Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020

 

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Kỹ năng: Thái độ:

     - Kiến thức

        Đọc, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.( tiết 1)

        Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức đối với trẻ em

( tiết 1).

      Biết được cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta đối với trẻ em.( tiết 2)

      Hiểu và tổng kết được phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm( tiết 2)

  - Kỹ năng:

     Nâng cao một bước kĩ năng đọc hiểu một văn bản nhật dụng

     Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dung.

 - Thái độ:

    Có ý thức đấu tranh để bảo vệ trẻ em.

2. Hình thành năng lực cho HS

Năng lực tiếp cân văn bản, năng lực thẩm mĩ , năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ 

    1.  GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....

    2.  HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

    1.Ôn định lớp 

    2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ :  Các nước cùng chạy đua vũ trang thì có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người?

doc 11 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020
TUẦN 03: 
Tiết 11,12 
 Ngày soạn 13/08/2019
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Kỹ năng: Thái độ:
 - Kiến thức
 Đọc, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.( tiết 1)
 Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức đối với trẻ em
( tiết 1).
 Biết được cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta đối với trẻ em.( tiết 2)
 Hiểu và tổng kết được phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm( tiết 2)
 - Kỹ năng:
 Nâng cao một bước kĩ năng đọc hiểu một văn bản nhật dụng
 Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dung.
 - Thái độ:
 Có ý thức đấu tranh để bảo vệ trẻ em.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực tiếp cân văn bản, năng lực thẩm mĩ , năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ 
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ : Các nước cùng chạy đua vũ trang thì có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người?
 3.Bài mới
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
GV: Nhận xét cho điểm, dẫn dắt vào bài 
 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói như thế. Bởi vốn trẻ em là tương lai của đất nước mai sau, ngay cả công ước LHQ cũng đã ra các điều, khoản để bảo vệ cho trẻ em. Nhưng trên thế giới trẻ em thực sự có được hưởng hạnh phúc như vậy không?
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
*ND1: 
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc chậm, nhấn mạnh ở phần thứ 2 và 3.
GV: Đọc mẫu một đoạn.
HS- Đọc tiếp
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích 
SGK-tr 34
GV: Cho HS nêu xuất xứ của tác phẩm?
HS Xác định .
GV: Kiểu loại văn bản?
Phương thức được dùng trong văn bản?
HS- Thuyết minh và nghị luận.
GV: Bố cục của văn bản?Nêu nội dung chính của từng đoạn?
- Đ1: Thách thức của trẻ em hiện nay.
- Đ2: Cơ hội thuận lợi để giúp trẻ em.
- Đ3: Những nhiệm vụ trước mắt.
GV: chốt xuất xứ, bố cục của tác phẩm
I.Đọc- Tìm hiểu chung:
1. Đọc
 2.Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ:
Văn bản được trích từ “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em”, ngày 30-09-1990 tại Niu-Oóc.”
b. Thể loại: Văn bản thuyết minh và nghị luận.
c.Phương thức biểu đạt :Thuyết minh và nghị luận.
d. Bố cục: 3 đoạn
ND 2 
GV: Cho HS làm việc cá nhân: Hội nghị được tổ chức ra nhằm mục đích gì?
HS: Đảm bảo cho tất cả trẻ em có một tương lai tốt đẹp.
GV: Cho HS làm việc cá nhân: Trong phần 1, Hội nghị đã nhận xét về trẻ em là một đối tượng như thế nào?
HS- Trong trắng, dễ bị tổn thương.
- Ham hoạt động, nhiều ước vọng.
GV: Cho HS làm việc cá nhân: Vậy trẻ em phải có những quyền gì?
HS : Trẻ phải có quyền sống, chơi, học..
( GV nhưng trên thực tế trẻ em chưa được hưởng những quyền lợi đó)
GV: Cho HS làm việc cá nhân: Em hãy nêu những thức thách đối với trẻ em hiện nay?
HS: Trình bày .
GV: Cho HS làm việc theo nhóm ( 6 nhóm- 2p) : Bằng hiểu biết, em hãy kể thêm một số thách thức của trẻ em hiện nay?
HS- thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: Buôn bán trẻ em, sống lang thang sau động đất, sóng thần...
GV: Cho học sinh liên hệ thực tế ở nước ta, ở nước ngoài.
HS: Liên hệ 
GV: Ở đoạn văn trên đã sử dụng những nghệ thuật nào?
HS- Dẫn chứng cụ thể, xác thực, rõ ràng nhấn mạnh những thức của trẻ em.
Gv: chốt những thách thức mà trẻ em phải đối mặt
II.Tìm hiểu văn bản
 1. Sự thách thức:
- Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc...
- Chịu đựng đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ.
- Chết do suy dinh dưỡng, mắc bệnh AIDS.
=>Dẫn chứng cụ thể, xác thực nêu ra những ảnh hưỡng trực tiếp đến trẻ em.
* Hết tiết 1 chuyển tiết 2
GV: Vấn đề trên quốc gia nào cũng có, từ thách thức đó đã đặt ra cơ hội gì?
HS: Trình bày
GV:Việc giải trừ quân bị, chạy đua vũ trang không còn thì có tác dụng gì?
HS: Trẻ không bị bắt đi lính, cuộc sống đầy đủ hơn...
GV: Cho HS trao đổi cùng bàn ( 2 p) tìm nét nghệ thuật chính trong đoạn văn ? 
HS: đại diện trả lời
GV: Hội nghị đã đưa ra những nhiệm vụ cơ bản nào để giúp đở trẻ em?
HS- Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng.
- Giúp đỡ trẻ khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ.
( Giải thích: Hiện nay phụ nữ ở một số nước giữ nhiều chức vụ quan trọng như ở Mĩ, Việt Nam, In-đô-nê-si-a..., thành công trong các lĩnh vực khác.)
GV: Để giúp các nước nghèo phát triển kinh tế, các nước giàu đã tạo điều kiện gì?
HS: Hoãn nợ, cho vay lãi xuất thấp, đầu tư..
GV: Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên các nước cần làm như thế nào?
HS: Sự hợp tác đồng bộ.
GV: Nhận xét gì về các nhiệm vụ trên ?
HS: trả lời
GV: Lời văn ở đây được thể hiện như thế nào?
HS: Cụ thể, lời kêu gọi, mềm mỏng mà cứng cỏi.
GV chốt kiến thức 
2. Cơ hội thuận lợi.
 Liên kết các nước lại sẽ có đầy đủ điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện.
- Sự cải thiện bầu không khí quốc tế, giải trừ quân bị, khôi phục nền kinh tế sẽ tăng cường phúc lợi cho trẻ.
=>Bằng giải thích, chứng minh cho người đọc thấy những cơ hội khả quan đảm bảo quyền trẻ được thực hiện.
3. Những nhiệm vụ cơ bản
- Quan tâm đến đời sống vật chất, dinh dưỡng cho trẻ => giảm tử vong.
- Vai trò phụ nữ được tăng cường, nam và nữ bình đẳng, củng cố gia đình, xây dựng xã hội, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động văn hóa.
=> Các nhiệm vụ cụ thể, toàn diện đã chỉ ra những nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế đến việc chăm sóc trẻ.
ND 3: 
GV:Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn 
trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của VB 
HS: Trình bày 
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
III. TỔNG KẾT:
Bằng các lập luận, dẫn chứng cụ thể đã đặt ra vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.
* Ghi nhớ: ( SGK )
HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
( CỦNG CỐ) 
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: cơ hội thuận lợi và những nhiệm vụ cơ bản của mỗi chúng ta về quyền và sự phát triển của trẻ em
HĐ4.VẬN DỤNG MỞ RỘNG
 Phát biểu ý kiến về sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với trẻ em
4. Hướng dẫn về nhà
 chuẩn bị bài ở nhà: Các phương châm hội thoại ( soạn và trả lời câu hỏi sgk)
HS: Thực hiện theo HD của gv
IV. LUYỆN TẬP
IV .ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC: GV: Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học 
V. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................................................................................................................... 
TUẦN 3: Tiết 13
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức. . Kỹ năng. Thái độ.
- Kiến thức 
 Hiểu được MQH chặt chẽ giữa các phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
 Biết hững trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 - Kỹ năng.
 Lựa chọn đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
 Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
 - Thái độ.
 Có ý thức lựa chọn phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo....
II- CHUẨN BỊ 
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv.....
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ 
 Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ?
 3.Bài mới
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*Dẫn dắt vào bài: 
Trong khi giao tiếp với người khác, ta tuân thủ các phương châm hội thoại đã học là giúp cuộc giao tiếp của ta trở nên thành công hơn. Tuy vậy trong giao tiếp có những tình huống mà chúng ta đành phỉa để vi phạm phương châm này, để tuân thủ phương châm khác mà cuộc giao tiếp vẫn được thành công.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
 *ND 1: 
Gv cho học sinh đọc truyện cười “ Chào hỏi”.
GV:Trong tình huống này, chàng rễ có tuân thủ phương châm lịch sự không?
HS: Không tuân thủ phương châm lich sự.
GV: Vì sao vậy? Anh ta hỏi người khác trong hoàn cảnh như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Cho HS làm việc cá nhân: Địa điểm giao tiếp có phù hợp không?
HS: Địa điểm chưa phù hợp, làm phiền người khác.
GV: Em hãy đặt tình huống khác để chàng rễ tuân thủ phương châm lịch sự?
GV: Vậy qua tình huống trên, em rút ra bài học gì?
HS: Trình bày 
GV: HDHS trình bày ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ 
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
1. Tìm hiểu văn bản (SGK/ 36)
Truyện cười “Chào hỏi”
- Chàng rễ không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Vì người kia đang làm việc trên cao rất nguy hiểm, gọi chỉ để chào hỏi.
=>Lời nói phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
2. Ghi nhớ (SGK)
ND2
GV cho học sinh nhắc lại các tình huống đã học ở các bài trước.
Hs: thực hiện
GV: Tình huống, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
 HS: Trình bày
GV cho học sinh đọc bài 2. Em có nhận xét gì về câu trả lời?
- Hỏi “năm nào” mà đáp “đầu thế kỉ XX”.
GV: Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Tại sao người nói lại nói như thế?
HS: Phương châm về lượng. Vì người nói không biết chính xác, tuân thủ phương châm về chất.
GV cho HS đọc bài 3.
GV:Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ lại phải làm như vậy?
HS: Phương châm về chất.
Bác sĩ nhằm động viên bệnh nhân.
GV cho ví dụ.
GV cho học sinh đọc câu 4.
GV:Xét về nghĩa tường minh, có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Em hiểu tiền bạc có nghĩa là gì?
HS: về nghĩa tường minh vi phạm phương châm về lượng.
- Tiền bạc là vật chất, đời sống tinh thần mới đáng quý.
GV: vậy qua đó em rút ra được những nguyên nhân nào mà người nói đôi khi không tuân thủ các phương châm hội thoại?
HS: Trình bày ghi nhớ
GV : Chốt kiến thức
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1 Bài tập 1.
Các tình huống đã học đều không tuân thủ phương châm hội thoại. Trừ truyện “Người ăn xin”.
2. Bài tập 2
- Câu trả lời chưa đáp ứng thông tin cần biết => Vi phạm phương châm về lượng.
- Người nói tuân thủ phương châm về chất vì không biết chính xác vấn đề.
3. Bài tập 3
Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất, vì nhằm an ủi động viên người bệnh.
4. Bài tập 4
- Về nghĩa đen câu này vi phạm phương châm về lượng.
- Về nghĩa bóng tuân thủ phương châm về lượng. Vì “tiền bạc” là vật chất, tình cảm mới đáng quý.
* Ghi nhớ (SGK/37)
HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
( CỦNG CỐ
GV: Gọi 2 HS đọc BT1,2
 Chia nhóm cho HS hoạt động (3p)
 Nhóm 1,2,3:BT 1
 Nhóm 4,5,6: BT2
- Quan sát, giúp đỡ.
- Cho các nhóm đại diện lên bảng trình bày
- Chốt kiến thức BT
HS: HS đọc các BT theo yêu cầu
 - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
 HĐ4 . VẬN DỤNG MỞ RỘNG
những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại, cho ví dụ
4.Hướng dẫn về nhà
 Chuẩn bị bài : viết bài TLV số 1 ( tham khảo các đề văn sgk)
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv 
III- Luyện tập
 1. Bài tập 1
- Ông bố đã vi phạm phương châm về chất.
- Vì cậu bé 5 tuổi không biết chữ, câu nói không rõ ràng.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC:Trình bài mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
V. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................................................................................................................... 
 Tuần 3
 Tiết 14-15
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1- VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức . Kỹ năng. Thái độ:
 - Kiến thức
Viết được một bài văn TM có sử dụng một số BPNT và yếu tố miêu tả.
 - Kỹ năng:
 Rèn khả năng diễn đạt và trình bày
 - Thái độ:
 Có ý thức nghiêm túc, tự lập khi làm bài.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực thực hành, sử dụng ngôn từ,.
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. GV: đề kiểm tra, sgk, sgv.....
 2. HS: giấy kiểm tra, bút, thước,
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không	
 3. Bài mới
 A. Đề: Ở Việt Nam có thế mạnh là nông nghiệp, đóng vai trò chính đó là cây lúa. Em hãy giới thiệu về cây lúa Việt Nam và đặt nhan đề cho bài viết.
 B. ĐÁP ÁN: 
 - Bài viết phải có đầy đủ ba phần:
 1. Mở bài: Giới thiệu được vị trí cây lúa trong đời sống con người và phát triển kinh tế đất nước. (2,0 điểm)
 2. Thân bài: (7,0 điểm)
 + Giới thiệu về nguồn gốc cây lúa nước. (2,0 điểm)
 + Lợi ích của cây lúa ( đời sống tinh thần, vật chất) (2,0 điểm)
 + Chủng loại của lúa. (1,0 điểm)
 + Giá trị của cây lúa trong đời sống kinh tế. (2,0 điểm)
 3. Kết bài: (1,0 điểm)
 Khẳng định vai trò của cây lúa hôm nay và mai sau.
C. Thang điểm
- Điểm 9,0-10,0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy
- Điểm 7,0-8,0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, sai 1-2 lỗi chính tả.
- Điểm 5,0- 6,0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, sai 3-4 lỗi chính tả.
- Điểm 3,0 - 4,0: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, câu văn còn lủng củng, sai 5- 6 lỗi chính tả.
- Điểm 1,0 – 2,0: Bài viết có bố cục chưa rõ ràng, chưa đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, câu văn còn lủng củng, sai trên 6 lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bài viết bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề
4. Hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới
 - Soạn bài “Chuyện người con gái Nam Xương” ( soạn câu hỏi sgk Thu bài: (1phút)
 Nhận xét giờ làm bài.
IV.ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ ,BÀI HỌC 
 Thu bài,
 Nhận xét giờ làm bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ninh Quơi, ngày tháng năm 2019
KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_3_nam_hoc_2019_2020.doc