Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 17
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức:
- K/n văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
* Kĩ năng
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
* Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức ôn tập củng cố nắm chắc kiến thức tập làm văn chuẩn bị cho kì thi học kì I.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực chung: tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học.
- Năng lực chuyên biệt: giao tiếp tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết.
II. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, bảng phụ
- HS: Ôn lại các kiến thức tập làm văn, vở soạn
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Văn bản thuyết minh là gì? Văn bản tự sự là gì?
3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động khởi động
- GV giới thiệu bài bằng cách đặt câu hỏi: Trong chương trình ngữ văn 9 có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý? từ việc trả lời của HS - vào bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 17
Tuần 17 Tiết 81-82 Ngày soạn: 22/12/2020 ÔN TẬP ( PHẦN TẬP LÀM VĂN ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - K/n văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. - hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học. * Kĩ năng - Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự - Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. * Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức ôn tập củng cố nắm chắc kiến thức tập làm văn chuẩn bị cho kì thi học kì I. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực chung: tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học. - Năng lực chuyên biệt: giao tiếp tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết. II. Chuẩn bị - GV: Soạn bài, bảng phụ - HS: Ôn lại các kiến thức tập làm văn, vở soạn III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Văn bản thuyết minh là gì? Văn bản tự sự là gì? 3. Bài mới HĐ1: Hoạt động khởi động - GV giới thiệu bài bằng cách đặt câu hỏi: Trong chương trình ngữ văn 9 có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý? từ việc trả lời của HS - vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức * Kiến thức thứ 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức. ? Nhắc lại những nội dung lớn đã học trong chương trình tập làm văn lớp 9 kỳ I? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý? * Kiến thức thứ 2: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về văn thuyết minh Vai trò, vị trí, t/d của các bp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ntn? Cho một VD cụ thể. -Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng. -Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả , tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào? * Các nội dung lớn và các nội dung trọng tâm cần chú ý: Câu 1: TLV ở HKI lớp 9 có 2 nd chính: a, Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện tập kết hợp thuyết minh với các bp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. b, Văn bản tự sự với hai trọng tâm - Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, tự sự với các yếu tố nghị luận. - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự. Câu 2: Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh: - Giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng. - Giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán. Câu 3: Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả ,tự sự. - Giống nhau: làm cho bài viết được sinh động và hấp dẫn - Khác nhau Miêu tả Thuyết minh Tự sự - Đối tượng: : sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể - Đối tượng: thường là các loại sự vật, đồ vật... - Con người, sự vật, sự việc - Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với đặc điểm của đối tượng - Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật - Có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, yếu tố kì ảo, các chi tiết số liệu thực tế (kể về người thực, việc thực) - Dùng nhiều so sánh, liên tưởng - Ít dùng so sánh, so sánh - Nhiều so sánh liên tưởngà nổi bật nhân vật, sự việc à thể hiện tư tưởng của văn bản - Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết - Ít cảm xúc chủ quan, bảo đảm tính khách quan khoa học - Nhiều cảm xúc chủ quan - it dùng số liệu cụ thể, chi tiết - Dùng nhiều số liệu cụ thể chi tiết - ít dùng số liệu cụ thể chi tiết - Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật - ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học - Có sử dụng yếu tố miêu tả thuyết minh à ứng dụng trong đời sống tinh thần:giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày tỏ thái độ - ít tính khuôn mẫu - Thường theo 1 số yêu cầu giống nhau (mẫu) - ít tính khuôn mẫu - Đa nghĩa - Đơn nghĩa - Đa nghĩa Sách Ngữ văn 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? + Miêu tả nội tâm là miêu tả những suy nghĩ, t/c, diễn biến tâm trạng của nv, miêu tả những gì không quan sát được một cách trực tiếp. + Miêu tả nội tâm làm cho nv bộc lộ chiều sâu tư tưởng. Tuy nhiên, miêu tả nội tâm và miêu tả ngoại hình có mqh với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả ngoại hình mà người viết thể hiện được nội tâm của nv và ngược lại, qua nội tâm của nv mà người đọc có thể hình dung được hình thức bên ngoài của nv. GV cho H đọc VD. - ĐV tự sự có sd yếu tố miêu tả nội tâm: Từ Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường...............làng theo Tây mất rồi thì phải thù/169. - ĐV TS có sd yếu tố nghị luận: Quân Thanh sang xâm lấn nước ta...........ta không nói trước được/66. - ĐV TS có sd yếu tố nghị luân và miêu tả nội tâm. ( Lão Hạc) Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện các yếu tố này trong văn bản tự sự ntn? VD. Văn bản: Làng – Kim Lân ( Từ : Có người hỏi:làm điều nhục nhã ấy /165,166) Câu 4: * Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I : - Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận. - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự. * Vai trò, vị trí, t/d của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong vb tự sự. - Miêu tả nội tâm có vai trò quan trọng trong vb tự sự - Nghị luận trong vb tự sự thường xh dưới dạng các cuộc đối thoại và độc thoại, người viết nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc về một vấn đề hoặc nêu lên một quan điểm, tư tưởng, nhận xét nào đó, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. Câu 5: Phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: + Giống nhau: đều là ngôn ngữ của nhân vật, là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự. + Khác nhau: Đối thoại Độc thoại, độc thoại nội tâm - Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. - Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. - Độc thoại và độc thoại nội tâm: + Giống nhau: đều là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng. + Khác nhau: Độc thoại Độc thoại nội tâm - Nói thành lời - Trong văn bản : có gạch đầu dòng - Không thành lời ( suy nghĩ) - Trong văn bản tự sự: không có gạch đầu dòng. GV hd để hs tìm đoạn văn -Các thành viên trong lớp lắng nghe và nhận xét. -Giáo viên kết luận, nhận xét Câu 6:Tìm 2 đoạn văn tự sự (HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà) HĐ3: Hoạt động luyện tập HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng ? Đọc đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. ? Kể tên những văn bản thuyết minh học từ lớp 6 đến lớp 8 có sử dụng yêu tố miêu tr mà em biết? Trong cuộc sống chúng ta có hay dùng thể loại văn học có yếu tố miểu không? Vì sao? 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối a. Bài vừa học: Ôn lại lí thuyết văn thuyết minh , văn tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm b. Chuẩn bị bài mới: Cố hương IV. Kiểm tra đánh giá bài học Gv nhận xét tiết học V. Rút kinh nghiệm .. Tiết 83 Ngày soạn: 22/12/2020 BÀI: VĂN BẢN: CỐ HƯƠNG ( Lỗ Tấn) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương. * Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. -Vận dụng kiến thức về thể loại và kêt hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được truyện. - Đọc - hiểu van bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợ các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được đoạn truyện. * Thái độ: - Giáo dục cho HS tình yêu quê hương, đất nước biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước từ đó có thái độ học tập tích cực để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực chung: tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. - Năng lực chuyên biệt:sáng tạo, cảm thụ thưởng thức cái đẹp. II. Chuẩn bị - Giáo viên: giáo án, tư liệu, chân dung Lỗ Tấn. - Học sinh: đọc sách giáo khoa. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kể tên một vài văn bản viết về đề tài quê hương mà em đã học. Em hãy đọc một vài đoạn văn bản mà em thích. - H kể: Bài Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch, Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương, Quê hương –Tế Hanh 3. Bài mới HĐ1: Hoạt động khởi động GV giới thiệu bài. Các em đã được học rất nhiều văn bản nói về tình yêu quê hương. Mỗi nhà văn, nhà thơ lại có một cách biểu đạt tình yêu và cảm xúc khác nhau: có khi đó là tình yêu da diết, nỗi nhớ cháy bỏng của Tế Hanh với quê hương., có khi là nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng kín đáo của Hạ Chi Trương trong Hồi hương ngẫu thư. Còn Lỗ Tấn với Cố hương lại khiến chúng ta cảm nhận một cung bậc khác của tình yêu quê hương, đó là nỗi buồn tê tái khi thấy cảnh quê đã thay đổi, tàn tạ, thê lương. Tiết học hôm nay chúng ta.... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức * Kiến thức thứ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn? - Gv: Bối cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng. - ông từng là một sinh viên y khoa, LT ngộ ra một chân lý” Người thầy thuốc có thể chữa bệnh về thể xác mà ko chữa được căn bệnh tinh thần- đặc biệt căn bệnh tình thần của người dân TQ- bệnh nan y. Một quốc dân ngu muội và đớn hèn, thì cho dù cơ thể có to lớn đến mấy, khoẻ mạnh đến mấy, cũng chỉ có thể làm một vật thị chúng, và những kẻ đi xem thị chúng hoàn toàn vô nghĩa mà thôi” Vì thế ông qđ dùng v/c như một công cụ góp phần làm thay đổi xã hội ? Xuất xứ truyện ngắn “Cố hương’’? ? Từ ngữ nào khó, cần giải nghĩa? Cố hương là gì? Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phần Đọc- chú thích. G nói thêm về bút danh của ông : Tấn là do chữ tấn hành ý là phải đi nhanh lên. Chẳng là hồi nhỏ, do ham mê bắt dế mấy lần đến lớp muộn, bị thầy quở mắng và phạt quỳ, cậu bé vừa tức vừa thẹn, bèn lấy dao khắc vào bàn 1 chữ tấn để nhắc nhở mình. Còn lỗ là để kỷ niệm bà mẹ Lỗ Thụy, người mà ông rất yêu kính. Lỗ tấn được đánh giá là người đặt nền móng cho nến văn học hiện đại TQ,- linh hồn dân tộc Trung Hoa hiện đại. Năm 1981, thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa. ? Xuất xứ truyện ngắn “Cố hương’’? ? Từ ngữ nào khó, cần giải nghĩa? Cố hương là gì? HS: Cố hương: cố: cũ. Quê: quê hương->làng quê cũ. - Có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn cố hương là một phần thu nhỏ của xã hội trong giai đoạn lịch sử lúc đó nó đã cũ cần một con đường mới để thay đổi. * Kiến thức thứ 2: Hướng dẫn HS đọc Chú ý giọng điệu trầm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả - Chú ý thay đổi giọng của các nhân vật - Giọng suy ngẫm triết lí ở một số câu, đoạn. GV đọc đoạn 1-> làm ăn sinh sống: Tôi trên đường về quê Đoạn 2: Tiếp – Sạch trơn như quét: Những ngày tôi ở quê Đoạn 3: Tôi trên đường xa quê. H đọc đoạn tiếp đến “ Có lẽ anh ấy cũng sắp đến thôi”. ? Kể tóm tắt đoạn “ lúc bấy giờ-> sạch trơn như quét ( Những ngày ở quê, tôi gặp lại thím Hai dương- người hàng xóm cũ Và Nhuận Thổ- người bạn thuở nhỏ của mình. Tôi nhận ra sự thay đổi của họ, của quê hương mình và thấy buồn bã, xót xa.. HS đọc đoạn cuối văn bản. G nhận xét. ? Một em hãy tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện H tóm tắt: Sau 20 năm trời xa cách, nhân vật tôi phải vuợt qua 2000 dặm về thăm quê lần cuối cùng . Về quê tôi thấy làng quê mình bỗng trở nên tiêu điều xơ xác hoang vắng khác xa rất nhiều. Gặp lại mọi nguời giờ đây cũng khác. Thím Hai Dương – nàng Tây thi đậu phụ đã trở thành người đàn bà tham lam tìm mọi cách để vơ vét của cải. Nhuận Thổ - người bạn cũ khoẻ mạnh, vui vẻ, tinh nghịch thời thơ ấu giờ đã trở thành mụ mẫm, đần độn, sống chịu đựng trong cảnh khốn cùng . Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, nhân vật tôi suy nghĩ, hi vọng về cuộc đời mới,về con đường mới cho thế hệ tương lai, hy vọng làng quê mình sẽ được thay đổi. * Kiến thức thứ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản GV: Thể loại của văn bản? - GV: Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí. Không nên đồng nhất nhân vật tôi và tác giả dù truyện có nhiều chi tiết có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn, không phải sau 20 năm Lỗ Tấn mới về thăm quê, có thời gian ông dạy học ở quê nhà... ? Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản. ? Người kể chuyện trong văn bản tự sự này là ai? ( Nhân vật xưng tôi) Nhân vật trung tâm là ai? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu đại ý của từng phần? + Từ đầu ® Làm ăn sinh sống : (Tôi trên đường về quê) + Phần 2: "Tinh mơ .. sạch trơn như quét"( Những ngày tôi ở quê) + Phần 3: Còn lại (Tôi trên đường xa quê) Phần đầu, cuối truyện có đặc điểm gì? Tác dụng của bố cục trong việc kể người, kể việc ? Hướng: Đặc điểm : Đầu – cuối tương ứng. Tác dụng: Nhấn mạnh, khắc họa rõ hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trước sự thay đổi của con người, quê hương. -> Cảnh vật, con người cố hương và những cảm xúc của nhân vật xưng "tôi". H theo dõi đoạn văn đầu tiên G sau hơn 20 năm xa cách, nhân vật tôi trở về thăm làng cũ ? Nhân vật tôi về thăm quê vào thời gian và không gian ntn? - Thời gian: buổi chiều, đang độ giữa đông, - không gian: trời u ám, ảm đạm ? Em có nhận xét gì về thời gian và ko gian ấy. - Không gian ảm đạm, thời gian dễ gợi lên nỗi buồn. G : buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, thời gian này thường gợi lên ý niệm nhớ nhung, hoài niệm hoặc tàn tạ, thê lương, đây là khoảng thời gian gợi nhớ, gợi buồn. bà Huyện Thanh Quan khi đứng trên đỉnh đèo Ngang vào lúc chiều tà bóng xế cũng da diết một nỗi niềm hoài cổ nhớ nước, thương nhà - Hình ảnh làng cũ trong tâm tưởng của nv tôi và trong thực tế ntn? ? em hiểu gì về những từ ngữ mà cô đã gạch chân trên bảng. H trình bày: thấp thoáng: khi ẩn, khi hiện - Tiêu điều: vắng, hiu quạnh, ko người trông nom. - Hoang vắng: vắng người qua lại, gần như bỏ hoang. - Im lìm: yên lặng ? Trước cảnh làng quê tàn tạ xơ xác, nv tôi có tâm trạng gì. ? Từ “se lại” giúp em hình dung ntn về tâm trạng của nhận vật tôi. G: Se lại là thắt lại, từ chỉ tâm trạng và cảm giác của con người. lòng se lại vì thôn xóm trở nên tiêu điều, hoang vắng nằm im dưới bầu trời vàng úa, những chi tiết tô đậm cảm giác lạnh lẽo của khung cảnh mùa đông -> ở đây ta thấy tâm trạng của tôi phảng phất nỗi buồn , một sự xót xa, bùi ngùi không nói thành lời Sự thê lương của cảnh vật dường như dự báo một viễn cảnh ảm đạm về cuộc sống thực tại ơ quê hương. Thực tế ấy khác hẳn hình dung của một người 20 năm mới trở về làng.. Chuyển ý trong lúc đó tâm thức của tôi lại vang lên tiếng nói “ Làng cũ của tôi đẹp hơn kia!... được”. ? Câu văn giúp em cảm nhận thêm điều gì về tâm trạng và nỗi lòng của nhân vật tôi. G Không nhận ra, rồi tự trấn an mình “ Tôi nghĩ bụng.Cảnh vật ảm đạm, lạnh lẽo đó là do mình cảm nhận, là do tâm trạng mình ko vui. ? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả ở đoạn văn này.Cách kể chuyện đó có tác dụng gì. - Kể vừa tả, vừa bộc lộ tình cảm - Biện pháp NT đối chiếu- SD hồi ức. Tác dụng: Gợi ra sự thay đổi, sa sút của làng quê mình. ? Theo em, vì sao tâm trạng của tôi lại chất chứa nỗi buồn ngay từ lúc ngồi trên thuyền. ? Điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực cuộc sống của người dân TQ như thế nào trong cố hương? => Phản ánh sự suy thoái về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX. => Ngay từ đầu truyện ta đã bắt gặp nỗi buồn của nhân vật tôi: buồn vì phải sắp từ giã xóm làng, buồn vì quê hương quá tiêu điều. ? Qua những chi tiết ở trên, bước đầu em cảm nhận ntn về tình cảm của Tôi đối với quê hương. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Lỗ Tấn ( 1881-1936 )nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc . Sinh trưởng trong 1 gia đình quan lại sa sút . -Cố hương là truyện ngắn tiêu biểu viết về nông thôn TQ - Quan điểm sáng tác của ông: VH phục vụ dân sinh, phục vụ cách mạng. 2- Tác phẩm "Cố hương" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông rút trong tập "Gào thét" (1923). II. Đọc – Tìm hiểu chú thích. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Tìm hiểu chung - Thể loại: truyện ngắn có yếu tố hồi kí - Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp với biểu cảm, miêu tả, nghị luận - Nhân vật chính: Nhuận Thổ. - Nhân vật trung tâm : Tôi - Bố cục: 3 phần 2. Nội dung a. Cảm xúc của nhân vật “Tôi” trên đường về quê: - Trong hồi ức: làng cũ “đẹp hơn” đến nỗi “không có h/a ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được” - Trong thực tế:: làng cũ “tuy chưa tiến bộ hơn xưa nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng” - Nhân vật tôi có cảm xúc buồn, không nén được xúc động, lòng se lại. Tác giả đã kết hợp kể, tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và hồi ức . -> Yêu quê tha thiết nhưng xót xa cho cảnh nghèo khó ở quê hương. HĐ3: Hoạt động luyện tập Kể tóm tắt truyện HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối - Học bài. - Đọc lại văn bản và chuẩn bị các câu hỏi để học tiết 2 IV. Kiểm tra đánh giá bài học Gv nhận xét tiết học V. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 84 Ngày soạn: 22/12/2020 BÀI: VĂN BẢN: CỐ HƯƠNG (TT) ( Lỗ Tấn) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương. * Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. -Vận dụng kiến thức về thể loại và kêt hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được truyện. - Đọc - hiểu van bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợ các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được đoạn truyện. * Thái độ: - Giáo dục cho HS tình yêu quê hương, đất nước biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước từ đó có thái độ học tập tích cực để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực chung: tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. - Năng lực chuyên biệt:sáng tạo, cảm thụ thưởng thức cái đẹp. II. Chuẩn bị - Giáo viên: giáo án, tư liệu, chân dung Lỗ Tấn. - Học sinh: đọc sách giáo khoa. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Tóm tắt truyện Cố hương. - Sau 20 năm trời xa cách, nhân vật tôi phải vuợt qua 2000 dặm về thăm quê lần cuối cùng . Về quê tôi thấy làng quê mình bỗng trở nên tiêu điều xơ xác hoang vắng khác xa rất nhiều. Gặp lại mọi nguời giờ đây cũng khác. Thím Hai Dương – nàng Tây thi đậu phụ đã trở thành người đàn bà tham lam tìm mọi cách để vơ vét của cải. Nhuận Thổ - người bạn cũ khoẻ mạnh, vui vẻ, tinh nghịch thời thơ ấu giờ đã trở thành mụ mẫm, đần độn, sống chịu đựng trong cảnh khốn cùng . Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, nhân vật tôi suy nghĩ, hi vọng về cuộc đời mới, về con đường mới cho thế hệ tương lai, hy vọng làng quê mình sẽ được thay đổi. 3. Bài mới HĐ1: Hoạt động khởi động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức Phần 2 của truyện có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? (3) hiện tại – hồi ức – hiện tại. Những ngày về ở quê, nhân vật “tôi” đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó, cuộc gặp gỡ với nhân vật nào được kể nhiều nhất? (Nhuận Thổ (giải thích) và chị Hai Dương). - HS yếu kém: Sự đối lập hai hình ảnh của Nhuận Thổ. - Hình ảnh Nhuận Thổ xuất hiện trước mặt nhân vật “tôi” so với Nhuận Thổ 20 năm về trước khác nhau như thế nào ? (Tìm chi tiết về hình dáng, cử chỉ, hành động, biểu hiện) (Học sinh thảo luận, trả lời mẫu bài tập 2, giáo viên đưa ra bảng phụ – so sánh). - Vậy, điều gì đã làm cho Nhuận Thổ thay đổi như vậy? ( vì đông con, mùa mất, thuế nặng) Chị Hai Dương được kể từ 2 thời điểm xưa, nay. (Học sinh thảo luận). (Tìm chi tiết trong văn bản). * Chị Hai Dương: - Quá khứ: “Tây Thi đậu phụ” → người phụ nữ đẹp, có sức lôi cuốn. - Trong hiện tại: xấu xí, tham lam, trơ trẽn, mất hết vẻ lương thiện của nhà quê. Thay đổi, xấu toàn diện cả tính tình lẫn hình dạng HS khá giỏi: Những hạn chế tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động. - THGDMT: Môi trường xã hội thay đổi và sự thay đổi của con người. Sự thay đổi của Nhuận Thổ và chị Hai Dương, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi “cố hương”? Thái độ của nhân vật “tôi” đối với cuộc sống ấy? (xót thương, căm ghét, bất lực). Nghệ thuật được dùng để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ và nhân vật khác? (Hồi ức và đối chiếu). Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tg còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương? HS: sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do áp bức, tham nhũng nặng nề nhưng chủ yếu vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương, những người mượn cớ tiến mẹ con tôi để lấy đồ đạc – đau xót nhất là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và nhân vật “tôi”. Đó còn là sự cách bức giai cấp). Để làm rõ sự thay đổi của làng quê, tác giả không chỉ đối chiếu với nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn có sự đối chiếu nào khác? (Hiện tại – quá khứ; Nhuận Thổ trong quá khứ (đeo vòng bạc, khuôn mặt tròn trĩnh), Thuỷ Sinh (cổ không đeo vòng, vàng vọt, gầy còm). Qua sự đối chiếu ấy tác giả đặt ra vấn đề gì? Phản ánh sự sa sút mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu XX. Lên án thế lực đã tạo nên thực trạng này. Chỉ ra mặt tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động. Hình ảnh “cố hương” trong văn bản mang ý nghĩa gì? (nơi chôn nhau cắt rốn, bức ảnh thu nhỏ xã hội, đất nước Trung Quốc thời cận đại). b.Tâm trạng của nhân vật Tôi những ngày ở quê. Được diễn biến theo sự hồi tưởng và xuất hiện của nhân vật Nhuận Thổ Hai mươi năm trước Hai mươi năm sau - Trang phục đẹp đẽ, cổ đeo vòng bạc sáng loáng -Khỏe mạnh, nhanh nhẹn. - Hiểu biết; - Tự tin, vô tư . -> Trẻ trung, đẹp đẽ, đầy sức sống . - Ăn mặc rách rưới. - Thân hình tàn tạ - Mụ mẫm. - Cử chỉ cung kính, e dè -> nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp. => tác giả kết hợp nhuần nhuyễn biện pháp nghệ thuật hồi ức và đối chiếu để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật, đb là ở Nhuận Thổ. Qua đó p/á sự sa sút về mọi mặt của XH TQ vào đầu thế kỉ XX. HĐ3: Hoạt động luyện tập Kể tóm tắt truyện HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối - Học bài. - Đọc lại văn bản và chuẩn bị các câu hỏi còn lại để học tiết 3 IV. Kiểm tra đánh giá bài học Gv nhận xét tiết học V. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 85 Ngày soạn: 22/12/2020 BÀI: VĂN BẢN: CỐ HƯƠNG (TT) ( Lỗ Tấn) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương. * Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. -Vận dụng kiến thức về thể loại và kêt hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được truyện. - Đọc - hiểu van bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợ các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được đoạn truyện. * Thái độ: - Giáo dục cho HS tình yêu quê hương, đất nước biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước từ đó có thái độ học tập tích cực để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực chung: tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. - Năng lực chuyên biệt:sáng tạo, cảm thụ thưởng thức cái đẹp. II. Chuẩn bị - Giáo viên: giáo án, tư liệu - Học sinh: đọc sách giáo khoa. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HĐ1: Hoạt động khởi động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức GV cho H nhắc lại những nội dung đã học ở các tiết trước. GV hướng dẫn HS thực hiện câu hỏi 4: Cho Hs đọc yêu cầu. + Đoạn a dùng pt TS( có kết hợp BC), làm nổi bật qh gắn bó giữa 2 người bạn thời thơ ấu + Đoạn b: dùng pt miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ, qua đó thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận thổ và nông dân miền biển nói chung +Đoạn c: dùng pt lập luận Khi rời “cố hương” tâm trạng nhân vật “tôi” như thế nào? Vì sao? (Cố hương xơ xác, nghèo hèn, xa lạ). - Rời “cố hương” nhân vật “tôi’ đã mang tâm trạng buồn bã nhưng có phải tuyệt vọng không? (Hi vọng). Trong niềm hi vọng ấy, trong lòng nhân vật “tôi” xuất hiện một cảnh tượng như thế nào? Cảnh tượng: Một cách đồng cát màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vầng trăng tròn vàng thắm Ước mong yên bình, ấm no cho làng quê Qua đó bộc lộ ước mơ gì của nhân vật "tôi" - Mong ước: + Làng quê tươi đẹp, cuộc sống tốt hơn. + Con người tử tế, thân thiện. Ý nghĩ cuối cùng của nhân vật “tôi” là gì? + Thức tỉnh người dân không cam chịu c/s nghèo hèn, áp bức + Tin tưởng ở thế hệ mai sau (Cuộc sống mọi thứ không có sẵn – nếu cố gắng, kiên trì con người sẽ có tất cả). Vì sao khi mong mỏi hi vọng cuộc đời đổi thay tốt đẹp cho “cố hương”, nhân vật “tôi” lại nghĩ đến con đường “đi mãi thì thành”? (Con đường đang đi và trong tư tưởng). Phương thức biểu đạt nào sử dụng trong phần cuối của văn bản này? (biểu cảm + nghi luận). Từ đó, nhân vật “tôi” đã tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm như thế nào đối với “cố hương”? (Khơi dậy tinh thần kiên định vững vàng vượt qua bao gian nan, trắc trở. Tin vào sự đổi thay của quê hương, tình yêu quê mới mẻ). Tìm hình ảnh xuất hiện ở đầu và cuối của văn bản? (Học sinh thảo luận). (Một con người đang suy tư trên chiếc thuyền dưới bầu trời u ám về “cố hương” → hình dung, dự đoán thực trạng cố hương. Một rời cố hương → ước mơ cố hương đổi mới). Đó là kiểu kết cấu gì? (đầu cuối tương ứng). Ngoài các nhân vật trên, sự xuất hiện của “mẹ tôi”, “Thuỷ Sinh”, cháu Hoàng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? (Mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ → hồi ức quá khứ xuất hiện. Cháu Hoàng – Thuỷ Sinh → gợi mơ ước). Qua nhứng diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trên đường xa quê, tg muốn gửi gắm điều gì? ? Những nét đặc sắc về nghệ thuật. - Độc thoại nội tâm và miêu tả quang cảnh - Thời gian và không gian nghệ thuật: - Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả và lập luận. Nêu ý nghĩa văn bản? I.Tác giả - tác phẩm II. Đọc – Tìm hiểu chú thích. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Tìm hiểu chung 2. Nội dung. c. Tâm trạng của nhân vật Tôi trên đường rời xa quê. - Lòng tôi không chút lưu luyến, vô cùng lẻ loi và ngột ngạt -Không còn những hình ảnh đẹp đẽ về quê hương và con người nơi đó -Chỉ còn những hình ảnh xơ xác, nghèo nàn và xa lạ => Qua đây, tg muốn gửi gắm một niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của c/s mới, một XH mới 3. Ý nghĩa văn bản: Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước TQ đẹp đẽ trong tương lai. HĐ3: Hoạt động luyện tập Bài 1 Sgk tr /219 - Đọc thuộc lòng một đoạn mà mình thích Bài 2 Sgk tr /219 Tìm từ thích hợp điền vào bảng theo mẫu Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ Lúc còn thơ (20 năm trước) Lúc đứng tuổi (Lúc "tôi" trở về ) Hình dáng - Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn. - Khuôn mặt đổi thành vàng sạm, lại có thêm những vết răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, đội chiếc mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ cây thông. Động tác.. Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba. Cung kính. Giọng nói Thân mật: anh, em Thưa bẩm Thái độ đối với tôi Chan hoà, tự nhiên Chân thật: cho quà tôi Tính cách Hiếu động Đần độn, mụ mẫm HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng ? Từ văn bản suy nghĩ gì về vai trò của quê hương trong cuộc sống của mỗi con người? ? Với những suy nghĩ đó, em sẽ làm gì cho quê hương? 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối - Kể tóm tắt truyện - Xem nội dung tổng thể toàn bài - Chuẩn bị bài: Ôn tập phần TLV ( TT). IV. Kiểm tra đánh giá bài học GV nhận xét tiết học. V. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_17.docx