Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020
TIẾT 56 ,57 BẾP LỬA
Bằng Việt
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức .Kĩ năng. Thái độ
* Kiến thức
- Biết được những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Hiểu những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Biết việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
*. Kĩ năng
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
*. Thái độ
Biết kính trọng, yêu quý bà dù ở gần bên hay những lúc ở xa bà.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực tiếp cận tác phẩm, sáng tạo, hợp tác,…
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1.Ôn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020
TUẦN 12 TIẾT 56 ,57 BẾP LỬA Bằng Việt I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức .Kĩ năng. Thái độ * Kiến thức - Biết được những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Hiểu những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. - Biết việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. *. Kĩ năng - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước. *. Thái độ Biết kính trọng, yêu quý bà dù ở gần bên hay những lúc ở xa bà. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực tiếp cận tác phẩm, sáng tạo, hợp tác, II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : Đọc bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Nội dung và nghệ thuật trong bài thơ? 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động: GV dẫn dắt vào bài: Gv: Trong mỗi người ai cũng có một kỉ niệm thật khó quên, dù đó là kỉ niệm vui hay buồn. Đối với nhà thơ Bằng Việt có một tuổi thơ không bao giờ quên cùng những năm tháng sống bên người bà kính yêu, vào những năm đói khổ nhất. HS: Tập trung tiếp cận bài mới HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND1: HS:GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm GV: Đọc mẫu một đoạn. HS: Đọc tiếp chú thích sgk: GV: nêu vài nét sơ lược về tác giả? HS: trả lời GV: Cho biết văn bản được viết vào thời điểm nào? HS: trả lời GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó SGK GV: thể loại văn bản? HS: thơ tự do GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm - Hướng dẫn đọc chậm, giọng tâm tình, tha thiết, ngắt nhịp thể thơ tám chữ. I. Đọc- Tìm hiểu chung 1.Đọc 2.Tìm hiểu chung a. Tác giả: sinh năm 1941, tỉnh Hà Tây. Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60. b. Tác phẩm. *. Hoàn cảnh sáng tác Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang học ở Liên Xô. c. Thể thơ: tám chữ. *ND2: GV: Với ba câu thơ đầu nói lên điều gì? HS: Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà. GV: Hình ảnh “bếp lửa ấp iu” là một bếp lửa như thế nào? Nhìn thấy bếp lửa thì cháu nghĩ gì đến bà? HS: Chăm chút, khéo léo của người nhóm bếp. Thương bà. GV: Tác giả đã hồi tưởng về kỉ niệm bà cháu như thế nào? HS: Những năm đói khổ (1945), cuộc sống thiếu thốn, lận đận. GV: Âm thanh tu hú gọi lên điều gì? HS: Giọng buồn, khắc khoải. GV: Tiếp theo là khoảng thời gian cháu sống cùng bà? HS: Tám năm ròng, thời gian không phải là ngắn. GV: Những khi bố mẹ đi công tác, bà đã thay họ chăm sóc cháu ra sao? HS: Bà kể chuyện, dạy, chămtất cả mọi công việc. Gv đây là thời gian 8 năm của cuộc kháng chiến chống Pháp. GV: Rồi những năm chiến tranh ác liệt, hình ảnh người bà được miêu tả như thế nào? HS: Cuộc sống bà cháu khó khăn hơn. GV: Tại sao từ bếp lửa lại chuyển sang ngọn lửa. Vậy ngọn lửa có ý nghĩa gì? HS: Ngọn lửa của niềm tin, hi vọng vào cuộc kháng chiến sẽ thắng lợi. Gv - Từ đó nhà thơ đã suy ngẫm về cuộc đời của người bà như thế nào? HS - Sự hi sinh vì con cháu, vì cách mạng. GV: Tình cảm của cháu khi sống xa bà ra sao? HS: Khi sống xa bà luôn tự nhắc nhở suốt đời bà đã hi sinh vì gia đình, vì cháu. GV: Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa như thế nào đối với cháu? HS: Tiếp thêm sức mạnh cho người cháu. - Qua bài thơ hình ảnh “bếp lửa, ngọn lửa” được lặp lại bao nhiêu lần? có tác dụng gì? HS: Quan sát và trả lời. GV: Nhận xét, chốt kiến thức II.Tìm hiểu văn bản. 1.Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà. “Một bếp lửanắng mưa”. Từ ngữ gợi tả cho thấy tình bà cháu sâu nặng, gắn bó bền bỉ gắn liền với hình ảnh bếp lửa. 2. Cảm nghĩ về bà và tình bà cháu trong hồi tưởng. - “Lên bốn tuổi .còn cay!” - Bằng dòng hồi tưởng, kể về tuổi thơ của cháu và cuộc sống gia đình đầy gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. - Tiếng tu hú, âm thanh của làng quê, gợi cháu nhớ những kỉ niệm sống ở bên bà. - “Mẹ cùng cha” => bà đã thay cha mẹ chăm sóc, đùm bọc, thương yêu cháu vô bờ bến. - “Ngọn lửa” được thắp bằng tình yêu thương con cháu, bằng niềm tin vào kháng chiến thắng lợi. - “Nhóm bếp lửa” của tình thương, lòng nhân ái, chia sẽ niềm vui chung. - “Ôi kì lạ, .bếp lửa!”. => Bếp lửa nơi ấp ủ và thắp sáng tình cảm bà cháu trong cuộc đời mỗi người, gia đình, quê hương. 3.Tâm tình của người cháu. “Giờ cháu .lên chưa?” Người cháu tự nhủ không bao giờ quên những tận tụy, hi sinh của bà dành cho cháu. => Tình cảm bà cháu hết sức thiêng liêng, cao quý ND 3 GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB HS: Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận. GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh. GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk HS: Đọc ghi nhớ sgk GV: Chốt kiến thức III. Tổng kết Bằng dòng hồi tưởng, kể, miêu tả, lặp từ bài thơ ca ngợi tình cảm bà cháu, một tình cảm thiêng liêng, quý báu. * Ghi nhớ (sgk) HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc diễm cảm bài thơ Bếp lửa -Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS HĐ4 .Vận dụng mở rộng.Nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu trong văn bản Bếp lửa. 4.Hướng dẫn về nhàHS chuẩn bị bài ở nhà: Tập làm thơ 8 chữ ( soạn câu hỏi sgk) HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv IV. Luyện tập Đọc diễm cảm bài thơ Bếp lửa IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................... TUẦN 12 TIẾT 58. ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ. * Kiến thức - Hiểu được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Biết được sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Hiểu được ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. *. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. *. Thái độ. Biết yêu quý và trân trọng những quá khứ đẹp. Không vì hoàn cảnh sống thay đổi mà quên mất quá khứ. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực tiếp cận tác phẩm, sáng tạo, hợp tác, II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động: GV: dẫn dắt vào bài Vầng trăng luôn là tri kỉ, bạn bè của người lính. Nhưng khi hòa bình, người lính trở về cuộc sống đời thường, đầy đủ tiện nghi thì lại lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy. HS: Tập trung tiếp cận bài mới HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: GV: Hướng dẫn HS đọc thơ, đọc diễn cảm GV: Đọc mẫu một đoạn. HS: Đọc tiếp GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó SGK HS: đọc chú thích sgk: GV: nêu vài nét sơ lược về tác giả? HS: trả lời GV: Cho biết văn bản được viết vào thời điểm nào? HS: trả lời GV: thể loại văn bản? HS: thơ tự do GV: Xác định bố cục bài thơ? Nêu nội dung? HS- 3 phần. HS trình bày. GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm I.Đọc-Tìm hiểu chung 1.Đọc 2.Tìm hiểu chung a. Tác giả: Tên thật Nguyễn Duy Nhuệ, 1948 ở TP Thanh Hóa. Năm 1966, gia nhập quân đội đến khi hòa bình, sau đó về làm báo. b. Tác phẩm: *. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1978. c. Thể thơ: 5 chữ *ND 2: GV: Nhà thơ nhắc lại thời quá khứ như thế nào? HS: Vẻ đẹp ấy mang ý nghĩa thế nào? HS: Cảnh vật: sông, đồng, bể => đẹp, hồn nhiên. Quê hương hiền hòa , bình dị. - Trở thành người lính, vầng trăng gắn bó với người lính ra sao? HS- Trăng trở thành tri kỉ, gắn bó những năm kháng chiến gian khổ. GV: Vầng trăng không chỉ là tri kỉ mà còn được nâng cao hơn là gì? HS:Trăng tình nghĩa. GV: nhận xét gì về lời thơ tác giả sử dụng? HS: lời thơ gợi tả GV: chốt hình ảnh vầng trăng trong quá khứ GV: Cuộc sống hiện tại của người lính ra sao? HS: Cuộc sống đầy đủ hơn, tiện nghi sang trọng hơn. GV: Vầng trăng đối với người lính bây giờ ra sao? HS: Người dưng qua đường, xa lạ không quen. GV: Cho biết tại sao người lính lại có sự thay đổi như vậy? HS: Do điều kiện sống đầy đủ hơn, cuộc sống trở nên bận rộn, con người ta lãng quên quá khứ. GV: Có sự việc gì bất thường xảy ra? Hành động của người lính? HS: Đèn điện tắt, hành động “bật, tung” nhanh, lẹ. GV: Sự xuất hiện của vầng trăng có tác động gì đến người lính? HS:Vầng trăng tròn, đánh thức người lính về thời quá khứ đã lãng quên, những năm gian khổ nhất. GV: Giải thích thêm . GV: Tư thế của người và trăng? Tâm trạng của người lính? HS: Đối mặt, nhìn mặt. - Tâm trạng “rưng rưng” rơi lệ, gợi nhớ quá khứ đẹp. GV: Cảm xúc của người lính giữa trăng hiện tại và quá khứ có gì khác nhau? HS: Giống nhau, nhưng thay đổi là ở người lính. GV: Sự “giật mình” có ý nghĩa gì? Nhắc nhở điều gì? HS: Thức tỉnh của người lính, cũng giống như mọi người chúng ta. - Không nên lãng quên quá khứ đẹp. * TÍCH HỢP BVMT: GV: Em cảm nhận gì gì về vẻ đẹp độc đáo, thơ mộng của cảnh quan thiên nhiên? Nói rõ trách nhiệm của con người với thiên nhiên? Hs: suy nghĩ- trả lời Gv: bổ sung GV: chốt kiến thức II. Tìm hiểu văn bản. 1. Vầng trăng trong quá khứ. - Hình ảnh “đồng, sông, bể” hồi tưởng về tuổi thơ gắn bó với vẻ đẹp hiền hòa, bình dị của quê hương. - Trăng trở thành người bạn “tri kỉ” tình cảm gắn bó, thủy chung với thiên nhiên. => Lời thơ gợi tả, vầng trăng đẹp cũng như tuổi thơ. 2. Vầng trăng của hiện tại. - Cuộc sống hiện tại đầy đủ => lãng quên quá khứ. - Vầng trăng trở thành “người dưng” xa lạ không quen biết. - “ Đèn điện tắt – đột ngột vầng trăng tròn” đối lập ( tối – sáng). -> Vầng trăng gợi nhớ quá khứ, lời nhắc nhở về lẽ sống tình nghĩa thủy chung. 3. Sự suy ngẫm của nhà thơ. - Tư thế đối mặt với ánh trăng, giọng thơ trầm lắng, nghẹn ngào, kỉ niệm quá khứ hiện về liên tiếp. - Trăng tròn “vành vạnh” người bạn tri kỉ vẫn nguyên vẹn tình nghĩa, bao dung và sẵn lòng tha thứ kẻ vô tình. - Cái “im lặng” ngầm trách người bạn xưa sao vô tình. - “Giật mình” sự hối hận của nhà thơ về “uống nước quên nguồn”. => Nhắc nhỡ mọi người về cách sống tình nghĩa. ND3: GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh. GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk HS: - Làm việc theo yêu cầu của giáo viên - Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận. - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn. - Đọc ghi nhớ sgk GV: Chốt kiến thức III. Tổng kết 1.Nghệ thuật. kết hợp giữa tự sự và trữ tình . Sáng tạo nên hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:Tranwn là vẻ đẹp của thiên nhiên tự nhiên.là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình cho vẻ đẹp của đời sống thiên nhiên vĩnh hằng. 2.ý nghĩa. Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình ,thủy chung sau trước. * Ghi nhớ (sgk). HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc diễm cảm bài thơ Ánh trăng -Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS HS: - Đọc diễm cảm bài thơ - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ - Nhận xét,bổ sung ý kiến của bạn HĐ4.Vận dụng mở rộng. Cảm nhận của em về ánh trăng thời quá khứ bằng một đoạn văn. 4. Hướng dẫn về nhà GV: HDHS chuẩn bị bài ở nhà: Luyện tập..nghị luận ( soạn câu hỏi sgk) - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv IV. Luyện tập Đọc diễm cảm bài thơ Ánh trăng IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................... TUẦN 12 TIẾT 59 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Luyện tập tổng hợp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. Kĩ năng .Thái độ. *Kiến thức. - Biết hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, trường từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng. - Hiểu tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. * Kĩ năng Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản. Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản. *.Thái độ. Từ những vấn đề đã ôn tập, biết vận dụng những kiến thức từ vựng vào trong nói, viết một cách cụ thể. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động: GV: Dẫn dắt vào bài: Ở các lớp dưới các em đã làm quen và nắm chắc phần từ vựng. Hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập lại và vận dụng vào giải các bài tập. HS: Tập trung tiếp cận bài mới HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND1 GV: Cho học sinh thảo luận về hai câu ca dao? HS chia 9 nhóm thảo luận – 2p, đại diện nhóm trình bày kết quả - Gật đầu - gật gù. GV: Đọc truyện cười trong sgk. Cách hiểu nghĩa của người vợ qua câu nói nầy là gì? HS: Người vợ hiểu người này bị tàn phế một chân. GV: Theo em ý của người chồng ở đây muốn nói gì? HS: Người chồng thì bảo thiếu một chân sút bóng giỏi nhất của đội. HS: đọc đoạn thơ Gv: Xác định các từ chỉ bộ phận cơ thể trong đoạn, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển? HS- Nghĩa gốc: chân, miệng, tay. - Nghĩa chuyển: vai, đầu. GV: Cho hs đọc đoạn thơ / 159. Xác định các từ ngữ thuộc trường từ vựng? HS - Từ cùng một nét nghĩa: đỏ, xanh, hồng => màu sắc. - Chỉ lửa: hồng, lửa, cháy, tro . GV- Phân tích cách dùng của tác giả? HS- Nêu tác dụng. Gv: chốt kiến thức cơ bản về trường từ vựng 1. So sánh. - Gật đầu: thể hiện sự đồng ý, gật một lần. - Gật gù: gật nhẹ nhiều lần, đồng tình. * Chọn “gật gù” tình cảm chân thành của vợ chồng nghèo, hạnh phúc. 2. Cách hiểu nghĩa của từ. - Người vợ không hiểu nghĩa “một chân sút”. - “một chân sút”: cả đội chỉ có một người giỏi ghi bàn. 3. Chuyển nghĩa của từ. - Nghĩa gốc: miệng, chân, tay. - Chuyển theo phương thức ẩn dụ: đầu. - Phương thức hoán dụ: vai. 4. Trường từ vựng. - Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng. - Chỉ lửa: hồng, lửa, cháy, tro. => Màu áo đỏ của cô gái là say đắm chàng trai và lan rộng làm cảnh vật thay đổi. HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập Chia nhóm cho HS thảo luận ( 9 nhóm - 3p) Nhóm 1,2,3,4,5: đọc thầm đoạn văn trong sgk. Nhận xét về cách gọi tên các sự vật ở đây dựa trên cơ sở nào? Nhóm 6,7,8,9: đọc thầm truyện cười. Xác định yếu tố gây cười ở truyện? HS: HS đọc BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. Gv: chốt đáp án bài tập GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học. HĐ4.Vận dụng mở rộng. 4.Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài :Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ( soạn câu hỏi trong sgk) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng. Bài tập 1. Tên sự vật. Rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía => dựa vào đặc điểm, tính chất của sự vật, không phải là từ mới. 2. Yếu tố gây cười “gọi cho bố đốc tờ” Phê phán thói sính ngoại, tiếng ta có mà không dùng. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM. .................................................... TUẦN 12 TIẾT 60 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ. *Kiến thức - Biết cách viết được đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ( Tiết 1) - Hiểu tác dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ( Tiết 2) *. Kĩ năng - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ. - Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự. *. Thái độ. Biết tìm những câu văn có yếu tố nghị luận vận dụng vào bài viết của mình. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : Người viết đưa ra các yếu tố nghị luận bằng cách nào? Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động: GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài GV: Nghị luận thường mang tính triết lí. Vậy ta đưa vào khi nào cho phù hợp, thể hiện được tư tưởng người viết cần thể hiện. HS: Tập trung tiếp cận bài mới HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức GV: cho hs đọc đoạn văn “ Lỗi lầm và sự biết ơn”. GV: Câu văn nào mang yếu tố nghị luận? HS: Những điều viết lên cát - Vậy mỗi chúng ta GV: Cho biết tác dụng của yếu tố nghị luận? HS: Giáo dục về lòng bao dung, vị tha. GV: Giải thích thêm. HS: đọc đoạn văn “Bà nội”. GV: Cho biết yếu tố nghị luận trong đoạn? HS : Con hư tại mẹ.. - Người ta như cây. Uốn cây GV: Tác dụng của yếu tố này? HS: Lời khuyên về cách giáo dục con cái. GV: Nhận xét, chốt kiến thức I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự. 1. Tìm hiểu các văn bản (SGK) a/ Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn. Yếu tố nghị luận: + Những điềulòng người. + Vậy mỗi lên đá. => Giáo dục về sự bao dung, lòng nhân ái, phải ghi nhớ ân nghĩa. b/ Đoạn văn: Bà nội Yếu tố nghị luận. + Con hưlàm sao được. + Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy. => Suy ngẫm về cách giáo dục con cái, lời khuyên cách dạy con dành cho mọi người. GV: tổ chức cho hs làm bài 1 Gợi ý cho hs viết đoạn văn. Hs: chia làm 9 nhóm ( thảo luận 5p) Đề: Viết đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp. Hs trình bày đoạn văn đã viết. Trình bày và chỉ ra yếu tố nghị luận. Gv Nhận xét. Gv: tổ chức cho hs làm bài 2 Gợi ý cho hs viết đoạn văn. Hs: chia làm 9 nhóm ( thảo luận 5p) Đề: Viết đoạn văn kể về những việc làm đáng kính của bà. Hs trình bày đoạn văn đã viết. Trình bày và chỉ ra yếu tố nghị luận. Gv Nhận xét. Gv: chốt cách viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự. II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 1. Viết đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp. - Buổi sinh hoạt diễn ra thế nào? (Thời gian, địa điểm, người điều khiển là ai.) - Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? - Em đã thuyết phục cả lớp ntn để chứng minh bạn Nam là một người bạn tốt. ( Lời lẽ, VD, phân tích.) 2. Viết đoạn văn kể về những việc làm đáng kính của bà. HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập Chia nhóm cho HS thảo luận ( 9 nhóm - 3p) Nhóm 1,2,3,4,5: viết đoạn văn gồm 5-7 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ. Nhóm 6,7,8,9: viết đoạn văn gồm 5-7 câu kể về một buổi hội diễn văn nghệ. HS: HS đọc BT theo yêu cầu - Thảo luận , thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, HS còn lại theo dõi nhận xét, bổ sung. Gv: chốt đáp án bài tập GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HĐ4.Vận dụng mở rộng. Nghị luận thường mang tính triết lí. Vậy ta đưa vào khi nào cho phù hợp? 4.Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài :làng ( soạn câu hỏi trong sgk) HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích III. Bài tập 1. Viết đoạn văn gồm 5-7 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ. 2. Viết đoạn văn gồm 5-7 câu kể về một buổi hội diễn văn nghệ. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. V. RÚT KINH NGHIỆM. ....................................................
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.doc