Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020

TIẾT 60                       LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG                                        

                                        YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.

  *Kiến thức

     - Biết cách viết được đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ( Tiết 1)

     - Hiểu tác dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ( Tiết 2)

*. Kĩ năng

    - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.

    - Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.

*. Thái độ.

     Biết tìm những câu văn có yếu tố nghị luận vận dụng vào bài viết của mình.

2. Hình thành năng lực cho HS

Năng lực  sáng tạo, hợp tác,…

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

    1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv

    2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa

III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

    1.Ôn định lớp

    2.Kiểm tra bài cũ : 

       Người viết đưa ra các yếu tố nghị luận bằng cách nào?

docx 18 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020
TUẦN 13
 TIẾT 60 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG 
 YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
 *Kiến thức
 - Biết cách viết được đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ( Tiết 1)
 - Hiểu tác dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ( Tiết 2)
*. Kĩ năng
 - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
 - Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
*. Thái độ.
 Biết tìm những câu văn có yếu tố nghị luận vận dụng vào bài viết của mình.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 Người viết đưa ra các yếu tố nghị luận bằng cách nào?
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài 
GV: Nghị luận thường mang tính triết lí. Vậy ta đưa vào khi nào cho phù hợp, thể hiện được tư tưởng người viết cần thể hiện.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
GV: cho hs đọc đoạn văn “ Lỗi lầm và sự biết ơn”.
GV: Câu văn nào mang yếu tố nghị luận?
HS: Những điều viết lên cát
- Vậy mỗi chúng ta
GV: Cho biết tác dụng của yếu tố nghị luận?
HS: Giáo dục về lòng bao dung, vị tha.
GV: Giải thích thêm.
HS: đọc đoạn văn “Bà nội”. 
GV: Cho biết yếu tố nghị luận trong đoạn?
HS : Con hư tại mẹ..
- Người ta như cây. Uốn cây
GV: Tác dụng của yếu tố này?
HS: Lời khuyên về cách giáo dục con cái.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
1. Tìm hiểu các văn bản (SGK)
a/ Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
Yếu tố nghị luận:
+ Những điềulòng người.
+ Vậy mỗi lên đá.
=> Giáo dục về sự bao dung, lòng nhân ái, phải ghi nhớ ân nghĩa.
b/ Đoạn văn: Bà nội
Yếu tố nghị luận.
+ Con hưlàm sao được.
+ Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.
=> Suy ngẫm về cách giáo dục con cái, lời khuyên cách dạy con dành cho mọi người.
GV: tổ chức cho hs làm bài 1
Gợi ý cho hs viết đoạn văn.
Hs: chia làm 9 nhóm ( thảo luận 5p)
Đề: Viết đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp.
Hs trình bày đoạn văn đã viết. Trình bày và chỉ ra yếu tố nghị luận.
Gv Nhận xét.
Gv: tổ chức cho hs làm bài 2
Gợi ý cho hs viết đoạn văn.
Hs: chia làm 9 nhóm ( thảo luận 5p)
Đề: Viết đoạn văn kể về những việc làm đáng kính của bà.
Hs trình bày đoạn văn đã viết. Trình bày và chỉ ra yếu tố nghị luận.
Gv Nhận xét.
Gv: chốt cách viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
 1. Viết đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp.
- Buổi sinh hoạt diễn ra thế nào? (Thời gian, địa điểm, người điều khiển là ai.)
- Nội dung của buổi sinh hoạt là gì?
- Em đã thuyết phục cả lớp ntn để chứng minh bạn Nam là một người bạn tốt. ( Lời lẽ, VD, phân tích.)
2. Viết đoạn văn kể về những việc làm đáng kính của bà.
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập
Chia nhóm cho HS thảo luận ( 9 nhóm - 3p)
Nhóm 1,2,3,4,5: viết đoạn văn gồm 5-7 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
Nhóm 6,7,8,9: viết đoạn văn gồm 5-7 câu kể về một buổi hội diễn văn nghệ.
HS: HS đọc BT theo yêu cầu
 - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HĐ4.Vận dụng mở rộng. Nghị luận thường mang tính triết lí. Vậy ta đưa vào khi nào cho phù hợp?
4.Hướng dẫn về nhà
 - Chuẩn bị bài :làng ( soạn câu hỏi trong sgk)
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích 
III. Bài tập
1. Viết đoạn văn gồm 5-7 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
2. Viết đoạn văn gồm 5-7 câu kể về một buổi hội diễn văn nghệ.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
TUẦN 13
 TIẾT 61,62 LÀNG
 Kim Lân
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
*Kiến thức
 - Đọc, tóm tắt được tác phẩm, biết vài nét cơ bản về tác giả Kim Lân ( T1)
 - Hiểu được nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại. ( T1)
 - Biết được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại. ( T2)
 - Hiểu được tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. ( T2)
*. Kĩ năng
 - Đọc – hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự hiện đại.
*. Thái độ.
 Tự hào về tình yêu làng của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong thời kì hiện đại ngày nay.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực tiếp cận văn bản, sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 Đọc bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy. Cho biết nội dung chính của bài thơ.
 3.Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động
Gv: Mỗi người dân Việt Nam đều gắn bó với làng quê của mình – nơi mình đã sinh ra và đã sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị, họ rất tự hào về nơi ấy:
Làng quê phong cảnh hữu tình
 Dân cư đông đúc như hình con long
Và tình cảm ấy được nhà văn Lim Lân thể hiện rất độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt qua truyện ngắn Làng.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: GV: Hướng dẫn HS đọc thơ, đọc diễn cảm
GV: Đọc mẫu một đoạn.
HS- Đọc tiếp
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó
SGK
HS: đọc chú thích sgk:
GV: Nêu vài nét sơ lược về tác giả?
Hs: trả lời
Gv: Cho biết văn bản được viết vào thời điểm nào?
HS: trả lời
GV: thể loại văn bản?
HS: thơ tự do
GV: Xác định bố cục văn bản? Nêu nội dung?
HS trình bày.
GV: Chốt kiến thức
I. Đọc- Tìm hiểu chung.
 1.Đọc
 2.Tìm hiểu chung
 a. Tác giả:
- Kim Lân (1920 – 2007).
- Quê: tỉnh Bắc Ninh.
- Sở trường: nhà văn chuyên viết về truyện ngắn.
- Kim Lân rất am hiểu cuộc sống ở nông thôn và người nông dân.
 b. Tác phẩm.
*. Hoàn cảnh sáng tác
 Viết vào năm 1948, trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
c. Thể loại: truyện ngắn.
*ND2: 
GV nhắc lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng của ông Hai.
GV: Tìm tình huống truyện trong văn bản trên?
HS: Tình huống truyện: Khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Gv: chốt tình huống độc đáo của truyện
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Tình huống truyện.
Khi ông Hai nghe cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, tác giả đưa ông Hai vào một tinhg huống bất ngờ gây cấn để bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
Gv: Những lúc nhớ quê, nhớ anh em ông đã làm gì?
 HS: Đi đến phòng thông tin để lắng nghe tin tức qua báo
Gv: Đến phòng thông tin ông nghe được những gì? Tâm trạng của ông như thế nào?
- HS: Những tin thắng trận khắp nơi => tự hào.
Gv: Ông Hai có cảm giác gì khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?
- HS: Cảm giác: "Cổ lão nghẹn ... ở cổ"
Gv: Chi tiết đó thể hiện tâm trạng gì của ông Hai?
- HS: Tâm trạng xấu hổ
Gv: Tình huống này đối lập với tình huống nào? 
- HS: Đối lập với tình cảm tự hào về làng quê của ông.
Gv: Tìm đoạn văn thể hiện sự xấu hổ của ông Hai? Vì sao ông Hai lấy xấu hổ như vậy?
- HS: Chao ôi!...bán nước. Vì làng theo Tây ông cảm thấy xấu hổ lạc loài.
Gv: Đoạn văn trên thể hiện thái độ gì của ông Hai?
- HS: Thái độ căm ghét kẻ bán nước
Gv: Qua thái độ đó, em thấy tình cảm của ông Hai đối với quê hương mình như thế nào?
- HS: Ông Hai là người rất yêu nước
Gv: Câu: làng thì yêu thật...thù. Diễn tả nội tâm của ông Hai như thế nào? Đoạn văn trên tác giả sử dụng ngôn ngữ nào?
- HS: Tâm trạng xót xa, ân hận. Ngôn ngữ độc thoại.
Gv: Trong lúc này ông Hai trò chuyện với ai? 
- HS: Ông Hai trò chuyện với đứa con út.
Gv: Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con út?
HS: Vì không có người giải bày.
Gv: Cảm xúc của ông Hai khi trò chuyện với đứa con như thế nào? Qua đó em cảm nhận được điều gì về ông Hai?
- HS: nước mắt...má. Ông là người chung thuỷ với làng quê, với kháng chiến.
Gv: Khi nghe tin làng không theo giặc, ông Hai có những biểu hiện nào?
- HS: Cái mặt...hấp haý.
Gv: Biểu hiện ấy thể hiện nội tâm gì?
- HS: Vui sướng
Gv: Vì sao ông Hai lại khoe với mọi người Tây nó đốt nhà ông rồi?
- HS: Chứng minh gia đình ông là gia đình kháng chiến.
Gv: Lúc này cử chỉ của ông Hai có gì đặc biệt?
- HS: Lật đật... của ông
Gv: Qua lời nói,cử chỉ, dáng vẻ cho em hiểu thêm ông Hai là người như thế nào?
- HS: Là người trọng danh dự, yêu làng, yêu nước.
GV: chốt tinh thần yêu nước của ông Hai
2. Tình yêu làng, lòng yêu nước của ông Hai.
 a. Trước khi hay tin làng theo giặc.
- Lúc nào cũng nhớ đến anh em
- Tin thắng trận => tự hào, vui.
b. Khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Cổ lão nghẹn ...ở cổ
- Nghe tin làng theo Tây đột ngột, ông Hai xấu hổ, uất ức 
-> Tình huống đối lập với tình cảm tự hào về làng quê của ông.
- Chao ôi!.....bán nước.
=> Thái độ căm ghét kẻ bán nước và biểu hiện lòng yêu nước cao độ.
- Làng thì yêu thậ...thù.
=> Ngôn ngữ độc thoại, tâm trạng xót xa, ân hận.
- Ông Hai trò chuyện với đứa con út:
+ Con là con ai? -> Nhớ về cội nguồn.
+ Thế nhà con ở đâu? ->nhớ về làng quê.
+ Con ủng hộ ai? ->hướng về kháng chiến
- Cảm xúc của ông Hai khi trò chuyện với con: Nước mắt....má.
-> Ông là người chung thuỷ với làng quê, với kháng chiến
c. Tin làng chợ Dầu được cải chính.
- Cái mặt....hấp háy
- Tâm trạng vui sướng
- Ông Hai khoe với mọi người Tây nó đốt nhà ông rồi.
-> Chứng minh gia đình ông là gia đình kháng chiến.
=> Ông Hai là người trọng danh dự, yêu làng, yêu nước hơn tất cả.
ND2: 
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
- Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
HS:
- Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn.
- Đọc ghi nhớ sgk
 III. Tổng kết
Nghệ thuật kể, miêu tả nội tâm, xây dựng tình huống bất ngờ.
 Văn bản ca ngợi tình yêu làng, yêu nước của ông Hai cũng như của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Ghi nhớ sgk
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
-Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học 
- Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS
- Chốt kiến thức: cách viết truyện đặc sắc của tác giả
HĐ4.Vận dụng mở rộng: Kể tóm tắt văn bản Làng
4.Hướng dẫn về nhà
- HDHS chuẩn bị bài ở nhà: người kể chuyệnvb tự sự ( soạn câu hỏi sgk)
HS: 
 - Đọc diễm cảm bài thơ
 - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ
 - Nhận xét,bổ sung ý kiến của bạn
 - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
TUẦN 13,
 TIẾT 63 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần tiếng Việt)
Luyện tập sử dụng từ ngữ địa phương
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
*Kiến thức
 Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ này với phương ngữ khác với ngôn ngữ toàn dân.
* Kĩ năng
 Biết vận dụng vào trong nói và viết cho phù hợp trong giao tiếp.
* Thái độ.
 Biết dùng từ ngữ địa phương phù hợp, tìm thêm những từ ngữ trên mọi vùng miền và từ toàn dân.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kể tên những biện pháp tu từ đã học? cho ví dụ?
 3.Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động
GV: dẫn dắt vào bài: 
 Ngoài ngôn ngữ phổ biến rộng rãi trên cả nước, có một số từ ngữ lại duy nhất có ở vùng miền này mà không có ở miền khác.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Gv hướng dẫn học sinh tìm trong phương ngữ Nam Bộ trong phương ngữ mà em biết những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Hs – Tìm từ theo yêu cầu.
Gv hướng dẫn tìm những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân đồng nghĩa nhưng khác âm với phương ngữ Nam Bộ theo bảng dưới đây ở sgk/ 85.
HS – Học sinh điền theo yêu cầu.
Câu 1. Tìm phương ngữ đang sử dụng.
Chỉ sự vật, hiện tượngkhông có trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
VD: Bồn bồn, trọng trọng, con kinh.. 
Bài 2: Điền từ
Phương ngữ
Nam Bộ
Phương ngữ
Bắc Bộ
Phương ngữ
Trung Bộ
Phương ngữ
toàn dân
Cá lóc
Cá quả
Cá quả
Cá quả
Heo
Lợn
Lợn
Lợn
Té
Ngã
Ngã
Ngã
Tía
Bố
Bố
Cha
Giả đò
Giả vờ
Giả vờ
Giả vờ
Ghiền
Nghiện
Nghiện
Nghiện
Bông
Hoa
Hoa
Hoa
Chén
Bát
Đọi
Bát
Gv hướng dẫn học sinh, phương ngữ Nam Bộ và tìm những từ đồng âm những khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
HS – Suy nghĩ tìm từ và giải thích nghĩa.
Gv Vì sao những từ ngữ như “bồn bồn, con kinh” có ở phương ngữ này mà không có từ ngữ tương đương?
HS: Sự đa dạng, đặc điểm sinh sống của từng vùng miền có những sự vật riêng biệt.
GV: Khi nào từ địa phương trở thành ngôn ngữ toàn dân?
HS khi những từ địa phương được sử dụng rộng rãi thì trở thành từ toàn dân.
Vd: chôm chôm, sầu riêng.
GV: chốt sự đa dạng về phương ngữ
Bài 3. Nhận xét.
- Hòm – hàng (miền Nam) nơi đựng thi hài người chết.
- Hòm (miền Bắc, Trung) nơi đựng đồ đạc, vật dùng.
- Bát (miền Bắc.) vật để ăn cơm.
- Chén (miền Nam).
- Đọi (miền Trung).
- Nón (miền Bắc, Trung) chỉ nón lá.
- Nón (miền Nam) chỉ nón lá và nón vải.
Bài 4: giải thích.
- Do đặc điểm sống, điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng miền mà xuất hiện những từ ngữ riêng không có trong ngôn ngữ toàn dân. Đó chính là sự đa dạng về ngôn ngữ.
- Khi những từ địa phương được sử dụng rộng rãi thì trở thành từ toàn dân.
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: cho học sinh đọc đoạn văn và tìm từ ngữ địa phương ( sách địa phương)
Chia nhóm cho HS thảo luận ( 9 nhóm - 3p)
HS: HS đọc BT theo yêu cầu
 - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HĐ4.Vận dụng mở rộng: Khi nào từ địa phương trở thành ngôn ngữ toàn dân?
4.Hướng dẫn về nhà
 - Chuẩn bị bài :Đối thoại, độc thoạitự sự 
( soạn câu hỏi trong sgk)
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
.
BÀI TẬP
- Từ địa phương trong đoạn văn:
Ham, nhứt, ngón, bọn.
Tác dụng: làm cho đoạn văn mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
TUẦN 13
 TIẾT 64 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG
 VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ
 *Kiến thức
 - Biết được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 * Kĩ năng
 - Phân tích được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 - Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 * Thái độ
 Vận dụng các yếu tố được học vào trong bài viết văn tự sự, thể hiện được suy nghĩ của mình về đối tượng trong đề bài.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực tiếp cận tác phẩm, sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ GV: kiểm tra ghi chép bài của học sinh
HS: đưa tập ghi chép ra đầu bàn- gv kiểm tra
 3.Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: dẫn dắt vào bài: 
 Để khắc hoạ nhân vật, nhà văn thường chú ý miêu tả những phương diện nào? (Ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ ...) Ngôn ngữ nhân vật bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Vậy thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm chúng ta cùng nhau bước vào bài học ngày hôm nay.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: 
GV cho học sinh đọc đoạn trích Làng – Kim Lân.
Gv: Trong ba câu đầu của đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
HS trả lời
GV :Vậy dưới hình thức đó người ta gọi là đối thoại. Vậy em hiểu đối thoại là gì?
HS Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người.
GV: Nhận biết bằng dấu hiệu nào trong văn bản?
HS : ở các lượt lời có dấu gạch đầu dòng.
GV:Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về độc thoại.
Trong câu “- Hà, nắng gớm, về nào”ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao?
HS: Trong câu văn trên ông Hai tự nói với chính mình, vì không có ai trả lời câu nói của ông. Không phải là một câu đối thoại.
GV: Trong đoạn trích còn có câu nào tương tự như vậy không?
HS: Tìm câu văn tương tự “- Chúng bay ăn miếng cơmnhục nhã thế này.”
GV: Ở đây có ai trả lời không?
HS : Không, ông Hai nói với chính mình.
GV: Vậy em hiểu thế nào là độc thoại?
HS : Trả lời.
GV: Em hãy tìm những câu văn nào thể hiện sự suy nghĩ của ông Hai?
HS: Phát hiện “Chúng nó cũng..? Chúng nó cũng bị người? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”.
GV:Thể hiện suy nghĩ của ông Hai, sao trong câu văn này người viết không gạch đầu dòng?
HS: Suy nghĩ, chưa thành lời, nên không gạch đầu dòng được.
GV: Vậy em hiểu như thế nào là độc thoại nội tâm?
HS: Người nói với chính mình bằng suy nghĩ, không thành lời.
GV Vậy khi sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào trong văn bản tự sự có tác dụng gì?
HS: Làm cho câu chuyện trong văn bản có thực, sinh động, hấp dẫn, bộc lộ được suy nghĩ và diễn biến tâm lí của nhân vật trong văn bản tự sự.
GV: Hướng dẫn học sinh phân biệt độc thoại thành lời và độc thoại nội tâm.
- Dấu hiệu nào nhận biết độc thoại thành lời.
HS: Người nói một mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng, có dấu gạch đầu dòng.
- Độc thoại nội tâm.
HS: Nói với chính mình, thể hiện suy nghĩ, không thành lời, không có dấu gạch đầu dòng.
GV chốt lại ghi nhớ sgk.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 1. Đối thoại
VD: Trong đoạn trích, ở ba câu đầu là lời đối thoại giữa hai người với nhau về làng chợ Dầu.
* Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
 Những lời đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở mỗi lượt lời.
2. Độc thoại và độc thoại nội tâm.
a. Độc thoại.
VD: Câu “- Hà, nắng gớm, về nào” ông Hai nói một mình, không có người trả lời.
Câu “- Chúng baynhục nhã thế này.” Ông Hai cũng nói một mình.
=> khi nói với chính mình, không có người trả lời được gọi là độc thoại.
* Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.
b. Độc thoại nội tâm.
VD: Câu “Chúng nóđấy ư? Chúng nó đấy ư? Khốn nạntuổi đầu.” => ông Hai thể hiện bằng suy nghĩ không nói ra thành lời.
* Độc thoại nội tâm là thể hiện những suy nghĩ, trăn trở, những tiếng nói trong lòng không cất lên thành lời.
- Tác dụng làm cho câu chuyện mang tính chân thật, thể hiện được diễn biến tâm lí của nhân vật.
c. Phân biệt độc thoại và độc thoại nội tâm.
Độc thoại là lời của chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.
Độc thoại thành lời
Độc thoại nội tâm
- Phát lên thành lời
- Phía trước câu nói có dấu gạch đầu dòng.
- Thể hiện suy nghĩ, dằn vặt, trăn trởkhông thành lời.
- Không có gạch đầu dòng.
* Ghi nhớ (sgk)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
Chia nhóm cho HS thảo luận ( 9 nhóm - 3p)
HS: HS đọc BT theo yêu cầu
 - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HĐ4.Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn,trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm.
4.Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị bài : Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. ( soạn câu hỏi trong sgk)
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng.
II. Luyện tập.
Bài 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.
Bà hai có 3 lượt.
Ông Hai có 2 lượt lời.
Tác dụng: Lời thoại ngắn cho thấy nỗi buồn bã và lo âu của vợ chồng ông Hai trước tin đồn về làng chợ Dầu theo giặc.
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
TUẦN 13
 TIẾT 65 
 LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI 
 NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức .Kĩ năng . Thái độ 
 *Kiến thức
	- Biết được cách viết bài văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
	- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
 - Nói một cách lưu loát bài văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm đã chuẩn bị.
 *Kĩ năng 
	- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
	- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
 * Thái độ 
 Tự tin, mạnh dạn khi trình bày câu chuyện với cách kể kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
2. Hình thành năng lực cho HS
 Năng lực sáng tạo, hợp tác, ..
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ :Nhắc lại vai trò của miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1.Hoạt động khởi động: GV
dẫn dắt vào bài: 
 Để giúp các em tự tin hơn trước đám đông khi trình bày một câu chuyện -> tiến hành luyện nói
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: 
GV yêu cầu cho học sinh hoàn thiện phần chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu của tiết luyện nói.
 Hs: Chia lớp ra làm 9 nhóm, chuẩn bị bài viết theo đề.
- Giao việc cho mỗi nhóm:
Nhóm 1,2,3,4: chuẩn bị dàn ý đề số 1.
Nhóm 5,6,7,8,9: chuẩn bị dàn ý đề số 3.
HS chuẩn bị theo sự phân công của giáo viên.
Gv: Nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý.
Gv cho học sinh quan sát dàn bài trên bảng, ghi lại cho hoàn chỉnh.
- GV hướng dẫn học sinh phần nào cần bộc lộ nội tâm, đưa yếu tố nghị luận vào lúc nào cho phù hợp, có hiệu quả.
HS quan sát và ghi lại.
Gv: Chốt kiến thức cơ bản của dàn ý
I.Chuẩn bị
Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
Đề 3: Đóng vai Trưong Sinh để kể lại và bày tỏ nỗi niềm ân hận qua đoạn văn bản (từ đầu đến sự tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ nhưng việc đã trót qua rồi!) trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
* Dàn ý gợi ý:
Đề1:
- MB:Chuyện xảy ra lúc nào? Đó là chuyện gì?
- TB: Chuyện xảy ra như thế nào? 
 - Tâm trạng em lúc đó?
 - Sau khi nhận ra lỗi lầm?
- KB: Suy nghĩ của em về tình bạn.
 Đề 3: 
- MB:Giới thiệu tình huống 
- TB: Tập trung phân tích sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Trương Sinh (đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận)
- KB: Bài học ứng xử trong quan hệ gia đình do Trương Sinh rút ra và lời khuyên.
*ND2: 
GV: yêu cầu cho học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu của tiết luyện nói.
 Hs: Chia lớp ra làm 9 nhóm, chuẩn bị bài viết theo đề.
- Giao việc cho mỗi nhóm:
Nhóm 1,2,3,4: luyện nói đề số 1.
Nhóm 5,6,7,8,9: luyện nói đề số 3.
Từng thành viên trong nhóm tự luyện nói với nhau sau đó cử ra 3 bạn thi luyện nói trước lớp
HS luyện nói theo sự phân công của giáo viên.
GV cho học sinh trong nhóm trao đổi, những phần còn thiếu sót trong bài viết của mình và sửa chữa.
HS – sửa chữa các lỗi, dùng yếu tố nghị luận hay chưa.
GV nhận xét: Nội dung, lời nói, giọng điệu, phong cách và bổ sung cho hs.
 HS nghe, nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Nhận xét chung cả 9 nhóm, biểu dương nhóm, cá nhân tiêu biểu, nhắc nhở động viên, hướng dẫn hs yếu kém viết thành bài để tập nói.
Gv: chốt kiến thức chung của phần thực hành.
II. Thực hành luyện nói
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề văn đã cho.
Chia nhóm cho HS thảo luận ( 9 nhóm - 3p)
HS: HS đọc BT theo yêu cầu
 - Thảo luận, thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung.
Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học.
HĐ4
4.Hướng dẫn về nhà.
 - Chuẩn bị bài : Lặng lẽ Sa Pa ( soạn câu hỏi trong sgk)
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng.
III. LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho đề văn sau: 
Hãy kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn.  
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_13_nam_hoc_2019_2020.docx