Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

LẶNG LẼ SA PA

                                                                            Nguyễn Thành Long

I. MỤC TIÊU 

 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.

  *Kiến thức

    - Đọc tìm hiểu nét chung về tác giả, tác phẩm ( T1)

    - Tìm và phân  tích được vẻ đẹp của Sa Pa ( T1)

    - Biết được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm. ( T2)

    - Hiểu được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. ( T2)

  * Kĩ năng

    - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

    - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

    - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

  * Thái độ.

    Tự hào, yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc.

2. Hình thành năng lực cho HS

Năng lực sáng tạo, hợp tác,…

II. CHUẨN BỊ

    1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv

    2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

    1.Ổn định lớp

    2.Kiểm tra bài cũ: 

doc 8 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020
TUẦN 14
 TIẾT 66,67
Ngày soạn:30/10/2019 LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
 *Kiến thức
 - Đọc tìm hiểu nét chung về tác giả, tác phẩm ( T1)
 - Tìm và phân tích được vẻ đẹp của Sa Pa ( T1)
 - Biết được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm. ( T2)
 - Hiểu được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. ( T2)
 * Kĩ năng
 - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
 * Thái độ.
 Tự hào, yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 Trình bày diễn biến tâm trạng của ông Hai khi hay tin đồn làng chợ Dầu theo Tây?
 3.Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: dẫn dắt vào bài: 
GV: Theo lời của tác giả thì Lặng lẽ Sa Pa là “một bức chân dung”. Vậy đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và và suy nghĩ của những nhân vật nào hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu “ Lặng lẽ Sa Pa:
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: GV: Hướng dẫn HS đọc 
GV: Đọc mẫu một đoạn.
HS- Đọc tiếp
HS: đọc chú thích sgk:
GV: Nêu vài nét sơ lược về tác giả?
HS: trả lời
GV: Hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
HS: trả lời
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó
SGK
GV: thể loại văn bản?
Hs: truyện ngắn
Gv: Xác định bố cục văn bản? Nêu nội dung?
- HS- Phần 1 (từ đầu đến “kìa anh ta kìa”): Giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ.
- Phần 2 (tiếp đến . “Không có vật gì như thế”): Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Phần 3 (Còn lại): Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên và đoàn khách.
GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm
I.Đọc- Tìm hiểu chung
 1.Đọc
2.Tìm hiểu chung
 a. Tác giả 
- Nguyễn Thành Long (1925-1991),quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Đóng góp cho nền văn học nước nhà ở thể loại truyện và kí
 b. Tác phẩm: 
*.Hoàn cảnh sáng tác:
 Viết nhân chuyến đi công tác Lào Cai (1970.
 c. Thể loại: truyện ngắn
 d. Bố cục: 3 phần
*ND 2: 
Gv: Chất trữ tình toát lên từ phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và đầy mơ mộng của Sa Pa, được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già như thế nào?
Hs: suy nghĩ- trả lời
+ Nắng đốt cháy rừng cây
+ Thông: cao quá đầu, rung trong nắng bàng bạc
+ Cây kinh tử: nhô đầu màu hoa cà trên màu xanh
+ Mây cuộn tròn từng cục, lăn trên vòm lá, rơi xuống đường, luồn và gầm xe
+ Nắng mạ bạc..
* TÍCH HỢP BVMT:
GV: đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp. Vậy đối với cảnh đẹp được thiên nhiên ưu đãi như vậy mỗi chúng ta phải có trách nhiệm gì?
Hs: suy nghĩ- trả lời
Gv: chốt cảnh đẹp ở SaPa
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Cảnh sắc thiên nhiên ở SaPa:
 Bằng biện pháp nhân hóa, những từ ngữ gợi hình. 
+ Nắng đốt cháy rừng cây
+ Thông: cao quá đầu, rung trong nắng bàng bạc
+ Cây kinh tử: nhô đầu màu hoa cà trên màu xanh
+ Mây cuộn tròn từng cục, lăn trên vòm lá, rơi xuống đường, luồn và gầm xe
+ Nắng mạ bạc..
-> Sa Pa : bức tranh đẹp và nên thơ
Chuyển tiết 2 
Gv: Trước khi anh thanh niên xuất hiện, bác lái xe đã giới thiệu đôi điều về anh như thế nào?
Hs - Hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu trưên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
Gv: Anh thanh niên xuất hiện trong tình huống nào?
Hs - Do mới lên nhận việc "thèm" người quá, kiếm kế dừng xe lại để gặp mọi người.
Gv: Qua lời kể, em biết gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên? 
Hs - Quanh năm sống một mình trên đỉnh Yên Sơn 
Gv: Công việc cụ thể của anh là gì?
Hs - "Đo gió....chiến đấu"; "vào 4 giờ sáng ....một giờ sáng"
Gv: Suy nghó cuûa anh thanh nieân veà coâng vieäc ntn?
Hs:
- Khi ta làm ta với công việc là đôi.
- Công việc gian khổ nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất.
Gv: Vậy theo em, công việc của anh thanh niên có buồn tẻ, cô đơn không? Vì sao?
Hs - Không vì anh thanh niên luôn có công việc và sách làm bạn. Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, ngăn nắp, chủ động trồng hoa, nuôi gà, tự học ngoài giờ làm việc.
Gv: Em có nhận xét gì về cuộc đời riêng của anh?
Hs:
- Gọn gàng, ngăn nắp
Gv: Tính tình của anh thanh niên ntn?
- Chu đáo, ân cần, chân thành, quý trọng mọi người.
- Khiêm tốn (coi đóng góp của mình là nhỏ bé)
Gv: Qua những chi tiết đó em nhận thấy anh thanh niên là người như thế nào?
Hs - Là người yêu lao động, hiếu khách, vui vẻ, chu đáo, khiêm tốn.
Gv: Khi gặp anh thanh niên ông hoạ sĩ có cảm xúc gì? Vì sao ông có cảm xúc như vậy?
Hs - Ông hoạ sĩ bối rối. Vì ông đã phát hiện ra cái đẹp để khơi nguồn cho sáng tác nghệ thuật.
Gv: Trong cách sống của anh thanh niên ông hoạ sĩ có những suy tư gì?
HS: - Người con trai ấy.... thật.
 - Thanh niên....bướm.
Gv: Qua các chi tiết trên cho thấy ông hoạ sĩ là người ntn?
Hs - Là người từng trải, biết trân trọng cái đẹp trong cuộc sống.
GV: Nhà văn đưa nhân vật cô gái và bác lái xe vào câu chuyện này nhằm mục đích gì? Nêu tính cách nổi bật của các nhân vật này.
HS: Làm nổi bật nhân vật anh thanh niên
GV: Các nhân vật vắng mặt khác có vai trò gì?
HS: Thể hiện phẩm chất say mê lao động của con người ở SaPa.
GV: chốt phẩm chất tốt đẹp của con người ở SaPa
 2. Hình ảnh con người:
 a) Nhân vật anh thanh niên 
- Hoàn cảnh sống: sống một mình trên núi cao. 
- Công việc: Đo gió, đo mưa,...làm việc lúc nữa đêm. 
=> Công việc vất vã, đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác.
- Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc:
+ Khi ta làm ta với công việc là đôi.
+ Công việc gian khổ nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất.
=> Là người yêu nghề.
- Ngoài giờ làm việc: Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách,...=> Anh tổ chức cuộc sống chủ động, ngăn nắp.
- Tính tình: 
+ Chu đáo, ân cần, chân thành, quý trọng mọi người.
+ Khiêm tốn (coi đóng góp của mình là nhỏ bé)
=> Anh thanh niên là người yêu lao động, hiếu khách, vui vẻ, chu đáo khiêm tốn.
b. Các nhân vật khác:
* Người hoạ sĩ:
- Khi gặp anh thanh niên ông hoạ sĩ xúc động và bối rối.
=> Ông đã phát hiện ra cái đẹp để khơi nguồn cho sáng tác nghệ thuật
- Suy nghĩ của ông hoạ sĩ:
+ Người con trai ấy.... thật.
+ Thanh niên....bướm.
-> Cách nhìn tin yêu, hi vọng đối với người lao động trể.
=> Là người từng trải, biết trân trọng cái đẹp trong cuộc sống.
* Cô kĩ sư: người đang đi tìm ước mơ, khát vọng của tương lai.
* Bác lái xe: người vui tính, thân thiện.
ND 3
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
- Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
III. Tổng kết
 1.Ý nghĩa.Là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ,qua đótác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho tổ quốc. 
 2. Nghệ thuật kể, kết hợp yếu tố trữ tình và bình luận. Ca ngợi cuộc sống lao động.
Xây dựng đối thoại và độc thoại nội tâm
* Ghi nhớ (sgk) 
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
 -Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS
- Chốt kiến thức: cách viết truyện đặc sắc của tác giả
HĐ4.Vận dụng mở rộng: Kể tóm tắt văn bản Lặng lẽ SaPa
Kể tóm tắt văn bản Lặng lẽ SaPa 
4- Hướng dẫn về nhà:HS
 chuẩn bị bài ở nhà: ( soạn câu hỏi sgk)
HS: 
 - Kể tóm tắt
 - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ
 - Nhận xét,bổ sung ý kiến của bạn
 - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
IV. ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V.RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................................TUẦN 14
 TIẾT 68,69: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 (Văn tự sự)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức. Kĩ năng . Thái độ.
 *Kiến thức
 Biết cách viết văn tự sự có kết hợp của các yếu tố đã học như: miêu tả nội tâm, nghị luận, độc thoại.
 *Kĩ năng.
 Biết vận dụng các yếu tố vào một cách phù hợp, bài viết sinh động, hấp dẫn gây ấn tượng đến người đọc.
 * Thái độ.
 Có ý thức làm bài, trình bày tốt bài viết số 3.
 2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực thực hành
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv, đề kiểm tra
 2- HS: giấy kiểm tra, bút, thước,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
 * Phát đề- học sinh làm 
A. Đề :  Hãy kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn.  
 * YÊU CẦU
- Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện đời thường. Vì vậy, khi làm bài, cần kể lại diễn biến các sự việc theo một trình tự nhất định. Người viết cũng cần phải xác định được ngôi kể (ngôi thứ nhất), người kể chuyện. 
 - Bài viết cần tự nhiên, chân thành.
 - Để bài viết được hay hơn, nên kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên (ân hận, xấu hổ như thế nào,); những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở và rút ra bài học cho mình
 B. Dàn bài
 1. Mở bài: ( 2,0 đ)
- Ai cũng đã từng mắc sai lầm.
 - Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
 2. Thân bài: ( 6,0 đ)
 - Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm;cầmhộ bạn cặp sách.vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn. ( 1,5 đ)
 - Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem ( kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại). ( 1,5 đ)
 - Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò? ( 1,0 đ)
 - Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn ( kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại). ( 2,0 đ)
 3. Kết bài: ( 2,0 đ)
- Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.
- Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.
C. THANG ĐIỂM
 - Điểm 9-10: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy
 - Điểm 7-8: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, sai 1-2 lỗi chính tả.
 - Điểm 5-6: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, sai 3-4 lỗi chính tả.
 - Điểm 3 - 4: Bài viết phải đảm bảo đủ bố cục 3 phần, đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, câu văn còn lủng củng, sai 5- 6 lỗi chính tả.
 - Điểm 1- 2: Bài viết có bố cục chưa rõ ràng, chưa đảm bảo đúng theo yêu cầu của dàn bài, chữ viết chưa đẹp, chưa khoa học, câu văn còn lủng củng, sai trên 6 lỗi chính tả.
 - Điểm 0: Bài viết bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề
 */ Thu bài: 
4 . Hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới:Ngôi kể chuyện trong văn bản tự sự.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
..........................
 TIẾT 70 Hướng dẫn tự học 
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I . MỤC TIÊU
 1.Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
 *Kiến thức
 - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 * Kĩ năng
 - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
 * Thái độ.
 Vận dụng phù hợp ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba vào văn bản tự sự.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: GV: kiểm tra ghi chép bài của học sinh
HS: đưa tập ghi chép ra đầu bàn- gv kiểm tra
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động
*Dẫn dắt vào bài: 
Gv: trong văn kể chuyện người kể chuyện có vai trò như thế nào? -> chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: .
Gv: hướng dẫn hs tự tìm hiểu đoạn trích bằng hệ thống các câu hỏi sau:
 HS đọc đoạn trích
- GV Đoạn trích kể về ai và kể về việc gì?
- HS: Kể về cuộc chia tay giữa ba người: nhà hoạ sĩ , cô kỹ sư và anh thanh niên.
Gv: Ở đây ai là người kể chuyện? Dấu hiệu nào để nhận biết người kể chuyện?
- HS: Trả lời
Gv:Câu: "những người..... như vậy" lời nhận xét của ai? Về ai?
- HS: Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh
Gv: Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận người kể chuyện ở đây thấy hết và biết tất mọi người, mọi việc, mọi hoạt động, tâm tư của nhân vật?
- HS trả lời
GV: Qua bài tập trên em có nhận xét gì về vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự?
HS trả lời
 GV chốt lại ghi nhớ sgk
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
1. Đoạn trích: " Lặng lẽ Sa Pa"
2. Nhận xét:
a. Kể về cuộc chia tay giữa ba người: nhà hoạ sĩ , cô kỹ sư và anh thanh niên.
b. Người kể giấu mặt, không xuất hiện trong câu chuyện
c. Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh
d. Căn cứ:
- Chủ thể đứng ra kể câu chuyện
- Đối tượng được miêu tả
- Ngôi kể
- Điểm nhìn và lời văn
e. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện được kể: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người, tả cảnh vật, đưa ra lời nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
* Ghi nhớ (sgk)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2
Chia nhóm cho HS thảo luận (3p)
HS: HS đọc BT theo yêu cầu
 - Thảo luận, thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HĐ4.Vận dụng mở rộng. Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện:Lặng lẽ SaPa
4.Hướng dẫn về nhà:HS
 - Chuẩn bị bài Chiếc lược ngà( soạn câu hỏi trong sgk). Học bài lặng lẽ SaPa
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng.
II. LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1: 
- Ngöôøi keå chuyeän laø nhaân vaät toâi.
- Ngoâi thöù nhaát.
2. Ñoùng vai moät trong ba nhaân vaät laø ngöôøi keå chuyeän.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_14_nam_hoc_2019_2020.doc