Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
Tuần 24
Tiết 111 LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
* Kiến thức
- Hiểu được một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Biết được một số lỗi liên kết có thẻ gặp trong văn bản.
*. Kĩ năng
- Biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
- Nhận ra và sửa một số lỗi về liên kết.
*. Thái độ: Biết sử dụng từ ngữ cho phù hợp, tôn trọng người giao tiếp.
2 . Hình thành năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, sáng tạo,…
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
Ngày soạn :10/01/2019 Tuần 24 Tiết 111 LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ. * Kiến thức - Hiểu được một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. - Biết được một số lỗi liên kết có thẻ gặp trong văn bản. *. Kĩ năng - Biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản. - Nhận ra và sửa một số lỗi về liên kết. *. Thái độ: Biết sử dụng từ ngữ cho phù hợp, tôn trọng người giao tiếp. 2 . Hình thành năng lực cho học sinh - Năng lực hợp tác, sáng tạo, II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn? 3.Bài mới Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động *Dẫn dắt vào bài: GV để khắc sâu kiến thức về tính liên kết trong văn bản -> luyện tập. HS: Tập trung tiếp cận bài HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN GV: Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn? HS: HS: Các câu có liên kết thì mới có đoạn văn. GV: Có mấy loại liên kết và dấu hiệu nhận biết? HS: Có hai loại liên kết: HS: trả lời - GV nhận xét, chốt kiến thức chung về tính liên kết I. Lí thuyết. - Các câu có liên kết thì mới có đoạn văn. - Có hai loại liên kết: + Liên kết nội dung Liên kết chủ đề và liên kết logic + Liên kết hình thức là dùng các phép liên kết để liên kết. - Phép lặp từ ngữ - Phép nối - Phép thế - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa - Phép liên tưởng VD: Con cò Cổng phủ Con cò Đồng Đăng Có một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ... HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Chia nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi trong phần bài tập 1,2 (9 nhóm - 3p) HS: HS đọc BT theo yêu cầu Nhóm 1,2,3: làm bài 1 Nhóm 4, 5,6: làm bài 2 Nhóm 7,8,9: làm bài 3 - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. Gv: chốt đáp án bài tập GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HĐ4.Vận dụng mở rộng? Lấy ví dụ về một văn bản và chỉ rõ tính liên kết của văn bản đó? 4.Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài : Con cò ( soạn câu hỏi trong sgk) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv II. Luyện tập. 1, Bài 1. a, Phép lặp:Trường học- trường học( Liên kết câu) - như thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trướcá ( thế; liên kết đoạn) b, Phép lặp: Văn nghệ – văn nghệ ( liên kết câu) phép lặp: sự sống- sự sống; văn nghệ- Văn nghệ ( liên kết đoạn) c, liên kết câu: phép lặp thời gian- thời gian; con người- con người. d, phép trái nghĩa: yếu đuối- mạnh; hiền lành- ác 2, Bài 2. Các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề: - Thời gian (vật lí)- thời gian( tâm lí) - vô hình - hữu hình - giáù lạnh - nóng bỏng - thẳng tắp - hình tròn. -đều đăn- lúc nhanh lúc chậm. 3, Bài 3. a, Lỗi liên kết nội dung: Các câu không phục vụ chung chủ đề chung đoạn văn. Chữa lại: "Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối". b, Lỗi liên kết nội dung: Trật tự sự việc nêu trong các câu không hợp lí. Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu (2) để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện.Ví dụ: " Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...) IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................... Tuần 24 Tiết 112 CON CÒ (Hướng dẫn đọc thêm) “Chế Lan Viên” I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ * Kiến thức - Biết được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. - Hiểu được tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. *. Kĩ năng - Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình. - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tượng. *. Thái độ: Yêu thương, kính yêu mẹ, biết ơn, tự hào, giừ gìn lời ru của mẹ, của bà. 2. Hình thành năng lực cho học sinh - Năng lực hợp tác, sáng tạo, II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Hình ảnh của Cừu dưới ngòi bút của La phông- Ten như thế nào? Bài mới Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động *Dẫn dắt vào bài: HS: Tập trung tiếp cận bài GV Tình mẹ con tình mẫu tử thiêng liêng cao quý nhưng gần gũi đối với con người. Đã từ lâu hình tượng đó đã trở thành đề tài cho thi ca, nhạc họa đông tây kim cổ mà không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên đã góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam. Để hiểu được cảm xúc đó chúng ta cùng tìm hiểu bài. HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND1 GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm GV: Đọc mẫu HS- Đọc tiếp HS: đọc chú thích sgk: Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả? Hs: trả lời Gv: Cho biết xuất xứ của văn bản? Hs: trả lời ? Xác định thể thơ của văn bản? Hs: thơ tự do ? Chia bố cục văn bản? Hs chia bố cục GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm I.Đọc- Tìm hiểu chung 1.Đọc 2. Tìm hiểu chung a.Tác giả, b.Tác phẩm SGK c. Thể thơ: Thơ trữ tình- tự do d. Bố cục: 3 đoạn ND 2 GV: Tổ chức cho HS thảo luận với câu hỏi sau: ( chia lớp thành 4 nhóm- 10 phút) ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày + Các nhóm nhận xét, đối chiếu GV: Nhận xét GV: chốt nội dung và nghệ thuật II. Tìm hiểu văn bản 1.Nội dung - Khai thác hình tượng con cao trong những câu hát ru, bài thơ con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. - Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. - Hình aûnh lieân töôûng, töôûng töôïng. Coø laø hieän thaân cuûa ngöôøi meï beàn bæ, thöông con. 2.Nghệ thuật. Viết theo thể thơ tự do thể hiện được cảm xúc linh hoạt. Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời ru. Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng ,tưởng tượng độc đáo. HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố Đọc diễm cảm văn bản -Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS - Chốt kiến thức: cách viết văn nghị luận HĐ4.Vận dụng mở rộng. Gv: Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm văn bản trước lớp Hs: chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ chọn 4 bạn tham gia thi - hs lắng nghe bạn đọc sau đó nhận xét rút kinh nghiệm cho bạn. 4.Hướng dẫn về nhà - HDHS chuẩn bị bài ở nhà: Cách làm bài văn nghi luận về một vần đề tư tưởng đạo lí ( soạn câu hỏi sgk) HS: - Đọc diễm cảm văn bản - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ - Nhận xét,bổ sung ý kiến của bạn - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv III. Luyện tập Đọc diễm cảm văn bản IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 24 Tiết 113- 124 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Kĩ năng .Thái độ * Kiến thức. - Hiểu được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí . - Biết cách tìm hiểu đề và tìm ý. - Biết cách lập dàn ý đề văn nghị luận về tư tưởng đạo lí . *. Kĩ năng Biết vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. *. Thái độ: Tập trung, hợp tác xây dựng bài mới 2 . Hình thành năng lực cho học sinh - Năng lực hợp tác, sáng tạo, II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯỢNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ :Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì? 3.Bài mới Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động *Dẫn dắt vào bài: GV Chúng ta đã hiểu được thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Để giúp các em biết tạo lập hoàn chỉnh bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí chúng ta cùng tìm hiểu tiết học. HS: Tập trung tiếp cận bài HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * ND1: GV: Tìm điểm giống nhau và khác nhau ở các đề trong SGK? HS: Trả lời GV hướng dẫn HS ra đề. HS: Ra đề theo HD GV: chốt cách tìm hiểu đề I.Tìm hiểu đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí. 1, Tìm hiểu các đề bài SGK. - Đề 1,3,10 là đề có mệnh lệnh. - Các đề còn lại là đề mở, không có mệnh lệnh. => đều là tư tưởng khuyên răn, triêùt lí. 2, Ra đề. - Lời khuyên “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Nói có sách, mách có chứng. * ND2 GV: Xác định yêu cầu của đề? HS: Trình bày GV: Tổ chức thảo luận nhóm theo cặp ( 4 phút) ? Xác định nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ? HS: thảo luận, đại diện nhóm trình bày GV: Nhận xét GV:Thể hiện đạo lí gì? Còn có ý nghĩa đối với ngày nay không? HS : Trình bày ? Tìm ý lập luận cho đề bài trên? Hs: chia làm 4 nhóm thảo luận 5 phút – đại diện nhóm trình bày kết quả. GV: chốt cách tìm ý, tìm hiểu đề II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 1. Đề bài Suy nghĩ về đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” a) Tìm hiểu đề bài: - Thuộc nghị luận về tư tưởng đạo lý. -Suy nghĩ về câu tục ngữ. - Tri thức cần có: + Hiểu biết về tục ngữ. + Vận dụng tri thức đời sống. b) Tìm ý: Xác định nghĩa: -Nghĩa đen: nước chảy về từ nguồn, ta uống nước phải nhớ tới nguồn. -Nghĩa bóng:ta phải nhớ ơn cội nguồn tổ tiên. - Nội dung câu tục ngữ +Là người hưởng thành quả của người làm ra “nguồn”. +Nhớ nguồn:có lương tâm, trách nhiệm với nguồn cội và giữ gìn sáng tạo. -Ý nghĩa:là sức mạnh tinh thần, giữ gìn phát huy vật chất của dân tộc.=> Nguyên tắc của người Việt. GV: Mở bài có nhiệm vụ gì? HS: Giới thiệu đạo lý tư tưởng. GV: Thân bài yêu cầu như thế nào? HS:- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ. - Đánh giá ý nghĩa HS trả lời- GV nhận xét, chốt ý GV: Kết bài có nhiệm vụ gì? HS: Khẳng định giá trị tốt đẹp. GV:Những bước sau khi lập dàn ý? Nếu bỏ các bước ấy được không? Vì sao? HS: Viết bài và đọc sửa chữa lại bài. Không bỏ qua các bước này vì phải vận dụng kĩ năng kiến thức để viết bài và phải đọc để sửa chữa cho hoàn chỉnh. Hs: trả lời- GV nhận xét, chốt ý Gv: chốt kiến thức phần ghi nhớ c) Lập dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu đạo lý tư tưởng: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội. * Thân bài: a, Giải thích nghĩa của câu tục ngữ. - "Nước" ở đây là gì?Cụ thể hóa các ý nghĩa của "nước". - "Uống nước" có nghĩa gì? - "Nguồn"ở đây là gì? cụ thể hóa nội dung của nguồn. - "Nhớ nguồn" ở đây là thế nào? cụ thể hóa những nội dung "nhớ nguồn" b, Đánh giá ý nghĩa câu tục ngữ - Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người - câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội. - Câu tục ngữ là lời nhắc nhở những ai vô ơn. - Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc. * Kết bài: câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam. d) Viết bài văn hoàn chỉnh. đ) Đọc – chữa lỗi 2. Ghi nhớ SGK HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Chia nhóm cho HS thảo luận làm đề số 7 mục I (4 nhóm - 5p) HS: HS đọc BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. Gv: chốt đáp án bài tập GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HĐ4.Vận dụng mở rộng.lập dàn bài chi tiết cho đề văn số 7. 4.Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài : Trả bài viết số 5 ( Xem lại đề bài đã làm) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv III. Luyện tập: Bàn về tinh thần tự học. Ví dụ: Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó. Do đó mọi sự học luôn luôn là tự học. Ai học thì người ấy có kiến thức. Không có chuyện ai học cho ai được. Bởi vậy chỉ có nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. Nêu một số tấm gương tự học... IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 24 Tiết 115 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN - SỐ 5 I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức . Kỹ năng . Thái độ *. Kiến thức . Biết được những kiến thức cơ bản làm bài văn Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống, làm được một bài văn hoàn chỉnh... *. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng trình bày bài viết, kĩ năng diễn đạt... *. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc, ý thức sửa chữa lỗi khi làm bài... 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác, II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv, chấm bài 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa. III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ GV: kiểm tra ghi chép bài của học sinh HS: đưa tập ghi chép ra đầu bàn- gv kiểm tra 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động: *Dẫn dắt vào bài: GV: tiết trước chúng ta vừa viết bài TLV, tiết này chúng ta tiến hành trả bài HS: Tập trung tiếp cận bài mới HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức GV: Yêu cầu HS đọc lại -GV hỏi: Hãy xác định lại yêu cầu của đề? -HS: Xác định. -GV: Nêu những lưu ý cần thiết về đề GV: Chốt từ ngữ quan trọng của đề bài -GV: Cùng HS phân tích, lập dàn ý. -GV: Nhận xét bổ sung.( dàn ý tiết kiểm tra) Gv: chốt khái quát trọng tâm của dàn bài -GV: Cho HS nhận xét về ưu, khuyết điểm ở bài làm của HS, đối chiếu với dàn ý và yêu cầu vừa nêu. -HS: Tự nhận xét. -GV:Nêu nhận xét đánh giá về bài viết của HS: + Về ưu điểm + Về hạn chế: Gv: chốt đánh giá chung kết quả bài viết GV: Trả bài HS HS: Xem GV: Tuyên dương những HS bài làm khá, giỏi GV: HS đọc 2 bài điểm tốt HS: Nghe Gv: chốt khái quát những bài điểm tốt - Nhận biết và sửa được lỗi sai trong bài viết - Kĩ năng nhận xét, đánh giá - Hợp tác, tích cực xây dựng bài mới Gv: Hướng dẫn HS chữa lỗi. Hs: theo dõi và phát hiện ra lỗi sai trong bài viết của mình -GV: Ghi lên bảng một số câu, đoạn có sai lỗi chính tả hoặc lỗi chính tả. -HS: Lên bảng sửa. -GV: Cho HS trao đổi, chữa các lỗi về nội dung và hình thức. -GV: Tuyên dương những HS có bài viết đạt khá, giỏi. Nhắc nhở những HS có bài viết chưa đạt để khắc phục, sửa chữa. Gv: chốt cách sửa lỗi I. Đề bài: Hiện nay thời tiết có sự chuyển biến thất thường và thêm vào đó là ý thức hạn chế của con người đã làm cho dịch cúm AH5N1 bùng phát. Bằng hiểu biết, em hãy thể hiện ý kiến của mình về vấn đề trên. II. Dàn bài (Xem tiết 104,105) III. Nhận xét chung: * Ưu điểm - Nắm được thể loại, yêu cầu, phương pháp. - Xác định được bố cục ba phần. - Một số bài viết diễn đạt có cảm xúc. * Hạn chế - Một số bài viết diễn đạt còn sơ sài, chưa có bố cục rõ ràng. - Đa số bài viết còn sai lỗi chính tả. - Một số bài viết chỉ liệt kê sự việc, chưa có yếu tố nghị luận. IV. Trả bài V. Chữa lỗi: - Lỗi về nội dung. - Lỗi về hình thức. HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc một bài văn hay trước lớp -Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS - Chốt kiến thức: cách viết văn tự sự HĐ4.Vận dụng mở rộng. 4.Hướng dẫn về nhà - HDHS chuẩn bị bài ở nhà: Mùa xuân nho nhỏ ( soạn và trả lời câu hỏi sgk) HS: - Đọc bài văn - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ - Nhận xét,bổ sung ý kiến của bạn - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv VI. Luyện tập Đọc một bài văn hay trước lớp IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC V .RÚT KINH NGHIỆM .. ..
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.doc