Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
- Kiến thức
Đọc, tìm hiểu nét chung về tác giả, tác phẩm ( T1)
Nắm vững cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì ( T1)
Hiểu hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ (T2)
Biết được sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. ( T2)
- Kĩ năng.
Vận dụng kiến thức đã học để học – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyện truyền kì.
Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
Kể lại được truyện.
- Thái độ.
Biết thông cảm với những nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Học tập những vẻ dẹp truyền thống của người phụ nữ xưa: chung thủy, đảm đang, tháo vát.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực tiếp cân văn bản, đọc hiểu văn bản, ......
II- CHUẨN BỊ
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020
Ngày soạn:22/08/2019 Tuần 04 Tiết 16-17 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ. - Kiến thức Đọc, tìm hiểu nét chung về tác giả, tác phẩm ( T1) Nắm vững cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì ( T1) Hiểu hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ (T2) Biết được sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. ( T2) - Kĩ năng. Vận dụng kiến thức đã học để học – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyện truyền kì. Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. Kể lại được truyện. - Thái độ. Biết thông cảm với những nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Học tập những vẻ dẹp truyền thống của người phụ nữ xưa: chung thủy, đảm đang, tháo vát. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực tiếp cân văn bản, đọc hiểu văn bản, ...... II- CHUẨN BỊ 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv..... 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa. III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ :Trình bày những nhiệm vụ của các cấp chính quyền và người dân đối với trẻ em hôm nay? - Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần. - Đảm bào quyền bình đẳng giữa trẻ em trai và gái. - Phổ cập giáo dục cho tất cả các em. - Hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện cho các em học tập - Bảo vệ mọi quyền lợi của trẻ em đã được thể hiện trong CULHQ về quyền trẻ em. - Thương chăm sóc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt 3.Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động GV: Dẫn dắt vào bài: Phụ nữ luôn là đề tài, nguồn cảm hứng dành cho các nhà văn, thơ dù ở bất kì thời đại nào. Nhưng có lẽ người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù tài giỏi, thủy chung nhưng vẫn bị đối xử bất công trước những định kiến của xã hội. HS: Tập trung tiếp cận bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: I Tìm hiểu chung GV: yêu cầu hs đọc phần chú thích sgk HS: đọc GV: Nêu vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ? HS: Trình bày GV: Cho HS nêu xuất xứ của tác phẩm? Hs: Viết bằng chữ Hán, trích truyện thứ 16 của “Truyền kì mạn lục”. GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc chậm, diễn cảm GV: Đọc mẫu một đoạn. HS- Đọc tiếp GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó sgk GV: Xác định thể loại văn bản? HS- Truyện truyền kì. GV: Em thấy cách xây dựng tình huống có gì đặc biệt? -HS trả lời. GV: Văn bản được chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn? HS: 3 đoạn. GV: chốt nét cơ bản về tác giả, xuất xứ của tác phẩm I.ĐỌC TÌM HIỂU CHUNG 1.Đọc 2.Tìm hiểu chung a- Tác giả: - Nguyễn Dữ (? - ?) sống ở thế kỉ XVI, là người học rộng, tài cao. - Bất mãn với xã hội phong kiến ông làm quan 1 năm, sau đó từ quan về ở ẩn. b- Tác phẩm: Viết bằng chữ Hán, trích truyện thứ 16 của “Truyền kì mạn lục”. 3. Đọc, tìm hiểu từ khó c. Thể loại. Truyện truyền kì. d. Bố cục: 3 phần ND 2 GV cho HS làm việc cá nhân: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? HS - Trong cuộc sống vợ chồng. - Khi xa chồng. - Khi bị chồng nghi oan. GV cho HS làm việc cá nhân: -Trong cuộc sống vợ chồng, nàng có cách ứng xử ra sao? HS: Sống trong gia đình nàng luôn giữ gìn khuôn phép. GV cho HS làm việc cá nhân: Vũ Nương là một người phụ nữ như thế nào? HS: Trả lời GV cho HS làm việc cá nhân: Ngày tiễn chồng đi lính nàng đã nói gì? HS- Nàng chỉ mong chồng trở về bình an. GV cho HS làm việc cá nhân: - Qua đó thể hiện được tình cảm gì của nàng? HS- Thương chồng, hiểu nỗi nguy hiểm ở chiến trường. GV cho HS làm việc cá nhân:: Những ngày sống xa chồng, tâm trạng của nàng ra sao? Tìm những hình ảnh thể hiện tâm trạng đó? Nghệ thuật gì được sử dụng ở đây? HS- “ bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi..” Nghệ thuật ước lệ tương trưng, văn biền ngẫu. GV cho HS làm việc cá nhân:: Đối với mẹ chồng nàng cư xử như thế nào? HS: Chăm sóc thuốc thang, bái thần phật. GV cho HS làm việc cá nhân:: Lời trăng trối của bà mẹ chồng cũng là lời nhận xét như thế nào về Vũ Nương? HS- Lời nhận xét khách quan về công lao của nàng đối với gia đình chồng. Gv: chốt phẩm chất đức hạnh của Vũ Nương II TÌM HIỂU VĂN BẢN 1- Nhân vật Vũ Nương a- Trong cuộc sống vợ chồng: Luôn giữ gìn khuôn phép, không để thất hòa => Đức hạnh vẹn toàn. b- Khi tiễn chồng đi lính: Không mong ấn phong hầu, áo gấm mà chỉ cần bình yên =>Ước mơ cuộc sống bình thường. c- Khi xa chồng - “...bướm lượn...mây che kín núi”, hình ảnh ước lệ diễn tả nỗi nhớ thương chồng => chung thủy. - Chăm sóc mẹ chồng chu đáo như mẹ ruột => con dâu hiếu thảo , đảm đang, tháo vát. CHUYỂN SANG TIẾT 17 GV cho HS làm việc cá nhân: Lời nói của ai mà tác động mạnh đến Trương Sinh khi nghe về vợ? Vì sao? Hs: - Lời nói của bé Đản. Vì lời con trẻ bao giờ cũng đúng. GV cho HS làm việc cá nhân Trương Sinh đã có những hành động gì đối với vợ? Nàng cũng làm gì để giải bày nỗi oan của mình? HS- Đánh, mắng nhiếc, đuổi đi. - Nàng bày tỏ thân phận. - Vũ Nương cố gắng bày tỏ về sự chờ đợi, chung thủy của mình. GV: Cái chết của Vũ Nương để khẳng định phẩm chất gì của người phụ nữ? HS trả lời. GV cho HS làm việc cá nhân: Em có nhận xét gì về Trương Sinh? HS- Đa nghi, ghen, thất học, giàu có. - Mâu thuẫn trong gia đình bắt đầu khi nào? HS- Bắt dầu từ lời nói của con trẻ về cái bóng. GV :Tại sao nàng lại chỉ bóng mình trên vách cho con? HS: Vì làm như thế để nàng cảm thấy bớt cô đơn, nhớ chồng. GV cho HS làm việc cá nhân: - Em thấy Trương Sinh là một người có tính cách như thế nào? HS- Tính cách gia trưởng, hành động độc đoán. GV cho HS làm việc cá nhân: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện? Yếu tố hiện thực? HS Kì ảo: Rùa thần, gặp lại Vũ Nương trong hang động Linh Phi. GV cho HS làm việc cá nhân: Hiện thực: bến Hoàng Giang, đền thờ Vũ Nương.Đưa yếu tố kì ảo vào có tác dụng gì? Nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp đến cái chết của Vũ Nương? HS- Trực tiếp là sự ghen tuông của chồng, gián tiếp là chiến tranh, xã hội phong kiến. Gv: chốt những đức tính cơ bản của hai nhân vật. Đồng thời nhấn mạnh màu sắc cổ tich trong truyện. d- Khi bị chồng nghi oan - Phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình =>Khẳng định lòng chung thủy, xin chồng đừng nghi oan. - Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì bị đối xử bất công. - Thất vọng tột cùng về hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. * Vũ Nương là người xinh đẹp, đức hạnh, chung thủy, hiếu thảo hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. 2. Nhân vật Trương Sinh - Đa nghi, ghen tuông. - Cư xử độc đoán ( vì nghe lời con trẻ mà không nghe vợ nói). => Đây là hình ảnh của người đàn ông gia trưởng. 3. Truyện mang màu sắc cổ tích. - Yếu tố kì ảo: + Linh Phi cứu Phan Lang, gặp Vũ Nương sau đó trở về trần gian. + Sự trở về để giải oan của Vũ Nương. - Hiện thực: + Bến Hoàng Giang. + Đền thờ Vũ Nương. ND3. GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh. - Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk HS: - Làm việc theo yêu cầu của giáo viên - Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận. - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn. - Đọc ghi nhớ sgk III- TỔNG KẾT Bằng nghệ thuật kể, tình huống bất ngờ, ước lệ nhằm ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, tôa cáo xã hội phong kiến hẹp hòi, độc quyền. * Ghi nhớ (SGK). HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em. -Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS - Chốt kiến thức: cách viết truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ. HĐ4.Vận dụng mở rộng. Cái chết của vũ Nương có phù hợp với tính cách của nàng hay không?còn lựa chọn nào khác ngoài cái chết? 4. HDHS chuẩn bị bài ở nhà: Xưng hô trong hội thoại ( soạn và trả lời câu hỏi sgk) HS: - Kể lại câu chuyện, nêu cảm nhận cá nhân - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ - Nhận xét,bổ sung ý kiến của bạn - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv IV. Luyện tập Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh. V . RÚT KINH NGHIỆM. .......................... .......................... Tuần 4: Tiết 18 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ. - Kiến thức Biết và hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt. Nắm được đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. - Kĩ năng. Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể. Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. - Thái độ. Sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Vận dụng vào trong viết văn, đóng vai nhân vật khi dùng từ ngữ xưng hô. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo...... II. CHUẨN BỊ 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv..... 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa. III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Trong những tình huống nào người nói vi phạm phương châm hội thoại nhưng vẫn có thể chấp nhận ? 3.Bài mới HĐ 1. Hoạt động khởi động: GV: Dẫn dắt vào bài: Từ ngữ trong tiếng Việt vốn phong phú. Cho nên khi sử dụng cần chú ý sao cho phù hợp, nhất là trong khi xưng hô với nhiều tình huống khác nhau. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức GV : HDHS làm việc cá nhân: kể một số từ ngữ xưng hô thường dùng? Những từ ngữ này thuộc từ loại nào? HS: Tôi, chúng ta, mày, tớ, cậu, anh, chị...Từ loại: Danh từ, đại từ. GV cho HS làm việc cá nhân: Thường dùng trong những tình huống giao tiếp nào? HS- Dùng trong gia đình, bạn bè... Hỏi: Có bao giờ em gặp khó khăn trong giao tiếp chưa? HS trả lời. GV : HD cho học sinh so sánh với từ ngữ xưng hô của tiếng Anh và tiếng Việt. HS: Thực hiện theo hướng dẫn GV: Em hãy nhận xét về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? Hs: - Trong tiếng Anh: I, You, She, He, They, It, We. GV cho HS làm việc cá nhân: cho học sinh đọc đoạn văn. - Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn trích? HS: Nêu một số từ ngữ xưng hô: GV: Tại sao có sự thay đổi cách xưng hô như thế? HS Vì tình huống giao tiếp lúc này thay đổi. GV cho HS làm việc cá nhân: Vì sao trong cuộc sống lại có sự thay đổi cách xưng hô như thế? HS- Thay đổi cách xưng hô là do đối tượng giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp. GV chốt lại ghi nhớ I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 1. Từ ngữ xưng hô - Tôi, tao, mày, tớ...(số ít) - Chúng tôi, chúng ta, họ...(số nhiều) => Từ ngữ xưng hô là đại từ cũng có thể là danh từ. Dùng trong giao tiếp gia đình, bạn bè, xã hội. * Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. 2. Sử dụng từ ngữ xưng hô. * Ví dụ: Nhận xét từ ngữ xưng hô trong đoạn văn. - a/ Xưng hô: + Anh - em + Ta - chú mày => Dế Choắt thấy mình yếu, thấp bé hơn Dế Mèn. b/ Xưng hô: Tôi – anh => Đây là là nói của hai người bạn. * Tùy theo đặc điểm, tình huống giao tiếp mà lựa chọn cách xưng hô. 3. Ghi nhớ (SGK) HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Gọi 3 HS đọc BT 1,2,4 Chia nhóm cho HS hoạt động (3p) Nhóm 1,2,3:BT 1,4 Nhóm 4,5,6: BT2,4 - Quan sát, giúp đỡ. - Cho các nhóm đại diện lên bảng trình bày - Chốt kiến thức BT HS: HS đọc các BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. HĐ4.Vận dụng mở rộng GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học -Nhấn mạnh nội dung của từ ngữ xưng hô, sử dụng từ ngữ sưng hô. 4.Hướng dẫn - Chuẩn bị bài : cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ( soạn câu hỏi sgk) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv II- Luyện tập Bài 1: Nhầm lẫn ở từ “chúng ta” hiểu là lễ thành hôn của thầy và cô học viên người châu Âu. Do cô học viên người Châu Âu chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. - Thay: “chúng tôi” hoặc “chúng em”. Bài 2: + Dùng “chúng tôi” thay cho “tôi” nhằm tăng tính khách quan cho tác phẩm. + Dùng “tôi” trong bài viết, bài luận để bảo vệ và nhấn mạnh ý kiến riêng. Bài 4: + Vị tướng: Thầy – con + Ông giáo già: Ngài => Sự kính cẩn, tôn trọng, biết ơn người đã giúp đỡ cho mình. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. Vì sao trong cuộc sống lại có sự thay đổi cách xưng hô như thế? V. RÚT KINH NGHIỆM . .......................... .......................... Tuần 4: Tiết 19 CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ. - Kiến thức Biết cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. Hiểu cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. - Kĩ năng. Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. -Thái độ. Phân biệt được hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, vận dụng vào trong viết bài văn cho phù hợp. 2 . Hình thành năng lực cho HS Năng lực giao tiếp, sáng tạo, hợp tác,.. II. CHUẨN BỊ 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv..... 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Yêu cầu bài cũ: Cách dùng từ ngữ xưng hô? Cho ví dụ1. 3.Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động: GV: Dẫn dắt vào bài:Trong khi nói chuyện, viết văn ta dẫn thường hay dùng các câu thành ngữ hoặc câu nói của bậc danh nhân, nhà văn lỗi lạc...cho phong phú vốn ngôn ngữ của mình. Những như thế là dẫn gián tiếp hay là trực tiếp? Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: GV cho HS làm việc cá nhân: cho học sinh đọc các đoạn trích trong SGK/ 53. + Đoạn (a), phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? + Nhận biết bằng cách nào? HS- Đây là lời nói, vì trước đó có từ “nói”. GV cho HS làm việc cá nhân: Được ngăn cách bằng những dấu gì? HS- Ngăn cách bằng: dấu (: ) và dấu (“ ...”). GV cho HS làm việc cá nhân: Ở phần in đậm có thể thêm hoặc bớt từ ngữ nào được không? HS: không thêm bớt, phải dẫn nguyên văn. GV lấy ví dụ. GV cho HS làm việc cá nhân: Đoạn (b) là lời nói hay ý nghĩ? HS: Đây là ý nghĩ, trước lời nói có từ “nghĩ”. GV cho HS làm việc cá nhân:Ở đây ta có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận không? Ngăn cách bằng dấu gì? HS+ Có thể thay đổi được. Ngăn cách bằng dấu ( --) GV cho HS làm việc cá nhân: Em hiểu như thế nào về cách dẫn trực tiếp? HS trả lời. GV chốt lại ghi nhớ I. Cách dẫn trực tiếp. 1. Tìm hiểu ví dụ (SGK) a/ Đoạn (a) là lời nói của nhân vật, trước đó có từ “nói”. b/ Đoạn (b) là ý nghĩ của nhân vật, đứng trước cụm từ có từ “nghĩ”. c/ Có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận được ngăn cách bằng dấu gạch ngang. 2. Ghi nhớ: + Dẫn nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, của người. + Ngăn cách bằng các dấu: (:), (“...”), (--). ND 2: GV cho học sinh đọc đoạn văn trong SGK/ 35. GV cho HS làm việc cá nhân: Đây là lời nói hay ý nghĩ ? Được ngăn cách bằng dấu gì? HS Lời nói của ông giáo nhắc lại lời lão Hạc. + Không được ngăn cách bằng dấu gì. GV : Từ ngữ nào làm dấu hiệu nhận biết? HS- Từ nhận biết “hiểu”. GV: Có thể thay từ “rằng” bằng từ nào? HS+ Thay “rằng” bằng “là”. GV cho HS làm việc cá nhân: Vậy qua đó em hiểu như thế nào là dẫn gián tiếp? GV cho HS làm việc cá nhân: cho học sinh so sánh giữa hai cách dẫn này? HS so sánh để nhận biết về hai cách dẫn này. GV chốt lại ghi nhớ. II- Cách dẫn gián tiếp. 1. Tìm hiểu ví dụ (SGK) a. Lời của ông giáo thuật lời của lão Hạc. b. Đây là ý nghĩ của người khác về Bác. 2. Ghi nhớ: + Thuật lại lời nói, ý nghĩ của người hay nhân vật => dẫn không nguyên văn. + Không được ngăn cách bởi dấu câu nào. HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Gọi 2 HS đọc BT1,2 Chia nhóm cho HS hoạt động (3p) Nhóm 1,2,3:BT 1 Nhóm 4,5,6: BT 2 - Quan sát, giúp đỡ. - Cho các nhóm đại diện lên bảng trình bày - Chốt kiến thức BT HS: HS đọc các BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HĐ4.Vận dụng mở rộng -Nhấn mạnh cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 4Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự ( soạn câu hỏi văn sgk) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv III. LUYỆN TẬP Bài 1: Lời dẫn trong các đoạn. (a) Lời nói. (b) Ý nghĩ => cách dẫn trực tiếp. Bài 2: Chuyển dẫn gián tiếp thành dẫn trực tiếp: Trong báo cáo...của Đảng có nói: “Chúng ta...anh hùng”. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.Cách nhận biết lời dẫn trực tiếp ,lời dẫn gián tiếp V. RÚT KINH NGHIỆM . .......................... .......................... Tuần 4: Tiết 20 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ. - Kiến thức Biết các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện,...) Hiểu yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự. - Kĩ năng. Tóm tắt một vă bản tự sự theo các mục đích khác nhau. - Thái độ. Cần hiểu được đây là tóm tắt văn bản, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu và sắp xếp theo trình từ, có thể thêm lời dẫn của người viết nhưng không được chép nguyên văn của văn bản. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II- CHUẨN BỊ 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv..... 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa. III .TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra vở ghi chép bài của HS 3.Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động: GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài : Khi đọc một tác phẩm tự sự dài cả ngàn trang, một câu chuyện kể thì ta không bao giờ có khả năng thuộc hết được cả tác phẩm. Với nhu cầu thiết yếu đó ta chỉ có thể nắm được nội dung, tuyến nhân vật của truyện mà thôi. Đó chính là tóm tắt tác phẩm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: GV: Hướng dẫn cho học sinh tự tìm hiểu các nội dung sau: GV cho HS làm việc cá nhân: cho học sinh đọc các tình huống trong SGK. HS+ Đọc các tình huống. GV cho HS làm việc cá nhân: Để kể lại được bộ phim thì em phải làm gì? HS- Trực tiếp đến xem bộ phim. GV cho HS làm việc cá nhân: Kể cho bạn nghe những gì? HS- Kể lại nội dung chính, nhân vật chính. GV cho HS làm việc cá nhân: Muốn tóm tắt được văn bản thì cần phải làm gì? Hs: trả lời GV cho HS làm việc cá nhân: Có phải lúc nào ta cũng có điều kiện để xem phim, đọc tác phẩm không? HS- Không phải lúc nào ta cũng được xem phim, đọc truyện trực tiếp. GV cho HS làm việc cá nhân: Vậy tóm tắt tác phẩm có tác dụng gì? HS Tác dụng: rút ngắn thời gian mà vẫn hiểu được nội dung. Gv: chốt cách tóm tắt văn bản tự sự I- Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự. 1. Tìm hiểu các tình huống (SGK/58) (1) Kể lại nội dung chính, tuyến nhân vật chính. (2) Nắm nội dung của văn bản. (3) Giới thiệu nội dung, nghệ thuật tác phẩm. => người kể phải trực tiếp đọc tác phẩm. 2. Kết luận Tóm tắt văn bản giúp ta tiết kiệm được thời gian mà vẫn hiểu nội dung của văn bản. ND 2: : GV: Hướng dẫn cho học sinh tự thực hành các nội dung sau: GV cho HS đọc các sự việc trong văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” Hs: thực hành theo sự hướng dẫn của gv GV cho HS làm việc cá nhân: Các sự việc nêu đầy đủ chưa? HS - Thiếu: - “Một đêm trương Sinh cùng con ngồi...thấu nỗi oan của vợ”. GV cho HS làm việc cá nhân: Tại sao lại phải nêu sự việc này? HS- Sự việc là điểm mấu chốt, Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ. + Sắp xếp theo thứ tự các sự việc. - HS sắp xếp: 1--> 6, bổ sung sự việc 7; 8. GV cho HS làm việc cá nhân: Cần thay đổi câu, từ ở các sự việc này không? HS phát hiện và trả lời. GV cho HS làm việc cá nhân: Vậy khi tóm tắt văn bản thì ta tóm tắt những gì? HS Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính, sự việc chính. GV- Chốt lại ghi nhớ. II- Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự. 1. Các sự việc: Chuyện người con gái Nam xương. (a) Thiếu sự việc: Một đêm Trương Sinh...thấu nỗi oan của vợ. => Cho biết Trương hiểu nỗi oan của vợ trước khi gặp Phan Lang => sự việc chính. (b) Thay “biết vợ bị oan” thành “thương vợ quá”. * Khi tóm tắt cần nêu ngắn gọn, thể hiện được nhân vật và nội dung chính của văn bản. 2. Ghi nhớ (SGK/59) HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố tốt GV: Gọi HS đọc BT1 Chia nhóm cho HS hoạt động ( 6 nhóm ) - Quan sát, giúp đỡ. - Cho các nhóm đại diện lên bảng trình bày - Chốt kiến thức BT HS: HS đọc các BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. HĐ4:Vận dụng mở rộng Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học -Nhấn mạnh cách tóm tắt văn bản tự sự 4.Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh( soạn câu hỏi sgk) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv III- Luyện tập Bài 1: Dựa vào các chi tiết và viết đoạn văn tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” - Vũ Thị Thiết kết duyên cùng Trương Sinh. Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm. - Ở nhà nàng sinh con và đặt tên là Đản. Chăm sóc mẹ chồng và lo ma chay khi bà qua đời. - Trương Sinh về nghe chuyện con nói đêm nào cũng có một người cha đến lúc đêm thì nổi cơn ghen và mắng nhiếc vợ thậm tệ, đánh vợ và đuổi đi. Vũ Nương đành gieo mình xuống sông tự vẫn. - Đến khi đêm xuống con chỉ bóng mình trên vách thì chàng mới hiểu nỗi oan của vợ, việc đã muộn. - Phan Lang người cùng làng gặp Vũ Nương dưới thủy cung. Phan Lang trở về trần gian. - Nghe Phan Lang kể rõ sự tình, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC . khi tóm tắt văn bản thì ta tóm tắt những gì? V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................... Ninh Quơi, ngày 30 tháng 08 năm 2019 KÍ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_4_nam_hoc_2019_2020.doc