Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020
Tuần 11
Tiết 51,52 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Huy Cận
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức. Kĩ năng.Thái độ.
- Kiến thức
- Biết vài nét sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Huy Cận ( T1)
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời, thể loại bài thơ. ( T1)
- Biết được khung cảnh của đoàn thuyền ra khơi ( T1)
- Biết được khung cảnh của đoàn thuyền đánh cá trên biển ( T2)
- Biết được khung cảnh của đoàn thuyền đánh cá trở về ( T2)
- Hiểu những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. ( T2)
- Hiểu nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn (t2)
- Kĩ năng
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
- Thái độ.
Biết yêu quý lao động, học tập để xây dựng quê hương giàu đẹp.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác, tiếp cận văn bản,…
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1 Ôn định lớp
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020
Tuần 11 Tiết 51,52 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. Kĩ năng.Thái độ. - Kiến thức - Biết vài nét sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Huy Cận ( T1) - Hiểu được hoàn cảnh ra đời, thể loại bài thơ. ( T1) - Biết được khung cảnh của đoàn thuyền ra khơi ( T1) - Biết được khung cảnh của đoàn thuyền đánh cá trên biển ( T2) - Biết được khung cảnh của đoàn thuyền đánh cá trở về ( T2) - Hiểu những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. ( T2) - Hiểu nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn (t2) - Kĩ năng - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm. - Thái độ. Biết yêu quý lao động, học tập để xây dựng quê hương giàu đẹp. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, tiếp cận văn bản, II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1 Ôn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ? 3. Bài mới HĐ1. Hoạt động khởi động *Dẫn dắt vào bài: Gv: Thiên nhiên là cảm hứng muôn đời của các nhà thơ, có những lúc con người chúng ta lại trải lòng cùng thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Đó chính là cảm hứng của nhà thơ Huy Cận trong “Đoàn thuyền đánh cá”. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: HS: đọc chú thích sgk: Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả? Hs: trả lời Gv: Cho biết văn bản được viết vào thời điểm nào? Hs: trả lời GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm GV: Đọc mẫu một đoạn. HS- Đọc tiếp GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó SGK GV: thể loại văn bản? Hs: thơ tự do GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm I-Đọc - Tìm hiểu chung 1.Đọc. 2.Tìm hiểu chung a.Tác giả: - Huy Cận (1919- 2005), tên thật Cù Huy Cận, tỉnh Hà Tĩnh. - Huy Cận nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. - Ông tham gia suốt hai cuộc kháng chiến và là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. b. Tác phẩm. a. Hoàn cảnh sáng tác Viết giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh của nhà thơ. b. Đọc, tìm hiểu từ khó c. Thể thơ: 7 chữ *Hoạt động 2: ( 20 p) *Mục tiêu: - Biết được không khí đoàn thuyền đánh cá chuẩn bị ra khơi - Kĩ năng phân tích - Hợp tác, tích cực xây dựng bài mới Gv Hướng dẫn hs đọc bài thơ. _Giọng vui, nhịp nhanh, nhắt nhịp. HS- Nghe đọc mẫu. - 2 em đọc lại bài. HS:- Tìm hiểu từ khó. GV - Bố cục bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung. HS- 3 phần. + Cảnh đoàn thuyền ra khơi. + Cảnh đoàn thuyền đánh bắt cá trên biển. + Cảnh đoàn thuyền trở về. GV - Hai câu thơ đầu miêu tả thiên nhiên vào thời gian nào? Nhận xét về thời gian? HS- Thiên nhiên vào buổi hoàng hôn. Thời gian vào trạng thái nghỉ ngơi. GV – Cho học sinh liên hệ với bài thơ Quê hương – Tế Hanh. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nữa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. GV- Tiếp theo là hoạt động gì của con người? Tâm trạng con người lúc ra khơi? HS- Con người ra khơi, phấn khởi vui vẻ, hào hứng. GV - Hoạt động của con người trên biển? HS- Hát, gõ nhịp trăng cao, dàn đan thế trận=> vui, khẩn trương, sôi nổi. GV: Chốt nét cơ bản về cảnh đoàn thuyền ra khơi. II- Tìm hiểu văn bản. 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi. - Thiên nhiên: Thời gian “mặt trời xuống biển, sóng cài then” => so sánh, nhân hóa thiên nhiên tráng lệ, mênh mông đi vào trạng thái nghỉ ngơi. - Con người: Tâm trạng “câu hát” khí thế hào hứng, phấn khởi. => Vui, khẩn trương, sôi nổi. GV:- Đan xen vào cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả như thế nào? HS- Thiên nhiên đẹp: trăng, biển, các loài cá đủ màu sắc GV- Cảm hứng gì ở nhà thơ? HS- Cảm hứng lãng mạn, giàu có của thiên nhiên. GV- Công việc đánh cá là nặng nhọc, nhưng được miêu tả như thế nào? HS- Xoăn tay chùm cá nặng => niềm vui. GV: nhận xét gì về thủ pháp nghệ thuật chính mà tác giả đã sử dụng? Hs: trả lời * Tích hợp BVMT GV: nước ta được thiên nhiên ưu đãi về nguồn khoáng sản, vậy ta có trách nhiệm gì về việc bảo vệ môi trường biển cả? Hs: tự do bộc lộ suy nghĩ. GV- Ước mơ gì của nhà thơ? HS- Chinh phục thiên nhiên. Gv: chốt nét nghệ thuật và nội dung trọng tâm GV- Không khí của đoàn thuyền khi trở về? Hình ảnh chạy đua cùng mặt trời thể hiện điều gì? HS- Tiếng hát của niềm vui sau chuyến ra khơi nặng khoang. - Hào hứng, chạy đua cùng thời gian. Gv: chốt nội dung, nghệ thuật cơ bản 2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. - “Thuyền tavây giăng” con thuyền nhỏ bé trở nên kì vĩ, khổng lồ hòa nhập vào thiên nhiên, vũ trụ. - “Cá nhụHạ Long”, điệp từ “cá” => biển rất giàu và đẹp. - “Ta hátbuổi nào” công việc nặng nhọc đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. - “Sao mờnắng hồng”, tinh thần lao động hăng say, khẩn trương. * Bằng bút pháp lãng mạn, tưởng tượng thể hiện niềm vui và ước mơ chinh phục thiên nhiên của người lao động. 3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. - “Câu hát”sau chuyến ra khơi nhiều thắng lợi. - Sự phấn khởi, hạnh phúc của người lao động. => Hạnh phúc, vui tươi ND4 GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh. - Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk HS: - Làm việc theo yêu cầu của giáo viên - Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận. - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn. - Đọc ghi nhớ sgk III- Tổng kết. 1.Bài thơ thể hiện niềm cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao ,giàu đẹp , ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. 2.Nghệ thuật tưởng tưởng, miêu tả vẻ đẹp con người lao động trên biển trong sự hài hòa với thiên nhiên. * Ghi nhớ (SGK/ 142) HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: HS: - Đọc diễm cảm bài thơ - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS HĐ4.Vận dụng mở rộng. 4.Hướng dẫn về nhà GV: HDHS chuẩn bị bài ở nhà: Tổng kết từ vựng HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv IV. Luyện tập Đọc diễm cảm bài thơ Đoàn thuyền đánh cá IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC V. RÚT KINH NGHIỆM. ................................................... TUẦN 11 TIẾT 53 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT) ( Từ tượng thanhMột số phép tu từ từ vựng) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. 2. Kĩ năng. . Thái độ. - Kiến thức - Hiểu khái quát kiến thức cơ bản về từ tượng thanh, từ tượng hình - Biết vận dụng lý thuyết về từ tượng thanh, từ tượng hình để làm bài tập - Hiểu khái quát kiến thức cơ bản về một số biện pháp tu từ - Biết vận dụng lý thuyết về một số biện pháp tu từ để làm bài tập - Kĩ năng. Vận dụng những biện pháp tu từ vào trong viết văn. - Thái độ. Ý thức sưu tầm, rèn luyện vốn từ 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Yêu cầu bài cũ: Trình bày các cách phát triển từ vựng? Thuật ngữ là gì? Trình bày lại các đặc điểm của thuật ngữ? 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Hoạt động khởi động: (5p) GV dẫn dắt vào bài Ở các lớp dưới các em đã làm quen và nắm chắc phần từ vựng. Hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập lại và vận dụng vào giải các bài tập. HS: Tập trung tiếp cận bài mới 2.Hoạt động hình thành kiến ND1 Gv : Cho hs nhắc lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh? Hs: VD: lắc rắc, lom khom,.. Gv - Tìm tên loài vật chỉ từ tượng thanh? HS - VD: tu hú, tắc kè GV- Cho hs đọc đoạn văn, tìm từ tượng hình? Cho biết tác dụng? HS- lốm đốm, lê thê=> cụ thể, sinh động đối tượng cần miêu tả. GV : Tổ chức cho hs thực hành làm bài tập viết đoạn văn ( thời gian viết 5p) BÀI TẬP: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình. Hs: viết đoạn văn – trình bày trước lớp- nhận xét Gv: nhận xét Gv : chốt kiến thức cơ bản về từ tượng thanh, tượng hình I- Từ tượng thanh và từ tượng hình. 1. Khái niệm: - Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của người hoặc của vật. - Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của người, của vật. 2. Tên loài vật là từ tượng thanh: tắc kè, tu hú, mèo 3. Từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, thỉnh thoảng, lồ lộ => đối tượng được cụ thể, sinh động hơn. ND2 GV:Cho học sinh thảo luận nhắc lại các khái niệm về một số biện pháp tu từ đã học?( 9 nhóm-3p) HS – Thảo luận và trình bày lại các khái niệm đã học. - So sánh: là đối chiếu của hai hay nhiều sự vật có nét tương đồng. - Ẩn dụ. - Hoán dụ. - Nhân hóa. - Chơi chữ. GV: Nhận xét. Gv – Cho học sinh vận dụng vào làm bài tập 2/ 147. Trong các câu sử dụng những phép tu từ nào? Chỉ ra nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? HS: trả lời. + a/ ẩn dụ + b/ so sánh, nói quá. + c/ nói quá. + d/ nói quá + e/ chơi chữ - HS đọc câu 3/ 147- 148. Gv: Tương tự chỉ ra phép tư từ , nghệ thuật độc đáo của nó? HS- Phép tu từ a/ điệp từ b/ nói quá c/ so sánh d/ nhân hóa e/ ẩn dụ - HS trình bày nghệ thuật. Gv : nhận xét Gv : Chốt kiến thức II- Một số phép tu từ từ vựng học. 1. Khái niệm. - So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự vật khác có nét tương đồng. - Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,..bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. - Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tươn đồng. - Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. 2.Các phép tu từ được sử dụng: a/ “hoa – cánh” chỉ về cuộc đời Kiều. “Lá – cây” gia đình Kiều. => ẩn dụ. b/ So sánh, nói quá: tiếng đàn trong như những âm thanh tự nhiên. c/ nói quá: về vẻ đẹp của Kiều. d/ Nói quá: xa cách về vị trí địa lí mà còn xa cách về vị thế. e/ chơi chữ: tài – tai. 3. Chỉ ra phép tu từ và nghệ thuật. a/ điệp từ “ còn”. Từ “còn” lúc này là một từ đa nghĩa: chỉ “say sưa”, và không phải say vì rượu mà còn say tình. b/ Nói quá: khí thế mạnh mẽ của quân Lam Sơn. c/ So sánh: âm thanh của tiếng suối, cảnh rừng trở nên đẹp hơn. d/ Nhân hóa: “trăng” câu thơ có hồn, trở nên gần gũi. e/ ẩn dụ: mặt trời “em bé” là hi vọng, ước mơ của mẹ. HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố GV: Gọi HS đọc BT HS: HS đọc và thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu. Hs: đọc bài văn trước lớp – nhận xét. Gv: chốt đáp án bài tập GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học HĐ4.Vận dụng mở rộng :Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một số biện pháp tu từ. 4- Chuẩn bị bài :xem lại bài kiểm tra. HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học. - Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng. BÀI TẬP: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một số biện pháp tu từ. IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. V. RÚT KINH NGHIỆM. ................................................... Tiết 54 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Kĩ năng .Thái độ. * Kiến thức - Biết nhận xét đánh giá bài làm về văn trung đại - Biết sửa lỗi trong bài kiểm tra * Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng thực hành làm bài viết đoạn văn - Vận dụng ngôn từ phù hợp vào bài viết. * Thái độ. Có ý thức sửa chữa những hạn chế trong bài kiểm tra 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực sáng tạo, hợp tác, II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Hoạt động khởi động: GV: kiểm tra ghi chép bài của học sinh HS: đưa tập ghi chép ra đầu bàn- gv kiểm tra GV: Dẫn dắt vào bài: Tiết trước chúng ta vừa kiểm tra văn học trung đại, tiết này chúng ta tiến hành trả bài HS: Tập trung tiếp cận bài mới 2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1: GV: Yêu cầu HS đọc lại GV hỏi: Hãy xác định lại yêu cầu của đề? HS: Xác định. GV: nhận xét GV: Chốt từ ngữ quan trọng của đề bài I. Đề bài: Gồm 3 câu Câu 1: (3.0đ) Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), em hãy cho biết tâm trạng của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan là thất tiết? Câu 2: (3.0đ) ) Nêu giá trị Truyện Kiều của Nguyễn Du. Câu 3: (4,0 đ) Dựa vào 14 câu thơ đầu của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu), em hãy đóng vai Lục Vân Tiên kể lại hành động đánh bọn cướp Phong Lai ND 2: -GV: Cùng HS phân tích, làm bài tập GV: -GV: Nhận xét bổ sung.( Bảng phụ theo đáp án tiết kiểm tra 46) Gv: chốt đáp án bài tập II. Đáp án (Xem tiết 46) ND3: -GV: Cho HS nhận xét về ưu, khuyết điểm ở bài làm của HS, đối chiếu với dàn ý và yêu cầu vừa nêu. -HS: Tự nhận xét. -GV:Nêu nhận xét đánh giá về bài viết của HS: + Về ưu điểm + Về hạn chế: Gv: chốt đánh giá chung kết quả bài làm III. Nhận xét chung: a. Ưu điểm: - Diễn đạt câu từ trong sáng, có cảm xúc. - Biết thay đổi ngôi kể phù hợp với đề. b. Hạn chế: - Tuy vậy vẫn còn một số em cách dùng từ chưa hay, lời văn lủn củng. ND 4: GV: Trả bài HS HS: Xem GV: Tuyên dương những HS bài làm khá, giỏi GV: HS đọc 2 bài điểm tốt HS: Nghe Gv: chốt khái quát những bài điểm tốt IV. Trả bài ND 5 Gv: Hướng dẫn HS chữa lỗi. Hs: theo dõi và phát hiện ra lỗi sai trong bài làm của mình -GV: Ghi lên bảng một số câu, đoạn có sai lỗi chính tả hoặc lỗi chính tả. -HS: Lên bảng sửa. -GV: Cho HS trao đổi, chữa các lỗi về nội dung và hình thức. -GV: Tuyên dương những HS có bài làm đạt khá, giỏi. Nhắc nhở những HS có bài viết chưa đạt để khắc phục, sửa chữa. Gv: chốt cách sửa lỗi V. Chữa lỗi: - Lỗi về nội dung. - Lỗi về hình thức HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: giới thiệu 1 tác phẩm văn học trung đại đã học về nội dung và nghệ thuật hs: trao đổi cùng bàn -2p. đại diện bàn trả lời HĐ4.Vận dụng mở rộng.Viết đoạn văn đóng vai Thúy Kiều kể về tâm trạng du xuân trở về trọng đoạn cảnh ngày xuân. gv - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS gv - Chốt kĩ năng giới thiệu tác phẩm 4.Hướng dẫn học sinh về nhà. HDHS chuẩn bị bài ở nhà: Khúc hát ru( soạn và trả lời câu hỏi sgk) Hs: lắng nghe thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên IV. Luyện tập Em hãy giới thiệu 1 tác phẩm văn học trung đại đã học về nội dung và nghệ thuật IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. V. RÚT KINH NGHIỆM. TUẦN 11 TIẾT 58 HDĐT:KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ Nguyễn Khoa Điềm I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ * Kiến thức - Biết được tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Hiểu được tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. - Biết nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến. * Kĩ năng - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ. - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả. - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. * Thái độ Trân trọng những tình cảm và tình yêu thương của mẹ dành cho con. 2. Hình thành năng lực cho HS Năng lực tiếp cận tác phẩm, sáng tạo, hợp tác, II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1.Ôn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hoạt động khởi động: GV dẫn dắt vào bài: Mỗi người trong chúng ta điều lớn lên bên nhịp võng cùng những lời ru tha thiết, trầm ấm của mẹ. Nhưng trong cuộc kháng chiến ác liệt, thì hình ảnh người mẹ điệu con trên lưng và ru con ngủ là không hiếm, nhất là đồng bào dân tộc. Tất cả tình cảm ấy được đi vào trong thơ ca hết sức độc đáo, đặc sắc. HS: Tập trung tiếp cận bài mới HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức *ND 1 GV: Hướng dẫn HS đọc thơ, đọc diễn cảm GV: Đọc mẫu một đoạn. HS- Đọc tiếp Gv: tổ chức cho hs thi đọc thơ diễn cảm Gv: chia lớp làm 3 đội- mỗi đội cử ra 3 bạn đọc hay nhất để thi đọc thơ Hs: chia làm 3 đội thi đọc thơ theo hướng dẫn của GV: tổng kết- nhận xét cuộc thi HS: đọc chú thích sgk: Gv: nêu vài nét sơ lược về tác giả? Hs: trả lời Gv: Cho biết văn bản được viết vào thời điểm nào? Hs: trả lời GV: thể loại văn bản? Hs: thơ tự do GV: chốt nét chung về tác giả, tác phẩm I- Đọc - tìm hiểu chung 1.Đọc 2.Tìm hiể chung a. Tác giả : sinh năm 1943, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. b. Tác phẩm: *. Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1971. c. Thể thơ: tự do. *ND 2: Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản Gv: chia lớp 9 nhóm- thảo luận 5 phút Nhóm 1,2,3,4,5: Tìm nội dung chính của bài thơ Gợi ý: - Hình ảnh người mẹ Tà- ôi trong bài thơ. - Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm, ước mong của mẹ qua các khúc ru. - Tình cảm của mẹ qua ba khúc ru Nhóm 6,7,8,9: Tìm nét nghệ thuật chính của bài thơ Hs: đại diện nhóm trình bày kết quả- nhận xét. Gv: nhận xét- bổ sung Gv: chốt nội dung, nghệ thuật chính của bài. II. Khái quát nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật 1. Nội dung - Trong vất vả gian nan của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ dành cho con tình yêu thương thắm thiết. - Mong ước con mau lớn khôn khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. 2. Nghệ thuật Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến, ngôn ngữ trong sáng ND 3: GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh. - Chốt kiến thức: Nhấn mạnh nét chung về nội dung và nghệ thuật của VB - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk HS: - Làm việc theo yêu cầu của giáo viên - Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận. - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của bạn. - Đọc ghi nhớ sgk III- Tổng kết. 1.Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, sự lặp lại của những lời ru. 2.Nội dung Bài thơ là khúc hát ngợi ca tình cảm cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. * Ghi nhớ (sgk) HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: GV: Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc diễm cảm bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ -Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS HS: - Đọc diễm cảm bài thơ - Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ HĐ4.Vận dụng mở rộng.viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử. 4.Hướng dẫn về nhà GV: HDHS chuẩn bị bài ở nhà: ánh trăng ( soạn câu hỏi sgk) HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv IV. Luyện tập Đọc diễm cảm bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC. V. RÚT KINH NGHIỆM. ....................................................
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_11_nam_hoc_2019_2020.doc