Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020
TUẦN 31
TIẾT 138 RÔ- BIN – XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG – CON CHÓ BẤC
Đe-ni-ơn Đi-phô G. Lân - đơn
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức. Về kĩ năng. Về thái độ
* Về kiến thức
- Biết được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo.
- Hiểu được hình thức tự truyện của văn bản.
- Biết được nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
- Hiểu được tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc
- Hiểu rõ được nghệ thuật kể chuyện của G. Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thooc- tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thooc -tơn.
- Hiểu tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
- Biết những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
* Về kĩ năng
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự
* Về thái độ: Có nghị lực, lạc quan trong cuộc sống
Tình yêu thương đối với những con vật
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020
Ngày soạn 21/05/2020 Tuần 29: Tiết 136 KIỂM TRA VĂN ( PHẦN THƠ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ * Kiến thức Hiểu và vận dụng được các kiến thức trong các văn bản thơ hiện đại bài mùa xuân nho nhỏ, sang thu, viếng lăng Bác *. Kĩ năng: Thể hiện được sự hiểu biết và khả năng diễn đạt thông qua tiết kiểm tra . *. Thái độ: GD HS ý thức tự lực khi làm bài. 2 . Hình thành năng lực cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề, thực hành II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC GV: Đề kiểm tra và đáp án HS: Giấy kiểm tra, học bài ở nhà. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp 2. GV phát đề- làm bài MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Mùa xuân nho nhỏ Nhận biết được những cảm xúc của tác giả trước mủa xuân đất nước Số câu Số điểm Tỉ lệ % C1 3.0 đ 30% 1 câu 3.0 đ 30% Sang thu Hiểu được hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ trong bài Sang thu Số câu Số điểm Tỉ lệ % C2 2,0 đ 20% 1 câu 2,0 đ 20% Viếng lăng Bác Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Viếng lăng bác Số câu Số điểm Tỉ lệ % C 3 5.0 đ 50% 1 câu 5.0 đ 50% Tổng hợp Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 3.0 đ 30% 1 câu 2.0 đ 20% 1 câu 5.0 đ 50% 3 câu 10 đ 100% Đề Câu 1: (3.0 đ) Đoạn thơ sau trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải nói lên điều gì? " Mùa xuân người cầm súng Lộc dắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải đầy nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao" Câu 2: (2.0 đ) Suy nghĩ của emvề hai câu cuối trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Câu 3: (5.0 đ) Phân tích những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Đáp án Câu 1: (3.0 đ): Cảm xúc nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. - Mùa xuân đến với “ người cầm súng”: chiến sĩ bảo vệ tổ quốc, với “ Người ra đồng”: nông dân lao động. Lộc non theo bước chân họ, trải dài khắp đồng quê, ngát hương và họ đem mùa xuân đến mọi nơi- 1đ - Sức sống của mùa xuân hối hả, xôn xao: thi đua lao động sản xuất đưa đất nước phát triển đi lên- 1đ - Cảm xúc nhà thơ vui mừng, phấn khởi- 1đ Câu 2: (2.0 đ) Hai câu thơ mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ những người từng trải, giờ gặp những bất thường trong cuộc sống họ không hề ngỡ ngàng, lo sợ. Đồng thời, chính tác giả- một người lính mới bước ra khỏi chiến tranh nên giờ vững vàng trong cuộc sống - 2đ Câu 3: (5.0 đ) HS phải phân tích được những hình ảnh sau: - Mặt trời của thiên nhiên tạo hóa- 0,5đ - Mặt trời ẩn dụ Bác Hồ kính yêu, Người là vầng mặt trời luôn soi sáng, sưởi ấm cho nhân loại- 2đ - Thể hiện lòng thành kính, biết ơn thương nhớ Bác vô hạn của dân tộc Việt Nam cũng như của riêng tác giả- 1,5đ - Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật tả thực, ẩn dụ đặc sắc kết hợp các từ láy- 1đ 4.Thu bài ( 1’) 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau Về nhà soạn bài Tổng kết văn bản nhật dụng IV. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................... NGÀY SOẠN: 21/05/2020 TUẦN 29 TIẾT 137 BIÊN BẢN I. Mục tiêu 1. Về kiến thức . Về kĩ năng. Về thái độ *Về kiến thức - Biết được những yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản. - Hiểu được mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong đời sống. * Về kĩ năng: Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. * Về thái độ: Ý thức được cách viết biên bản. 2 . Hình thành năng lực cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu. - Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuản bị đề cương ôn thi HK2 của HS. 3.Bài mới Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động: *Dẫn dắt vào bài: Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới GV Ở lớp 6 các em đã học những văn bản hành chính nào : Hôm nay chúng ta tiếp tục được tìm hiểu thêm một văn bản hành chính nữa. HS: Tập trung tiếp cận bài mới 2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1 GV: Viết biên bản để làm gì? HS: Ghi lại sự việc GV: Biên bản ghi lại những sự việc gì? HS: Vừa xảy ra, hoặc đang xảy ra GV: Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? HS: ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ. GV: Nêu thêm một số biên bản khác bắt gặp trong cuộc sống. HS: trả lời Gv: chốt đặc điểm của biên bản *ND 2: GV: Biên bản gồm những mục nào? Chúng được sắp xếp ra sao? HS: + Phần mở đầu (phần thủ tục) + Phần nội dung:. + Phần kết thúc: GV: Nội dung của biên bản gồm những mục gì? HS: Diễn biến và kết quả của sự việc GV: Phần kết thúc có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì? HS: Thời gian kết thúc, chữ kí của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản và các hiện vật kèm theo (nếu có). GV: Lời văn trong biên bản phải như thế nào? HS: Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác. GV: Chốt ghi nhớ/126 SGK. *ND 3 ? Khi biết biên bản ta cần lưu ý điểm gì? Hs: trả lời ? Khi viết biên bản người viết thường mắc lỗi gì? Cách sửa lỗi? Hs: trả lời Gv: chốt điểm cần lưu ý khi viết biên bản I. Đặc điểm của biên bản 1. Tìm hiều văn bản 1, 2 SGK/123,124 2. Nhận xét: - Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. - Tuỳ theo từng nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ II. Cách viết biên bản - Biên bản gồm các mục sau: + Phần mở đầu (phần thủ tục) + Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc. + Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản và các hiện vật kèm theo (nếu có). - Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác. * Ghi nhớ/126 SGK III. Một số điểm cần lưu ý - Cách viết Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. - Cách trình bày các mục trong biên bản (khoảng cách giữa các mục, lề trên, lề dưới ) - Cách trình bày các kết quả bằng số liệu. - Cách trình bày họ tên và chữ kí của những người có liên quan. HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố Hs: đọc bài tập 1,2 GV: cho HS thảo luận làm bài 1 HS: - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. Gv: chốt đáp án bài tập HĐ4.: Ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học 4.Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài : Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ( soạn câu hỏi sgk) - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv IV. Luyện tập Bài tập1/126 SGK: Chọn các tình huống cần ghi bien bản: (a, c, d ). IV. ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM .. TUẦN 31 TIẾT 138 RÔ- BIN – XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG – CON CHÓ BẤC Đe-ni-ơn Đi-phô G. Lân - đơn I. Mục tiêu 1. Về kiến thức. Về kĩ năng. Về thái độ * Về kiến thức - Biết được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo. - Hiểu được hình thức tự truyện của văn bản. - Biết được nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. - Hiểu được tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc - Hiểu rõ được nghệ thuật kể chuyện của G. Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thooc- tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thooc -tơn. - Hiểu tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc. - Biết những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật. * Về kĩ năng - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện. - Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả. - Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự * Về thái độ: Có nghị lực, lạc quan trong cuộc sống Tình yêu thương đối với những con vật 2 . Hình thành năng lực cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu. - Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Nêu nội dung và nghệ thuật truyện “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê ? 3.Bài mới Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động: *Dẫn dắt vào bài: Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới GV Giới thiệu về tác giả Rô-bin-xơn Cru-xô HS: Tập trung tiếp cận bài mới HĐ 2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: HS: đọc chú thích sgk: Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả? Hs: trả lời Gv: Cho biết xuất xứ của văn bản? Hs: trả lời GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm GV: Đọc mẫu HS- Đọc tiếp GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó SGK ? Xác định phương bố cục? Hs: GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm *ND 2 GV: Em hiểu gì về cuộc sống của Rô-bin-xơn qua bức chân dung tự hoạ ? HS: Gian nan, thiếu thốn GV. Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô – bin –xơn được thể hiện ntnqua bức chân dung tự họa và lời kể của nhân vật? GV: Chàng có lời kể nào than phiền, đau khổ tuyệt vọng không? Qua đó chứng tỏ điều gì về con người này? HS: Tinh thần lạc quan GV: Chốt kiến thức : Về tinh thần lạc quan - chàng kể về bộ ria mép một cách hài hước, chàng còn trồng lúa, nuôi dê chàng không để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục được thiên nhiên. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 - 1731) là nhà văn nổi tiếng ở Anh. 2. Tác phẩm: - Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô. - Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện. 3. Đọc, tìm hiểu bố cục ( 4 phần) - Phần 1: Mở đầu. - Phần 2: Trang phục của Rô-bin-xơn. - Phần 3: Trang bị của Rô-bin-xơn. - Phần 4: Diện mạo của Rô-bin-xơn. II. Tìm hiểu văn bản 1. Cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Rô-bin-xơn đã sống một mình ngoài đảo hoang khoảng 15 năm -> vô cùng khó khăn thiếu thốn. 2.Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Tỉa ria mép, tự tạo trang phục. - Trồng lúa, nuôi dê để cải thiện đời sống. -> Rô-bin-xơn rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn, nhưng không chán nản tuyệt vọng mà bất chấp gian khổ, vẫn lạc quan yêu đời, luôn luôn phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt hơn. ND 3: GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh. - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk III - Tổng kết * Ghi nhớ: ( SGK) HĐ1.Hoạt động khởi động GV Tình yêu thương, sự gần gũi của G. Lân-đơn khi viết về con chó Bấc, qua truyện ta thấy được sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thooc- tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thooc –tơn. Điều đó được thể hiện như thế nào cô cùng các em tìm hiểu văn bản Con chó Bấc HS: Tập trung tiếp cận bài VĂN BẢN : CON CHÓ BẤC HĐ 2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: HS: đọc chú thích sgk Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả? Hs: trả lời Gv: Cho biết xuất xứ của văn bản? Hs: trả lời GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm GV: Đọc mẫu HS- Đọc tiếp GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó SGK ? Xác định thể loại? Hs: tiểu thuyết GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm I – Tìm hiểu chung 1. Tác giả - G. Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ. - Ông trải qua thời niên thiếu vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận với tư tưởng của chủ nghĩa xã hội. 2. Tác phẩm: Viết năm 1903, tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết. 3. Đọc, tìm hiểu từ khó 4. Thể loại: tiểu thuyết 5.Bố cục : ba phần *ND 2 Gv hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1. Gv- Trước hết tác giả giới thiệu về hoàn cảnh của Bấc như thế nào? HS – Chưa hề cảm thấy được một tình yêu thương khi ở nhà thẩm phán Mi-lơ; trách nhiệm ra oai, hộ vệ mà thôi. ? Nhưng khi được Giôn Thooc-tơn chăm sóc thì sao. Hs- Cảm nhận được một tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ. GV- Thooc-tơn được giới thiệu là một ông chủ như thế nào? HS – Ông chủ lí tưởng, anh chăm sóc chó không vì nghĩa vụ, quyền lợi mà như thể là con của anh. GV – Tìm những cử chỉ, lời nói của anh dành cho Bấc? HS – Tìm trong đoạn văn. GV – Vậy qua đó em thấy Giôn Thooc- tơn là một người như thế nào? HS – Yêu thương loài vật. (Cứu vật vật trả ơn) Gv: chốt kiến thức cơ bản về nhân vật Thooc-tơn II – Tìm hiểu văn bản 1. Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc - Thooc-tơn là một ông chủ lí tưởng. - Anh chăm sóc chó không vì lợi ích kinh doanh mà chăm chúng như thể là con anh. - Thooc-tơn hay chào hỏi, nói lời vui vẻ; túm lấy đầu Bấc đẩy tới đẩy lui. - Thooc-tơn cứ ngỡ như Bấc biết nói “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!” => Thooc-tơn là người nhân hậu và yêu thương loài vật. GV Trước tình cảm của chủ, Bấc cũng đáp lại bằng cách nào? - Miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời. Bấc cắn lấy bàn tay Thooc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt. - Tình thương bằng sự tôn thờ, nhìn từ xa quan sát mọi cử động hay sự thay đổi nét mặt của chủ. GV – Em hiểu như thế nào về câu văn “Đôi mắt anh tỏa rạng tình cảmtỏa rạng ra ngoài”? HS – Suy nghĩ trả lời. ? Vậy qua đó em thấy Bấc là một con chó như thế nào? HS – Thông minh, trung thành. Gv: chốt nội dung cơ bản 2. Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn - Bấc biểu lộ bằng cách cắn vào tay chủ đến nỗi vết răng hằn vào da thịt. - Nó thường nằm phục dưới chân chủ, quan sát mọi cử chỉ, hành động của chủ từ xa và ngời lên qua ánh mắt. - Vào ban đêm nó thường đến đứng bên mép lều của chủ vì nó sợ bị bỏ rơi. => Bấc rất tôn thờ và kính phục Thooc-tơn. ND3: HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh. - Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk HS: - Làm việc theo yêu cầu của giáo viên - Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận. - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn. - Đọc ghi nhớ sgk III - Tổng kết Nghệ thuật tưởng tưởng, quan sát tinh tế của tác giả, tác phẩm ca ngợi về tình yêu thương loài vật. * Ghi nhớ (sgk) HĐ3. Hoạt động luyện tập ,củng cố HS. Đọc diễn cảm đoạn văn mà em thích. HĐ4. Vận dụng mở rộng Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô – bin –xơn được thể hiện ntnqua bức chân dung tự họa và lời kể của nhân 4.Hướng dẫn về nhà: chuẩn bị bài tổng kết từ vựng (phầnB và tổng kết từ vựng tt phầnC ) Luyện tập Đọc diễn cảm một đoạn văn của hai tác phẩm vừa học mà em thích. IV.ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM . Tuần 29 tiết 139,140 TỔNG KẾT NGỮ PHÁP – TỔNG KẾT NGỮ PHÁP (tt) I .Mục tiêu 1.Về kiến thức. Về kĩ năng. Về thái độ * Về kiến thức Biết hệ thống hoá kiến thức cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Biết hệ thống hoá kiến thức các thành phần câu đã học. *. Về kĩ năng - Tổng hợp kiến thức về cụm từ. - Nhận biết và sử dụng thành thạo thành phần câu đã học. *. Về thái độ: Sử dụng từ loại trong việc tạo lập văn bản. 2 . Hình thành năng lực cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu. - Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của thầy- trò Nội dung 1. Hoạt động khởi động: * Kiểm tra đề cương của HS Hoạt động 2 . Hình thành kiến thức *ND 1: GV: Thế nào là cụm DT từ ? Cho ví dụ? Hs: Trả lời- lấy ví dụ- nhận xét GV: Thế nào là cụm ĐT từ ? Cho ví dụ? Hs: Trả lời- lấy ví dụ- nhận xét GV: Thế nào là cụm TT từ ? Cho ví dụ? Hs: Trả lời- lấy ví dụ- nhận xét Gv: chốt kiến thức cơ bản về cụm từ B. CỤM TỪ 1. Cụm danh từ a. Khái niệm: - Cụm danh từ là loại tổ hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. b. Ví dụ: - ba thúng gạo nếp 2. Cụm động từ a. Khái niệm: - Cụm động từ là loại tổ hợp do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thànhb. Ví dụ: - đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ 3. Cụm tính từ a. Khái niệm: - Cụm tính từ là loại tổ hợp do tính từ với một số từ ngữ phụ thộc nó tạo thành. b. Ví dụ: - vẫn/còn/đang trẻ như một thanh niên ND2 GV cho học sinh đọc bài 2 HS: lên bảng làm- nhận xét GV: Chốt đáp án bài tập * BÀI TẬP Bài tập 2/131: Thêm các rừ sau vào trước các từ thích hợp... * Yêu cầu: a, b, c. sgk - rất hay - những cái (lăng) - rất đột ngột - đã đọc - vừa phục dịch - một ông (giáo) - một lần - các làng - rất phải - vừa nghĩ ngợi - đã đập - quá sung sướng ND3 GV cho học sinh nhắc lại các thành phần chính và thành phần phụ của câu? HS: thành phần chính CN – VN. Thành phần phụ: khởi ngữ, TN. GV – Từ kiến thức trên, cho học sinh xác định thành phần chính và thành phần phụ của câu? HS – Xác định. GV chốt kiến thức thành phần chính và phụ của câu. GV Cho học sinh kể tên các thành phần biệt lập, nêu dấu hiệu nhận biết của các thành phần đó? HS – Dựa trên lí thuyết đã học và kể tên. GV cho học sinh xác định thành phần biệt lập và cho biết thuộc thành phần gì? HS – Xác định và lên bảng ghi. Các bạn nhận xét. GV chốt kiến thức thành phần câu. C – Thành phần câu I – Thành phần chính và thành phần phụ 1. Kể tên: - Thành phần chính: CN; VN. - Thành phần phụ: Khởi ngữ, trạng ngữ. 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ. a/ CN: đôi càng tôi; VN: mẫm bóng. b/ TN: sau mộtlòng tôi. CN: mấy người học trò cũ VN: đến sắp hàngđi vào lớp. c/ Khởi ngữ: (còn) tấm gươngtráng bạc CN: nó VN: vẫn làđộc ác. II – Thành phần biệt lập 1. Kể tên: tình thái, phụ chú, cảm thán; gọi – đáp. 2. Xác định thành phần trong câu: a/ Có lẽ => tình thái. b/ Ngẫm ra => tình thái c/ dừa xiêm...vỏ hồng => phụ chú. d/ Bẩm => gọi – đáp có khi => tình thái. e/ Ơi => gọi – đáp HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố Hs: đọc bài tập GV: Chia nhóm cho HS thảo luận làm bài HS: - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. Gv: chốt đáp án bài tập GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HĐ4. Vận dụng mở rộng. Đọc và sửa hoàn chỉnh đoạn viết ở phần bài tập. 4. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài : Ôn tập về truyện ( xem các truyện đã học) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv Bài tập Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng 1 trong các thành phần biệt lập đã học. IV. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_29_nam_hoc_2019_2020.doc