Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26, 27 - Năm học 2019-2020

Tiết 121                           HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

( Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí)

I. MỤC TIÊU 

 1. Kiến thức . Kỹ năng. Thái độ

  *Kiến thức

    Hiểu và viết hoàn chỉnh một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

  * Kỹ năng:  Rèn kĩ năng phân tích, lập luận, viết văn nghị luận xã hội.

  * Thái độ: . trân trọng, gìn giữ những đạo lý tốt đẹp của dân tộc

 2 . Hình thành năng lực cho học sinh 

 -  Năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo,…

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 

   1. GV: Ra đề + đáp án

   2. HS: Ôn lại kiến thức đã học để làm bài 

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 

Ổn định lớp

Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới                                       

          Đề bài:            Bàn về tinh thần tự học

A. Yêu cầu của bài làm.

       - Nhận rõ vấn đề cần nghị luận là "tự học".

       -Bài làm có luận điểm rõ ràng, có luận cứ lập luận.

      - Các phần mở bài, thân bài, kết bài phải mạch lạc, liên kết.

* Đáp án.

doc 28 trang Huy Khiêm 15/05/2023 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26, 27 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26, 27 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26, 27 - Năm học 2019-2020
Ngày: 10/05/2020
Tuần 26
Tiết 121 HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
( Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức . Kỹ năng. Thái độ
 *Kiến thức
 Hiểu và viết hoàn chỉnh một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 * Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, lập luận, viết văn nghị luận xã hội.
 * Thái độ: . trân trọng, gìn giữ những đạo lý tốt đẹp của dân tộc
 2 . Hình thành năng lực cho học sinh 
 - Năng lực thực hành, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo,
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 
 1. GV: Ra đề + đáp án
 2. HS: Ôn lại kiến thức đã học để làm bài 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới 
 Đề bài: Bàn về tinh thần tự học
A. Yêu cầu của bài làm.
 - Nhận rõ vấn đề cần nghị luận là "tự học".
 -Bài làm có luận điểm rõ ràng, có luận cứ lập luận.
 - Các phần mở bài, thân bài, kết bài phải mạch lạc, liên kết.
* Đáp án.
B. Dàn bài
 * Mở bài: (2.0 điểm)
 Tự học là vấn đề quan trọng cần có ở mỗi con người dù ở thời kì nào xã hội nào. 
 * Thân bài: (6.0 điểm)
 Có các luận điểm chính:
 - Giải thích: "Tự học là gì"(2.0 đ)
 - Vì sao phải tự học? Tự học có ích gì? Tự học như thế nào ( trong sách vở, trên đài báo, ngoài xã hội). (2.0 đ)
 + Tự học có biểu hiện như thế nào ( không để người khác nhắc nhở, không dựa dẫm vào người khác, học qua lời giảng của thầy cô không chưa đủ mà phải tự học...)
 + Tự học đem lại những lợi ích gì? ( đem lại những kiến thức bổ ích, giúp tự tin trong cuộc sống... )
 - Phê phán những người ( những bạn học sinh không có tinh thần tự học, ỉ lại, học đối phó...) (2.0 đ)
 + Nếu không tự học thì dẫn đến hậu quả gì?
 + Kêu gọi mọi người cấn phải học ở trường lớp sách vở phải tự học ở mọi nơi mọi lúc.
 * Kết bài: (2.0 đ)
- Khẳng định lại được tầm quan trọng của việc tự học. (1.0 )
- Ý kiến đề xuất của em. (1.0 đ)
C. Biểu điểm.
* Điểm 9 – 10 : Đảm bảo các yêu cầu trên, nội dung sâu sắc, lời văn sinh động, dẫn chứng rõ ràng, lập luận chặt chẽ thuyết phục, bài viết giàu cảm xúc và chân thành, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, trình bày rõ bố cục.
* Điểm 7 – 8 : Đảm bảo tương đối tốt những yêu cầu trên sai không quá hai lỗi.
* Điểm 5 – 6 : Nắm được yêu cầu của đề bài, dẫn chững sơ sài, lập luận còn đơn điệu, lời văn khô khan thiếu thuyết phục sinh động – Sai không quá 4 lỗi.
* Điểm 3 – 4 : Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm.
* Điểm 1 – 2 : Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra.
 3 Thu bài ( 1’)
4. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài : Sang thu-Nói với con
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
V. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 26 
TIẾT 121 SANG THU, NÓI VỚI CON
A .SANG THU(Hữu Thỉnh)
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ
 * Kiến thức
- Biết được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 
 - Biết được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
* Kĩ năng
 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
 - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
 * Thái độ
 Cảm nhận được sự thay đổi của tự nhiên trong lúc giao mùa của làng quê miền Bắc.
 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Yêu quý tình cảm gia đình.
 2 . Hình thành năng lực cho học sinh 
 - Năng lực hợp tác
 - Năng lực tiếp nhận văn bản 
 - Năng lực thẩm mĩ 	
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
 1.Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác. Nêu nội dung chính của khổ 4.
 3.Bài mới
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động
*Dẫn dắt vào bài: 
Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới
GV Thơ hay viết về mùa thu có rất nhiều nhưng có lẽ ít nhà thơ nào lại miểu tả cái khỏanh khắc giao thời gĩưa mùa hạ sang mùa thu như nhà thơ Hữu thỉnh. Để hiểu được cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong bài thơ chúng ta cùng tìm hiểu bài.
HS: Tập trung tiếp cận bài
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: 
HS: đọc chú thích sgk:
Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả?
Hs: trả lời
Gv: Cho biết xuất xứ của văn bản?
Hs: trả lời
ND2: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm
GV: Đọc mẫu 
HS- Đọc tiếp
Gv: Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm văn bản trước lớp
Hs: chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ chọn 4 bạn tham gia thi
- hs lắng nghe bạn đọc sau đó nhận xét rút kinh nghiệm cho bạn.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó
SGK
? Xác định thể thơ của văn bản?
Hs: thơ 5 chữ
GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm
I – Tìm hiểu chung
 1. Tác giả
- Höõu Thænh sinh naêm 1942, tænh Vónh Phuùc.
- OÂng tham gia quaân ñoäi, saùng taùc thô. Naêm 2000, oâng laø Toång thö kí Hoäi Nhaø vaên Vieät Nam.
2. Tác phẩm 
 Baøi thô Sang thu vieát gaàn cuoái naêm 1977, in laàn ñaàu tieân treân baùo Vaên ngheä.
3. Thể loại: thơ 5 chữ
4.PTBĐ: Biểu cảm
*ND 1: 
Gv: Höôùng daãn ñoïc – hieåu vaên baûn.
- GV goïi HS ñoïc lại baøi thô.
Gv:- Baøi thô noùi ñeán thôøi gian naøo trong naêm?
HS- Töø haï chuyeån sang thu.
GV- Caâu thô naøo cho thaáy nhaø thô ñaõ nhaän ra tín hieäu cuûa söï chuyeån muøa?
HS- Boãng nhaän ra höông oåi
 Phaû vaøo trong gioù se
GV- Söï bieán ñoåi cuûa ñaát trôøi sang thu ñöôïc nhaø thô caûm nhaän baét ñaàu töø ñaâu? Vaø ñöôïc gôïi taû qua hình aûnh, hieän töôïng gì?
HS- Töø gioù se laïnh mang theo höông oåi.
GV- Taâm traïng cuûa nhaø thô khi nhaän ra tín hieäu cuûa söï chuyeån muøa ñöôïc gôïi taû baèng nhöõng töø ngöõ naøo? Ñoù laø taâm traïng gì?
HS- Töø boãng, hình nhö dieãn taû taâm traïng ngôõ ngaøng, baâng khuaâng cuûa nhaø thô.
Gv: chốt nội dung nghệ thuật chính của khổ thơ.
II – Tìm hiểu văn bản
1- Söï bieán ñoåi cuûa ñaát trôøi luùc sang thu.
- Boãng nhaän ra höông oåi
 Phaû vaøo trong gioù se
- Nhaø thô nhaän ra tín hieäu cuûa söï chuyeån muøa sang thu töø ngoïn gioù se laïnh mang theo höông oåi vaøo ñoä chín.
- Töø “boãng, hình nhö” dieãn taû taâm traïng ngôõ ngaøng, baâng khuaâng cuûa nhaø thô.
- NT: Động từ nhẹ, từ láy -> đất trời có sự chuyển biến nhẹ nhàng sang thu.
- Caûm nhaän baèng khöùu giaùc: höông oåi
- Caûm nhaän baèng xuùc giaùc: gioù se laïnh
- Caûm nhaän baèng thò giaùc:
+ Söông chuøng chình -> Nheï nhaøng, chaäm chaïp
* Nhaø thô caûm nhaän khoâng gian luùc sang thu qua nhieàu yeáu toá, nhieàu giaùc quan vaø söï rung ñoäng tinh teá.
ND 3
*Mục tiêu:
- Tổng kết ý nghĩa và nghệ thuật của VB
- Kĩ năng tổng kết văn bản	
- Ý thức hợp tác tốt với nhóm thảo luận
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
- Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
HS:
- Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn.
- Đọc ghi nhớ sgk
III - Tổng kết
 1.Y nghĩa 
Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
 2.Ngheä thuaät aån duï, lôøi thô deã hieåu, nhaø thô mieâu taû tinh teá böùc tranh cuûa ñaát trôøi luùc sang thu.
* Ghi nhớ: ( SGK)
 B.NÓI VỚI CON 
 Y phương
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động
*Dẫn dắt vào bài: 
Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới
GV Tình yêu thương con cái, mơ ước thê shệ sau nối tiếp thế hệ trước xứng đáng với tổ tiên cha ông vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay Nói với con của Y Phương- nhà thơ dân tộc Tày là một trong những bài thơ hay viết về đề tài này. Để hiểu được cảm xúc đó của nhà thơ chúng ta cùng tìm hiểu bài.
HS: Tập trung tiếp cận bài
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1
HS: đọc chú thích sgk:
Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả?
Hs: trả lời
Gv: Cho biết xuất xứ của văn bản?
Hs: trả lời
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm
GV: Đọc mẫu 
HS- Đọc tiếp
Gv: Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm văn bản trước lớp
Hs: chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ chọn 4 bạn tham gia thi
- hs lắng nghe bạn đọc sau đó nhận xét rút kinh nghiệm cho bạn.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó
SGK
? Xác định thể thơ của văn bản?
Hs: thơ tự do
GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả
 Y Phöông ( daân toäc Taøy ), queâ ôû Cao Baèng. Thô oâng coù caùch dieãn taû ñoäc ñaùo, giaøu hình aûnh cuï theå cuûa thô ca mieàn nuùi.
 2. Tác phẩm 
Vieát sau naêm 1975.
3. Thể loại: thơ tự do
4. PTBD: Biểu cảm
*ND 2: 
GV- Boán caâu thô ñaàu theå hieän tình caûm gia ñình nhö theá naøo?
HS- Tình caûm gia ñình ñaàm aám, vui veû, haïnh phuùc.
? Ba caâu thô tieáp noùi leân cuoäc soáng cuûa ngöôøi ñoàng mình nhö theá naøo?
HS- Cuoäc soáng caàn cuø, vui töôi, gaén boù cuûa ngöôøi ñoàng mình.
? Boán caâu cuoái cuûa ñoaïn 1 gôïi leân hình aûnh cuûa queâ höông nhö theá naøo?
HS- Hình aûnh queâ höông thô moäng, tình nghóa.
Gv: chốt tình yêu thương của cha mẹ đối với con qua lời thơ của Y Phương.
II. Tìm hiểu chi tiết
 1. Tình yeâu thöông cuûa cha meï, söï ñuøm boïc cuûa queâ höông ñoái vôùi con.
- Chaân phaûi...
... tieáng cöôøi
=> Hình aûnh cuï theå, gôïi khoâng khí ñaàm aám, vui veû trong moãi gia ñình Vieät Nam khi con coøn nhoû.
- Ngöôøi ñoàng mình...
 .. . caâu haùt
=> Cuoäc soáng lao ñoäng caàn cuø, vui töôi, gaén boù, quaán quyùt cuûa ngöôøi ñoàng mình.
- Röøng cho...
 Treân ñôøi
=> Nuùi röøng queâ höông thô moäng, tình nghóa.
ND3: 
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần ý nghĩa và nghệ thuật của VB 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
- Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
HS:
- Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn.
- Đọc ghi nhớ sgk
III – Tổng kết 
1.Y nghĩa.
 Bài thơ thể hiện niềm yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu niềm tự hàoveef quê hương đất nước
 2.Nghệ thuật 
 Ngoân ngöõ giaøu hình aûnh, lôøi thô taâm tình nheï nhaøng, saâu saéc cuûa ngöôøi cha daønh cho con vaø cho moãi chuùng ta.
* Ghi nhớ: ( SGK
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố
*Mục tiêu: 
- Đọc diễm cảm 2 văn bản
- Kĩ năng đọc diễm cảm
- Tích cực xây dựng bài
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
 Đọc diễm cảm 2văn bản
-Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua 2 văn bản thơ đã học 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS
- Chốt kiến thức: cách đọc diễn cảm
HĐ4.Vận dụng mở rộng
- Viết một đoạn văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hửu Thỉnh trước sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu,hoặc suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con trong bài thơ nói với con
4.Hướng dẫn về nhà
- HDHS chuẩn bị bài ở nhà: Luyện tập bài văn nghị luận đoạn trích
HS: 
 - Đọc diễm cảm văn bản
 - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ
 - Nhận xét,bổ sung ý kiến của bạn
 - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
Đọc diễm cảm 2 văn bản thơ.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC 
V.RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 26
 Tiết 123 NGHĨA TƯỜNG MINH, HÀM Ý, NGHĨA TƯỜNG MINH, HÀM Ý (TT)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ:
 * Kiến thức
 - Biết được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
 - Hiểu được tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
 * Kĩ năng
 - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
 - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
 - Biết sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
 * Thái độ: Tôn trọng người giao tiếp.	
2 . Hình thành năng lực cho học sinh 
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực hợp tác,	
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ : Kể tên các thành phần biệt lập?
Bài mới
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
*Dẫn dắt vào bài: 
Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới
GV Trong khi nói, ta thường sử dụng câu nói mang nghĩa tường minh nhưng cũng có khi ta nói theo nghĩa hàm ý. Vậy để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào tiết học hôm nay.
HS: Tập trung tiếp cận bài
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
* ND1
GV: Chiếu VD 
HS : Đọc 
GV: Câu “ trời ơi chỉ còn năm phút”anh thanh niên muốn nới điều gì?
HS: Trình bày 
GV: Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
HS: Anh ta có thể ngại ngùng, che giấu tình cảm của mình.
GV: Qua ví dụ em hiểu thế nào là hàm ý?
HS: Hàm ý là phần thông báo không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
GV: Dựa vào đâu em hiểu hàm ý?
HS: Dựa vào hoàn cảnh, tình huống giao tiếp để hiểu hàm ý.
GV: Nhận xét, chốt nghĩa hàm ý
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
1.Nghĩa hàm ý
a. Tìm hiểu VD:
*. Câu: “ Trời ơi chỉ còn năm phút”=> nuối tiếc của anh thanh niên vì chỉ còn năm phút là chia tay.
- Anh không nói thẳng ra là vì anh ta có thể ngại ngùng, che giấu tình cảm của mình=> hàm ý.
* Hàm ý là phần thông báo không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
VD: A. Mình nóng quá!
 B. Cởi bớt áo ra.
* ND2.
GV: cho hs đọc VD 
HS : Đọc
GV: Câu “ Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này” có ẩn ý gì không?
HS: Không ẩn ý gì.
GV: Em hiểu tường minh là gì?
HS: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
GV cho HS đọc ghi nhớ.
GV: Nhận xét, chốt ghi nhớ
2.Nghĩa tường minh
a. Tìm hiểu VD:
*. Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa này” câu nói không có ẩn ý gì mà anh ta nói thảng ý muốn nói=> nghĩa tường minh.
* Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
*. Ghi nhớ (SGK)
GV: Câu in đậm trong đoạn văn nêu hàm ý gì?
HS: Xác định 
GV: Vì sao chị không nói thẳng với con mà chị phải dùng hàm ý?
HS: Vì đây là điều đau lòng.
GV: Hàm ý nào trong câu nói của chị được rõ hơn?Vì sao chị Dậu phải nói như vậy?
HS: Hàm ý mẹ đã bán con rõ hơn Tý hiểu ra
GV: Hàm ý nào chị Dậu có ý thức đưa vào câu?
HS: Trình bày 
GV: Câu nào người nghe có năng lực giải đoán?
HS: Trình bày 
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Nhận xét, chốt ghi nhớ 
 II. Điều kiện sử dụng hàm ý
1. Đối với người nói
* Tìm hiểu VD.
 Câu nói của chị Dậu có hàm ý: Sau bữa ăn này, con không ăn ở nhà nữa – mẹ đã bán con => Đây là điều đau lòng của chị Dậu nên chị không giám nói thẳng.
* Người nói có ý thức đưa hàm ý vào trong câu nói.
2. Đối với người nghe
Con sẽ ăn cơm ở nhà cụ Nghị => Hàm ý mẹ đã bán con. Cái Tý hiểu ra “giãy nảy”
* Người nghe phải có năng lực giải đoán hàm ý.
*. Ghi nhớ SGK
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
Hs: đọc bài tập 1,2
GV: Chia nhóm cho HS thảo luận làm bài 1,2,( 3p)
HS: 
- Nhóm 1,2 : làm bài 1
- Nhóm 3, 4, : làm bài 2
- Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HĐ4.Vận dụng mở rộng.
Hs cho ví dụ giải thích nghĩa tường minh và hàm ý
4. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
( soạn câu hỏi sgk)
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
III. Luyện tập.
 1. Bài 1.
a. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy => cụm từ “tặc lưỡi” thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay, dùng “ hình ảnh” để diễn đạt ngôn ngữ.
b. Những từ ngữ miêu tả thái độ cô gái liên quan tới chiếc mùi soa:
- mặt đỏ ửng (ngượng);
-nhận lại chiếc khăn mùi soa (không tránh được)
- quay vội đi (quá ngượng)
2. Bài 2.
Hàm ý: Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè ở đấy.
3. Bài 2.(TT)
"Chắt nước dùm cái chả cơm nhão bây giơ"ø. Sử dụng hàm ý không thành công vì " Anh Sáu vẫn ngồi im", tức là anh tỏ ra không cộng tác.
IV. ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
 V. RÚT KINH NGHIỆM
......
Tuần 26: 
Tiết 124 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ ,BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức . Kĩ năng. Thái độ:
 * Kiến thức
Hiểu được đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 * Kĩ năng
 - Biết nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Biết tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 * Thái độ: Tập trung chú ý xây dựng bài 
2 . Hình thành năng lực cho học sinh 
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực hợp tác,	
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ 
 Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
*Dẫn dắt vào bài: 
Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới
GV Chúng ta đã tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm thơ.
HS: Tập trung tiếp cận bài 
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
GV: Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
HS: Trình bày
GV: Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
HS: Trình bày 
GV: Thảo luận nhóm( 2 bàn 1 nhóm) – 4 phút
Hãy tìm các luận điểm chính
HS : thảo luận, đại diện nhóm trình bày
-Hình ảnh mùa xuân thật đáng yêu.
- Hình ảnh mùa xuântrừu mến của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân đất nước ở trước.
GV: Nhận xét các luận điểm và luận cứ như thế nào để chứng minh cho luận điểm?
HS: Luận cứ là hình ảnh thơ, giọng điệu, kết cấu.
GV:Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận cần trình bày những yếu tố nào?
HS: Trình bày
GV: Chỉ ra bố cục của bài viết?
HS thảo luận:
Mở bài: Từ đầu trân trọng
Thân bài: Từ: Hình ảnh của mùa xuân của mùa xuân.
 Kết bài: Còn lại
GV: Nhận xét về bố cục của bài văn.Yêu cầu về hình thức, cách diễn đạt
HS: Nhận xét
GV: Hãy rút ra thế nào là nghị luận về đoạn thơ bài thơ?
HS đọc ghi nhớ (SGK)
GV: Nhận xét, chốt kiến thức cơ bản về văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
1. Tìm hiểu bài văn SGK.
a. Bài văn nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” 
* Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ của đoạn thơ, bài thơ ấy.
b. Luận điểm.
- Hình ảnh mùa xuân thật đáng yêu.
- Hình ảnh mùa xuântrừu mến của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân đất nước ở trước.
* Để làm sáng tỏ cho luận điểm người viết chọn các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu kết cấu thơ để chứng minh cho luận điểm.
* Về nội dung: cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc...
c. Bố cục:3 phần
- Mở bài: Từ đầu trân trọng
- Thân bài: Từ: Hình ảnh của mùa xuân của mùa xuân.
- Kết bài: Còn lại
=> Bố cục mạch lạc, rõ ràng người viết trình bày bằng lời văn giàu tình cảm tha thiết trừu mến.
* Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.
d, Nhận xét cách diễn đạt của bài văn:
Người viết trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
2. Ghi nhớ (SGK)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng 
Hs: đọc bài tập 1
GV: Chia nhóm cho HS thảo luận làm bài 1(3p)
HS: 
- Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học.
HĐ4.Vận dụng mở rộng
Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần nắm vững các yêu cầu nào?
4.Hướng dẫn về nhà
 - Chuẩn bị bài : Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (soạn câu hỏi sgk)
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
II. Luyện tập.
1. Bài 1.
* Luận điểm:
- Nhạc điệu bài thơ.
- Bức tranh mùa xuân.
IV. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC
 V. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................
 Tiết 125 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN, THƠ BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ
 * Kiến thức
 - Biết được đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Hiểu được các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 * Kĩ năng
 Thực hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 * Thái độ: Biết hợp tác với bạn trong giải quyết vấn đề 
2 . Hình thành năng lực cho học sinh 
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực hợp tác,	
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Nghị luận về đoạn thơ bài thơ là gì?
Bài mới
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
*Dẫn dắt vào bài: 
Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới
GV Để hiểu rõ hơn về nghị luận đoạn thơ bài thơ, cách làm bài nghị luận được tốt nay ta vào bài cách làm.
HS: Tập trung tiếp cận bài
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
* ND 1
GV: Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
HS: Trình bày 
GV: Các đề có từ suy nghĩ, phân tích  biểu thị những yêu cầu gì đối với bài văn?
HS đọc gợi ý SGK và trình bày 
GV : Nhận xét, chốt yêu cầu chính của đề
I. Đề bài nghị luân về đoạn thơ bài thơ.
1. Tìm hiểu đề bài SGK.
a. Cấu tạo các đề.
- Đề 4,7 không có mệnh lệnh.
b. So sánh.
- Phân tích: Nghiêng về phương pháp luận.
- Cảm nhận là sự cảm thụ của người viết.
-Suy nghĩ là nhận định đánh giá của người viết.
2. Kết luận: Muốn làm tốt bài văn ta phải đọc kĩ đề, tìm hiểu đề bài.
* ND 2 
GV: Tổ chức thảo luận cặp ( 4 phút)
 Tìm hiểu đề, tìm ý đề bài đã cho trong SGK.
HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày
GV: Nhận xét, chốt ý
GV: HDHS xác định bước thứ 3 và bước thứ 4 của cách làm bài văn
HS: Trình bày 
GV: Nhận xét
GV: Chốt cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
II. Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
a, Tìm hiểu đề
Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
b, Tìm ý
* Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua tâm trạng, hình ảnh màu sắc, mùi vị.
* Nghệ thuật: Cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, tiết tấu
2. Lập dàn ý (SGK)
3. Viết bài.
4. Đọc lại bài và sửa chữa
HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CŨNG CỐ
Hs: đọc bài tập 
GV: Chia nhóm cho HS thảo luận làm bài (- 3p)
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HĐ4.Vận dụng mở rộng.
Viết hoàn chỉnh phần mở bài cho đề bài phần luyện tập.
4.Hướng dẫn về nhà.
 - Chuẩn bị bài : Mây và sóng ,soạn theo câu hỏi SGK
LUYỆN TẬP
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Hãy tìm ý cho đề bài trên
IV. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC 
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:12/05/2020
Tuần 27: 
Tiết 132 MÂY VÀ SÓNG
 Ra- bin-đra-nát Ta- go
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ
 * Kiến thức
 - Hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người trên "mây và sóng".
 - Biết được những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. 
 * Kĩ năng
 - Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
 - Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. 
 * Thái độ: Tôn kính, biết ơn mẹ, luôn đề cao tình mẹ.
2 . Hình thành năng lực cho học sinh 
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực hợp tác,
 - Năng lực tiếp nhận văn bản 
 - Năng lực thẩm mĩ 	
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nói với con” của Y Phương
3. Bài mới
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
*Dẫn dắt vào bài: 
Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới
GV Tình mẫu tử được nhiều nhà thơ nhà văn ca ngợi, tình cảm ấy thiêng liêng và bất diệt được nhà thơ Ta- go miêu tả qua bài thơ Mây và Sóng.
HS: Tập trung tiếp cận bài 
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: 
HS: đọc chú thích sgk:
Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả?
Hs: trả lời
Gv: Cho biết xuất xứ của văn bản?
Hs: trả lời
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm
GV: Đọc mẫu 
HS- Đọc tiếp
Gv: Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm văn bản trước lớp
Hs: chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ chọn 4 bạn tham gia thi
- hs lắng nghe bạn đọc sau đó nhận xét rút kinh nghiệm cho bạn.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó
SGK
? Xác định thể thơ của văn bản?
Hs: thơ tự do
GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Ta-go (1861-1941) là nhà thơ Aán Độ nhà văn đầu tiên của Châu Á, được nhận giải Nô ben văn học .
2. Tác phẩm: Viết bằng tiếng Ben-gan in trong tập “Trăng non”.
3. Đọc, tìm hiểu từ khó
4. Thể thơ: Thơ văn xuôi
5. PTBĐ: Biểu cảm
*ND 2: 
GV: Mây và sóng rủ em bé cùng chơi như thế nào?
HS: Trình bày 
GV: Vì sao em bé chưa từ chối ngay những lời mời của những người trên mây và trong sóng? 
HS: Em bé muốn đi, vì trẻ em thích vui chơi. Nếu em bé từ chối ngay thì thiếu chân thực.
GV: Điều gì khiến em không đi với những lời rủ đầy thú vị của những người trên mây và những người trong sóng?
HS: Em bé không đi vì nghĩ đến mẹ.
GV: Nhận xét, chốt ý 
GV: Nghệ thuật tác giả sử dụng, và tác dụng?
HS: Trình bày 
GV: Nhận xét- chốt nội dung và nghệ thuật của đoạn
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Lời rủ của những người trên mây và những người trong sóng.
- Cùng chơi với bình minh và trăng. Ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn, chơi đùa thoải mái -> rất vui, thích thú, đầy hấp dẫn.
- Em bé nghĩ đến mẹ, không thể rời mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi đó.
* Nghệ thuật điệp khúc trùng lặp, nhân hóa, hình ảnh liên tưởng, thấy được lời rủ của những người trên mây thật thú vị nhưng em bé từ chối bởi vì em không thể rời mẹ được.
*ND3: 
GV: Tổ chức thảo luận theo nhóm (4 phút)
? Em bé nghĩ ra trò chơi gì? Trò chơi có ý nghĩa như thế nào?
HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày 
GV: Phân tích ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi...ở chốn nào”.
HS : Tấm lòng mẹ bao la, bao dung mẹ âu yếm, yêu thương che chở con, và không ai có thể tách rời, phân biệt và chia cắt tình mẹ con, tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt.
GV:Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào, tác dụng?
HS: Trình bày 
GV: Nhận xét- chốt nội dung và nghệ thuật của đoạn
2. Ý nghĩa trò chơi sáng tạo của bé
- Em nghĩ ra trò chơi hào hợp với thiên nhiên và tình mẫu tử “mẹ là trăng con là mây, mái nhà là trời xanh”=> mẹ con quấn quýt không rời nhau. “con là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn vào lòng mẹ. 
* Nghệ thuật nhân hóa, tưởng tượng, trùng lặp, ẩn dụ ca ngợi tình cảm mẹ con của em bé. 
ND 4
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
- Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
HS:
- Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn.
- Đọc ghi nhớ sgk
III – Tổng kết 
 1. Y nghĩa: Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiên liêng của tình mẫu tử.
 2. Nghẹ thuật
Bố cục bài thơ thành 2 phần giống nhau,nhưng không trùng lập về ý và lời.
 Sáng tạo những hình ảnh thiên nhiên bay bổng. 
* Ghi nhớ: ( SGK
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
 Đọc diễm cảm văn bản
-Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS
- Chốt kiến thức: cách đọc diễn cảm
HĐ4. Vận dụng mở rộng
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con bài thơ còn có thể gợi cho ta suy nghĩ thêm điều gì?
4. Hướng dẫn về nhà
- HDHS chuẩn bị bài ở nhà: ôn tập về thơ( soạn câu hỏi sgk)
 - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
Đọc diễm cảm văn bản
IV. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC 
V. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................Tuần 27: 
Tiết 127 ÔN TẬP VỀ THƠ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
 * Kiến thức
- Biết lập bảng thống kê các tác phẩm hiện đại Việt Nam. 
- Biết kể tên các bài thơ theo từng giai đoạn. 
- Hiểu và phân tích so sánh được nội dung và nghệ thuật của các bài thơ đã học 
 * Kĩ năng
 Tổng hợp hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ đã học 
 * Thái độ: Yêu thơ, yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người qua các tác phẩm thơ
2 . Hình thành năng lực cho học sinh 
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực hợp tác,	
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 
- Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu.
- Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Mây và sóng ? Hiểu gì về tính triết lí của bài thơ?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
*Dẫn dắt vào bài: 
Mục tiêu:Tạo tâm thế học tập, tiếp cận bài mới
GV để giúp các em hệ thống lại đơn vị kiến thức đã học về thơ -> ôn tập
HS: Tập trung tiếp cận bài
HĐ 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
*ND 1 
GV cho HS lập bảng thống kê theo mẫu SGK.
HS: thực hành theo sự hướng dẫn của gv
Gv: chốt nội dung cơ bản của bảng thống kê
* ND 2
GV: Kể tên những tác phẩm thuộc giai đoạn chống Pháp?
HS: Trình bày 
GV: Kể tên những tác phẩm giai đoạn chống Mĩ?
- Đoàn thuyền đánh cá (1958).
- Con cò (1962).
- Bếp lửa (1963)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969).
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971).
GV: Kể tên những tác phẩm giai đoạn từ sau 1975?
HS: Trình bày 
GV: Nhận xét, chốt tên các bài thơ theo từng giai đoạn 
1. Lập bảng thống

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_26_27_nam_hoc_2019_2020.doc