HS – trả lời.
- Đọc câu 2/ 88.
Gv: Từ “muối” nào là thuật ngữ? Từ nào có sắc thái biểu cảm?
HS+ a/ Thuật ngữ.
 + b/ Tình cảm con người.
GV: Vậy thuật ngữ có thêm đặc điểm gì nữa?
HS: Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
GV chốt lại ghi nhớ.
II- Đặc điểm của thuật ngữ.
1. Tìm hiểu ví dụ (SGK/ 88).
Câu 1: Các thuật ngữ trong phần I.2 chỉ có một nghĩa.
* Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
Câu 2: Nghĩa từ “muối”.
a/ Muối: thuật ngữ => không có tính biểu cảm.
b/ Muối: Tình cảm sâu nặng => có sắc thái biểu cảm.
2. Ghi nhớ (SGK)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: Gọi 3 HS đọc BT 1,2,5
 Chia nhóm cho HS hoạt động (3p)
 Nhóm 1,2,3:BT 1,5
 Nhóm 4,5,6: BT2,5
- Quan sát, giúp đỡ.
- Cho các nhóm đại diện lên bảng trình bày
- Chốt kiến thức BT
HS: HS đọc các BT theo yêu cầu
 - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
 -Nhấn mạnh nội dung của thuật ngữ
HĐ4.Vận dụng mở rộng.
 Tìm thuật ngữ lien quan đến nghành y.
4. Hướng dẫn về nhà
 - Chuẩn bị bài : Cảnh ngày xuân ( soạn câu hỏi sgk)
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
III. Luyện tập.
Bài 1: Điền từ thích hợp.
- Lực.
- Xâm thực.
- Hiện tượng hóa học.
Bài 2. Nhận xét.
- Điểm tựa (Vật lí): Điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
- Điểm tựa trong khổ thơ là niềm tin hy vọng vào lịch sử (không phải thuật ngữ).
Bài 5: Giải thích.
Thuật ngữ “thị trường” không vi phạm, vì ở đay được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.Nêu đặc điểm của thuật ngữ ,thuật ngữ văn học?
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
	Tuần :6
 Tiết :30	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1- VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức . Kỹ năng. Thái độ:
 - Kiến thức
Viết được một bài văn TM có sử dụng một số BPNT và yếu tố miêu tả.
 - Kỹ năng:
 Nhận biết ,sửa chữa các lỗi sai trong bài viết.
 - Thái độ:
 Có ý thức nghiêm túc, tự giác rút kinh nghiệm.
2. Hình thành năng lực cho HS
 Trung thực
Năng lực thực hành, sử dụng ngôn từ,.
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. GV: Lập dàn bài chi tiết, nhận xét ưu nhược điểm của bài viết
 2. HS: Xem lại bài viết tập làm văn số 1.Đọc và sửa chữa
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không	
 3. Bài mới
HĐ1: Tìm hiểu thực tiển: giới thiệu đặc điểm văn thuyết minh.
HĐ2: Trả bài
A. Đề: Ở Việt Nam có thế mạnh là nông nghiệp, đóng vai trò chính đó là cây lúa. Em hãy giới thiệu về cây lúa Việt Nam và đặt nhan đề cho bài viết.
 B. ĐÁP ÁN: 
 - Bài viết phải có đầy đủ ba phần:
 1. Mở bài: Giới thiệu được vị trí cây lúa trong đời sống con người và phát triển kinh tế đất nước. (2,0 điểm)
 2. Thân bài: (7,0 điểm)
 + Giới thiệu về nguồn gốc cây lúa nước. (2,0 điểm)
 + Lợi ích của cây lúa ( đời sống tinh thần, vật chất) (2,0 điểm)
 + Chủng loại của lúa. (1,0 điểm)
 + Giá trị của cây lúa trong đời sống kinh tế. (2,0 điểm)
 3. Kết bài: (1,0 điểm)
 Khẳng định vai trò của cây lúa hôm nay và mai sau.
C. Thang điểm
- Điểm 9,0-10,0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy
- Điểm 7,0-8,0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, sai 1-2 lỗi chính tả.
- Điểm 5,0- 6,0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, sai 3-4 lỗi chính tả.
- Điểm 3,0 - 4,0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, câu văn còn lủng củng, sai 5- 6 lỗi chính tả.
- Điểm 1,0 – 2,0: Bài viết có bố cục chưa rõ ràng, chưa đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, câu văn còn lủng củng, sai trên 6 lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bài viết bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề
HĐ3: Nhận xét
Ưu điểm: 100% bài viết bố cục đảm bảo
Cơ bản nêu được đặt điểm tri thức đối tượng
Một số bài có vận dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật
Nhược điểm: Một số bài viết còn sơ sài
Sai lỗi chính tả
Phần nội dung sắp xếp còn lộn xộn
Một số bài viết còn lạm dụng sách tham khảo
Một số bài viết không vận dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật
HĐ4 Vận dụng mở rộng
 Nêu một số lỗi cần tránh trong bài văn thuyết minh
4. Hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới
 Chuẩn bị văn bản Kiều ở lầu Ngân Bích ( theo câu hỏi sách giáo khoa).
 Xem và sữa lại bài viết.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC 
 Nêu tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................. ...
Ninh Qưới, ngày 14 tháng 09 năm 2019
 KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_6_nam_hoc_2019_2020.doc