Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức. . Kĩ năng. Thái độ.

 - Kiến thức

  Hiểu được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

  Hiểu được  hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

  Hiểu được ý nghĩa của sự phát triển từ vựng là do nhu cầu xã hội phát triển, cách phát triển từ vựng dựa trên cơ sở nghĩa gốc.

-  Kĩ năng.

 Nhận biết ý nghĩa của các từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

 Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tư từ ẩn dụ, hoán dụ.

-Thái độ.

Ý thức hợp tác xây dựng bài tốt, tự hào yêu tiếng mẹ đẻ.

2. Hình thành năng lực cho HS

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác,…

II. CHUẨN BỊ   

    1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....

    2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

  1. Ôn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp? Cho ví dụ.
  3. Bài mới

HĐ1. Hoạt động khởi động: 

GV: giao nhiệm vụ kiểm tra, nhận xét cho điểm

HS: Lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét

GV: Dẫn dắt vào bài: Thời đại ngày một phát triển, cuộc sống cũng dần thay đổi. Chính vì vậy mà ngay cả ngôn ngữ trong giao tiếp cũng xuất hiện thêm từ ngữ mới cho phù hợp.

doc 12 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020
Ngày soạn 1/9/2019
TUẦN 5
Tiết 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức. . Kĩ năng. Thái độ.
 - Kiến thức
 Hiểu được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
 Hiểu được hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
 Hiểu được ý nghĩa của sự phát triển từ vựng là do nhu cầu xã hội phát triển, cách phát triển từ vựng dựa trên cơ sở nghĩa gốc.
- Kĩ năng.
 Nhận biết ý nghĩa của các từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
 Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tư từ ẩn dụ, hoán dụ.
-Thái độ.
Ý thức hợp tác xây dựng bài tốt, tự hào yêu tiếng mẹ đẻ.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ 
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Ôn định lớp
Kiểm tra bài cũ : Thế nào là cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp? Cho ví dụ.
Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: giao nhiệm vụ kiểm tra, nhận xét cho điểm
HS: Lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét
GV: Dẫn dắt vào bài: Thời đại ngày một phát triển, cuộc sống cũng dần thay đổi. Chính vì vậy mà ngay cả ngôn ngữ trong giao tiếp cũng xuất hiện thêm từ ngữ mới cho phù hợp.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
GV cho học sinh đọc bài.
GV: Từ “kinh tế” trong “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” có nghĩa là gì?
HS: “Kinh tế”: kinh bang tế thế, trị nước cứu đời.
GV: Ngày nay ta hiểu nó có giống vậy không?
HS: Phát biểu
GV+ Vậy nghĩa của từ biến đổi do đâu?
HS: Trình bày 
GV cho ví dụ.
GV: Cho học sinh đọc câu tiếp theo.
GV: Nghĩa của từ “xuân”? Từ nào nghĩa gốc?
HS: Giải thích nghĩa của từ xuân 
GV: Nhận xét.
- Tương tự giải nghĩa từ “tay”.
HS+ Từ “tay 1” là nghĩa gốc.
GV: Phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nào? Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ?
HS : Nghĩa gốc. Có 2 phương thức.
GV chốt lại ghi nhớ.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ.
1. Sự biến đổi nghĩa của từ.
* Ví dụ (SGK)
- Kinh tế trong “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”: kinh bang tế thế.
- “Kinh tế” ngày nay: hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm, vật chất , của cải.
-> Do xã hội phát triển, nghĩa cũ của từ bị mất đi và nghĩa mới được hình thành.
2. Sự phát triển nghĩa của từ. 
* Ví dụ (SGK)
a/ - Xuân 1: mùa xuân.
 - Xuân 2: tuổi trẻ. (ẩn dụ)
=> Xuân 1 là nghĩa gốc.
b/ - Tay 1: Bộ phận cơ thể
 - Tay 2: chỉ người chuyên hoạt động và giỏi một nghề. (hoán dụ)
=> Tay 1 là nghĩa gốc.
+ Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.
+ Có hai phương thức chuyển nghĩa của từ: ẩn dụ và hoán dụ.
*.Ghi nhớ (SGK)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: Tổ chức thảo luận nhóm cặp đôi – 3 phút làm bt 1
HS: Thảo luận, đại diên nhóm lên bảng làm bt
 HS : Theo dõi và nhận xét, bổ sung
HĐ4.Vận dụng mở rộng: Phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nào? Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ?
.HDHS làm bt 2,4
HS: Thực hiện theo yêu cầu
4.Hướng dẫn về nhà
 chuẩn bị bài : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
II. Luyện tập
Bài 1: Nhận xét.
a/ chân: nghĩa gốc
b/ chân: phương thức hoán dụ.
c/ và d/ : phương thức ẩn dụ.
Bài 2:
Từ “trà” trong những cách dùng: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô...=> nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ.
Bài 4: Giải thích.
Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.
IV. ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ: Nghĩa của từ biến đổi do đâu?
V. RÚT KINH NGHIỆM 
TUẦN 5 : Tiết 22
 Hướng dẫn đọc thêm
 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Vũ trung tùy bút)
 Phạm Đình Hổ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
 - Kiến thức
 Hiểu được thể văn tùy bút thời trung đại.
 Biết cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
 Hiểu những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
 - Kĩ năng.
 Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại.
 Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh.
 - Thái độ.
 Nhận biết và tìm hiểu thêm về cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, thời kì chiến tranh phong kiến vua tôi chỉ lo ăn chơi và ra sức vơ vét của dân.
 2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác,
II- CHUẨN BỊ 
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu những vẻ đẹp của Vũ Nương? Cảm nhận về thân phân người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
 3.Bài mới. 
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Dẫn dắt vào bài: 
 Chúa Trịnh Sâm ngay từ khi mới lên ngôi là người thông minh, sáng suốt. Nhưng khi đất nước được yên ổn thì sa vào cảnh ăn chơi hưởng lạc cho riêng mình. 
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: GV: Hướng dẫn đọc: nhấn mạnh thói ăn chơi của chúa, giọng căm tức bọn quan lại.
HS: Đọc - Nhận xét.
GV: chia nhóm cho hs đọc diễn cảm ( 5 p)
- Nhóm 1,2,3: đọc phần 1
- Nhóm 4,5,6: đọc phần 2
HS: cử 1 thành viên đọc diễn cảm sau đó cả nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm
GV: Nhận xét
Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu từ khó sgk
HS: đọc chú thích sgk:
Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả?
HS: trả lời
GV: Nêu xuất xứ của tác phẩm
Hs: trả lời
HS: Đọc từ khó
? Hãy cho biết văn bản được viết theo thể loại gì?
HS: trả lời
GV: Văn bản chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn.
HS: Gồm 2 đoạn.
GV: chốt nét chung về tác phẩm
I.Đọc, tìm hiểu chung
 1.Đọc 
2.Tìm hiểu chung
 a.Tác giả: (1768- 1839), tỉnh Hải Dương. 
 Đến thời nhà Nguyễn (Minh Mạng) vua vời ông ra làm quan.
2. Tác phẩm:
 Xuất xứ
Viết bằng chữ Hán, đầu khoảng thế kỉ XIX.
c. Thể loại : Tùy bút.
d. Bố cục: Gồm 2 đoạn.
ND 2: 
GV: tổ chức cho hs thảo luận nhóm 
- Nhóm 1, 2, 3: Tìm chi tiết nói về cách ăn chơi của chúa Trịnh?
- Nhóm 4,5,6: tìm chi tiết nói về hành động của bọn hoạn quan?
HS: thảo luận nhóm- cử đại diện nhóm trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
HS: thực hiện
GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
GV: chốt nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn bản
II. Nội dung và nghệ thuật của văn bản
 1. Nội dung
a. Cách ăn chơi của chúa Trịnh.
- Sở thích: Chời đèn đuốc, ngự ở li cung, ..
=> lãng phí tiền của.
- Giải trí: giải trí lố lăng, hao tốn, xa xỉ.
- Khu vườn: thú vui riêng cho mình.
b. Hành động của bọn hoạn quan.
- Cướp của dân, dọa nạt và biên vào “phụng thủ” các vật quý hiếm.
- Nhờ gió bẻ măng, vừa ăn cướp vừa la làng => vơ vét cho vào túi riêng.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể, miêu tả thói ăn chơi của chúa và báo hiệu sự sụp đổ của triều đại chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc.
- Ngôn ngữ chân thật phê phán bọn bất tài, xu nịnh.
* Ghi nhớ ( SGK ).
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố:
 Đọc diễn cảm văn bản : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
HĐ4.Vận dụng mở rộng: Nêu đặc trưng cơ bản của thể loại tùy bút.
HS: Thực hiện theo hd
4. Hướng dẫn về nhà:hs học bài, chuẩn bị bài
“ Hoàng Lê nhất thống chí”
HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn 
III. Luyện tập
Đọc diễn cảm văn bản : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
V. RÚT KINH NGHIỆM 
....................................................
Tuần 5: Tiết 22 , 23 
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 ( Hồi thứ mười bốn )
 Ngô Gia Văn Phái
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
 - Kiến thức
 Đọc và tóm tắt được tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.( Tiết 1)
 Hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái.( Tiết 1)
 Hiểu được đôi nét về người anh hùng Nguyễn Huệ .( Tiết 1)
 Biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. .( Tiết 2)
 Nắm vựng chi tiết cơ bản về cuộc chiến công thần tốc của vua Quang Trung. .( Tiết 2)
 - Kĩ năng.
Cảm nhấn sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
 Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
 Kĩ năng phân tích nhân vật
- Thái độ.
 Tự hào về trang lịch sử vẻ vang của thời đại Quang Trung, cảm phục sự mưu trí, cách dùng binh của Nguyễn Huệ. 
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực tiếp cân văn bản, đọc hiểu văn bản, ......
II. CHUẨN BỊ.
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH.
 1. Ôn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu những thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh? Dự báo điều gì?
 3. Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Dẫn dắt vào bài: Đất nước Việt Nam luôn tự hào về truyền thống dân tộc dựng nước và giữ nước. Bên cạnh đó ta không thể nào quên những nhà quân sự cầm quân lỗi lạc tài ba. Nhưng với cách đánh trận thần tốc thì ta không thể nào quên anh hùng Nguyễn Huệ.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức 
* ND 1: GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc chậm, nhấn mạnh ở lời dẫn trực tiếp
GV: Đọc mẫu một đoạn.
HS- Đọc tiếp
HS: đọc chú thích sgk:
GV: nêu vài nét sơ lược về tác giả?
HS: trả lời
GV: Cho biết Hoàng Lê nhất thống chí được viết vào thời điểm nào?
Hs: trả lời
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó
SGK
GV: thể loại văn bản?
Hs: chí
GV : Phân tích nhan đề của tác phẩm:
HS: trình bày
GV: Phương thức biểu đạt tác phẩm?
HS: Tự sự
GV: Hướng dẫn hs tóm tắt văn bản. 
HS: tóm tắt
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
I.Đọc, Tìm hiểu chung
 1. Đọc 
2. Tìm hiểu chung
 a. Tác giả: 
- Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, tỉnh Hà Tây.
- Tác giả chính: Ngô Thì Chí (1753-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840) Làm quan thời nhà Lê, dưới triều nhà Nguyễn.
 b. Tác phẩm: 
a. Hoàn cảnh sáng tác
Viết từ cuối triều Lê đến đầu triếu Nguyễn
c. Thể loại
- Thể chí: một thể văn ghi chép sự vật, sự việc, vừa có tính văn học vừa có tính lịch sử vừa mang tính triết lí
- Tiểu thuyết chương hồi. Viết bằng chữ Hán.
d. Nhan đề
Hoàng Lê nhất thống chí: ghi chép việc thống nhất đất nước của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh
- Hồi thứ 14: Ca ngợi chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung và sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống
d. Phương thức biểu đạt: tự sự
e. Tóm tắt
*ND 2: 
GV: Khi hay tin vua Lê thụ phong, quân Thanh đến Thăng Long. Thái độ của Nguyễn Huệ ntn?
HS: Nhận được tin rất tức giận, định cầm quân đi ngay.
GV: Tiếp theo nữa là hành động ra sao? 
HS:Tế cáo trời đất, lên ngôi vua.
- Xuất quân đánh giặc ( 25 tháng chạp năm Mậu Thân -1788), hành động quyết đoán, táo bạo.
GV: Tại sao ra đến Nghệ An vua lại lắng nghe ý kiến Nguyễn Thiếp? Cuộc gặp gỡ đã phân tích vấn đề gì?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
GV: Cho HS thảo luận (cặp đôi 2 bạn – 2p) Em hiểu ý nghĩa lời phủ dụ của vua Quang Trung như thế nào?
HS: đại diện nhóm trình bày- nhận xét
GV: Vua Quang Trung nhận xét về các tướng ra sao?
HS: Quân thua chém tướng, nhưng các người là võ tướng không có mưu lược, khen chê đúng lúc.
GV: Qua đó bộc lộ lên người là con người có trí tuệ như thế nào? 
HS : sáng suốt, biết cách dùng người.
GV: Đưa ra sách lược gì sao khi thắng trận để đối phó nhà Thanh?
+ Khẳng định đây là một con người có tầm nhìn ntn?
( Không chỉ là nhà quân sự mà còn là nhà chính trị, ngoại giao.)
HS - tầm nhìn xa trông rộng.
Gv: chốt hình ảnh lẫy lừng của vua Quang Trung qua tác phẩm
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Hay tin quân Thanh chiếm đóng Thăng Long thì Nguyễn Huệ không hề nao núng,định cầm quân đi ngay.
- Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế.
- Cầm quân đi đánh giặc.
=> Hành động quyết đoán.
- Lắng nghe ý kiến của Nguyễn Thiếp. Phân tích tình hình giữa quân ta và địch.
- Tuyển và duyệt binh lính.
- Dùng lời nói phủ dụ quân lính => cách đánh vào lòng người.
- Khen chê tướng sĩ đúng lúc => cách dùng người và khích lệ tướng sĩ.
=>Trí tuệ nhạy bén, sáng suốt.
- Chưa đánh nhưng biết sẽ thắng và có sách lược ngoại giao về sau => tầm nhìn xa trông rộng.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
GV : Vua Quang Trung xuất binh vào ngày nào và ấn định ngày nào thắng lợi?
HS Phát hiện qua các dữ kiện.
GV: Vì sao người lại chọn đánh giặc vào những ngày tết?
HS: Trả lời.
GV: Cách bố trí quân sĩ hành quân như thế nào? Tổ chức đánh trận như thế nào?
HS Chia quân làm năm đạo, hàng ngũ chỉnh tề, đi suốt ngày đêm. Dùng loa truyền để tạo tiếng vang, ghép ván phủ rơm để ngăn tên...
GV: Hình ảnh vua Quang Trung trong trận đánh?
HS: Cưỡi voi, đích thân ra trận đốc thúc quân sĩ.
GV: Kết quả của trận đánh?Em hãy so sánh với kế hoạch đã đề ra ban đầu?
HS: Quân ta toàn thắng vào ngày mồng 5.( vượt kế hoạch 2 ngày).=> Trận đánh thân tốc.
GV: Qua đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để khắc họa hình ảnh Quang Trung?
HS- Kể, miêu tả về hành động sáng suốt trong trận đánh với quân Thanh của vua Quang Trung.
* TÍCH HỢP GDQP: Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến thắng ĐBP thể hiện sự mạnh mẽ, vẻ vang chiến công của quân ta
HS: Lắng nghe
GV: Khi kéo quân sang đóng ở Thăng Long, bọn Tôn Sĩ Nghị có hành động gì?
HS+ Kiêu căng, ăn chơi.
- Khi hay tin quân ta kéo đến Thăng Long thì chúng có hành động gì?
HS: Sợ mất mật, ngựa không đóng yên, không mặc áp giáp tháo chạy...
GV: Tương tự vậy, số phận bọn bán nước cũng như thế nào?- Em thấy giọng văn khi miêu tả về nhà Lê có gì đặc biệt?
HS Vua Lê và bọn nịnh thần cũng bỏ chạy thoát thân. Giọng trầm buồn, ngậm ngùi thương sót.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức 
2. Cuộc hành quân thần tốc.
- Ngày 30 tháng chạp ăn tết và mồng 7 tháng giêng chiến thắng.
- Năm đạo quân, hàng ngũ chỉnh tề và đi suốt ngày đêm.
- Dùng loa tạo tiếng vang, ghép ván phủ rơm để ngăn tên, dàn thành chữ nhất.
- Đích thân vua Quang Trung làm tiên phong.
- Ngày mồng 5 đã đánh đuổi 20 vạn quân Thanh.
=> Quân ta toàn thắng.
* Nghệ thuật kể, miêu tả chân dung người anh hùng Quang Trung, nhà quân sự tài ba, hiên ngang, xuất chúng là niềm tự hào của dân tộc.
3. Sự thảm bại của bọn cướp nước và bọn bán nước.
a/ Bọn cướp nước.
- Kiêu căng, ăn chơi hưởng lạc.
- Tin quân Tây Sơn kéo đến sợ mất mật, tháo chạy thoát thân => sự thất bại nhục nhã.
b/ Bọn bán nước
Vua Lê và bọn nịnh thần cũng vội vã chạy trốn sang nhà Thanh => bất tài, vô dụng .
ND 3: 
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
HS:
- Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận.
GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
HS: Đọc ghi nhớ sgk
GV: Chốt kiến thức
III. Tổng kết
 Nghệ thuật kể, miêu tả về anh hùng Quang Trung và giọng văn trầm buồn, chua xót khi nói đến vua Lê.
* Ghi nhớ (SGK)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
 - Tóm tắt văn 
GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS
HĐ4.Vận dụng mở rộng:Trình bày hiểu biết của em về thể loại của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí?
 4. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà: Sự phát triển của từ vựng ( soạn và trả lời câu hỏi sgk)
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
Tóm tắt văn bản Hoàng Lê nhất thống chí 
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC; Nêu cảm nhận của em về Nguyễn Huệ trong trận đánh.
V. RÚT KINH NGHIỆM 
....................................................
Tuần 5
Tiết 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức. . Kĩ năng. Thái độ.
- Kiến thức
 Hiểu được việc tạo từ ngữ mới.
 Biết cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Kĩ năng.
 Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
 Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
- Thái độ.
 Biết dùng từ thích hợp, đặc biệt là việc mượn từ nước ngoài dành cho khi dùng mang tính chất khái niệm, thể hiện sự trang nhã, lịch sự. 
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực giải quyết vấn đề , hợp tác,
II. CHUẨN BỊ 
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ Yêu cầu bài cũ:Sự phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nào? Cho ví dụ.
 3.Bài mới
 HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài: 
 Ngoài các cách phát triển trên, bên cạnh đó còn những cách khác để phát triển nghĩa của từ nhằm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sông hiện đại.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức
* ND1
GV: cho học sinh đọc ví dụ. Tìm các từ ngữ mới được hình thành (x + y)?
HS: Điện thoại di động, kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ, đặc khu kinh tế.
GV: Giải thích nghĩa các từ mới được hình thành?
HS: giải thích.
GV- Cho học sinh cấu tạo theo mô hình ( x+ tặc) ?
HS+ Lâm tặc, hải tặc, gian tặc..
GV: Cho biết việc tạo từ ngữ mới có tác dụng gì?
HS: Vốn từ ngữ tăng lên.
GV: Chốt ghi nhớ sgk
I Tạo từ ngữ mới.
1. Tìm hiểu ví dụ (SGK/72)
(a) Từ ngữ mới:
- Điện thoại di động: loại vô tuyến nhỏ, sử dụng trong vùng phủ sóng.
- Kinh tế tri thức: kinh tế dựa vào sản xuất, lưu thông sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động của trí tuệ mang lại.
(b) Tạo từ mới: x + tặc
Lâm tặc, hải tặc, không tặc...
=> Tạo từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên là cách để phát triển từ vựng.
2. Ghi nhớ (SGK).
ND 2: 
- Hợp tác, tích cực xây dựng bài mới
GV: Đọc 2 đoạn văn trong SGK. Tìm từ ngữ Hán Việt trong hai đoạn văn?
HS : Phát hiện và trả lời.
GV: Tại sao lại sử dụng từ ngữ Hán Việt?
HS: Do tiếng ta không biểu thị hết sắc thái tình cảm tinh tế.
GV: cho HS đọc vd 2.
GV: Dùng từ nào để chỉ các khái niệm trên?
HS - a/ AIDS
 b/ Makét ting
VD: WTO, IMF, FAO...
GV: Khi nào ta mượn các từ ngữ nước ngoài?
HS : Dùng để chỉ các thuật ngữ .
GV chốt lại ghi nhớ.
II- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
1. Ví dụ 1: Từ Hán Việt.
(a) thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
(b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
=> mượn từ Hán cũng là cách phát triển từ vựng.
2 .Ví dụ 2.
+ AIDS
+ Maketting
=> có nguồn gốc Châu Âu..
* Ghi nhớ (SGK)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: Gọi 2 HS đọc BT 1,2
 Chia nhóm cho HS hoạt động (3p)
 Nhóm 1,2,3:BT 1
 Nhóm 4,5,6: BT2
HS: HS đọc các BT theo yêu cầu
 - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
GV: Quan sát, giúp đỡ.
HS: Cho các nhóm đại diện lên bảng trình bày
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
HĐ4.Vận dụng mở rộng Cho biết việc tạo từ ngữ mới có tác dụng gì?
4: Hướng dẫn về nhà
 chuẩn bị bài : Truyện kiều của Nguyễn Du( soạn câu hỏi sgk)
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
III- Luyện tập.
Bài 1:
(a) x + học
Toán học, khoa học...
(b) x + trường
Chiến trường, lâm trường...
Bài 2: Tìm từ mới
- Cơm bụi: cơm bán trong các quán lá nhỏ, tạm bợ.
- Đường cao tốc: đường có chất lượng cao, xe chạy 100 km/h.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC: Khi nào nên mượn từ ngữ nước ngoài
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
Ninh Quơi, ngày 07 tháng 09 năm 2019
KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_5_nam_hoc_2019_2020.doc