Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 

    1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.

     - Kiến thức.

        Nắm được nét cơ bản về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

        Hiểu được đặc điểm thơ của Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

       Biết được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

  -  Kĩ năng.

       Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.

       Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

       Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

  -  Thái độ.

      Tự hào về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ.

       Học tập, phát huy truyền thống ấy trong thời hiện đại.

 2. Hình thành năng lực cho HS

doc 13 trang Huy Khiêm 15/05/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020
Tuần:10
Tiết 46,47 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 “Phạm Tiến Duật” 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ.
 - Kiến thức.
 Nắm được nét cơ bản về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 Hiểu được đặc điểm thơ của Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
 Biết được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
 - Kĩ năng.
 Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
 Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
 Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
 - Thái độ.
 Tự hào về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ.
 Học tập, phát huy truyền thống ấy trong thời hiện đại.
 2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv, đề kiểm tra 15’
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa, giấy kiểm tra
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Ôn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu? Qua bài thơ “Đồng chí” cho biết những cơ sở nào hình thành nên tình đồng chí?
3. Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động
GV: dẫn dắt vào bài: 
 Có rất nhiều bài thơ viết về người lính, nhất là tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Tất cả những điều đó được phản ánh bằng các dòng thơ hết sức trẻ trung, sôi nổi như người lính lái xe trong thơ của Phạm Tiến Duật.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1: 
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc diễn cảm
GV: Đọc mẫu một đoạn.
HS: Đọc tiếp
 HS: đọc chú thích sgk:
GV: Nêu vài nét sơ lược về tác giả?
HS: Trả lời
GV: Cho biết văn bản được viết vào thời điểm nào?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó
SGK
GV: thể loại văn bản?
HS: Thơ tự do
GV: Chốt nét chung về tác giả, tác phẩm
I-Đọc- Tìm hiểu chung
1.Đọc
 2.Tìm hiểu chung
 a. Tác giả: 
- Phạm Tiến Duật(1941 – 2007), tỉnh Phú Thọ.
- Sau tốt nghiệp đại học, năm 1964 gia nhập quân đội và trở thành nhà thơ.
- Thơ ông có giọng điệu trẻ trung, sôi nổi.
 b. Tác phẩm: 
 a. Hoàn cảnh sáng tác:Viết năm 1969,
thời kì chống Mĩ.
 c. Thể loại: thơ tự do
*ND2: 
GV: Đọc bài thơ, em thấy nhan đề tác giả đặt ra có gì đặt biệt? Hình ảnh nổi bật trong thơ?
HS- Cảm giác lạc quan, mới lạ trong thơ.
- Người lính và những chiếc xe không kính.
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến những chiếc xe không kính?
HS: Bom giật, bom rung.
GV: Tiếp theo nhà thơ còn miêu tả đặc điểm nào nữa ở chiếc xe?
HS: không kính, không đèn, không mui, xe có xước.
GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật nào? 
HS: Điệp từ ngữ, sự tàn phá của bom đạn.
GV: Tác giả miêu tả người lính qua những đặc điểm nào?
+ Tư thế người lính được miêu tả ra sao?
HS: Xác định 
GV: “ con đường” được tác giả còn sử dụng nghệ thuật nào?
HS: Con đường giải phóng cho Miền Nam.
GV: Họ có cảm giác như thế nào?
HS: Thích thú, tự tin, hiên ngang.
GV: Tinh thần của họ được nói đến như thế nào?
HS: Tinh thần quyết tâm.
GV: Khó khăn gì? Giọng điệu của người lính lái xe?
HS: Bụi, gió, mưa => “ừ’ bất chấp khó khăn, gian khổ.
- Nụ cười “ha ha”.
GV: Tình cảm của các chiến sĩ lái xe? Đối với chuyện ăn uống thế nào?
HS: Họp nhau thành tiểu đội, bắt tay nhau, võng mắc chông chênh => gặp nhau rồi lại lên đường.
- chung bát đũa => gia đình.
GV: Vậy mục đích của đoàn xe vận tải ở đây là gì?
HS: “Vì miền Nam”thống nhất đất nước.
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
GV: Câu thơ cuối bài được dùng bằng nghệ thuật nào? Có ý nghĩa gì?
HS- Nghệ thuật hoán dụ.
* GD QUỐC PHÒNG
GV: nêu những nguy hiểm mà người lính phải đối mặt?
HS: trả lời
GV:Nhận xét, chốt kiến thức
II. Tìm hiểu chi tiết
 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Nguyên nhân “bom giật, bom rung”đã vỡ kính đi rồi.
- Xe không có: đèn, mui xe, xe có xước => chiếc xe trở nên trần trụi, biến dạng, không còn nguyên vẹn.
* Bằng miêu tả, cho thấy sự tàn phá ác liệt của bom đạn, chiến tranh.
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.
- Tư thế.
+ Ung dung, hiên ngang, tự tin vì con đường giải phóng miền Nam phía trước.
+ Cảm giác đột ngột, thích thú, hào hứng.
- Tinh thần.
+ Bất chấp mọi khó khăn gian khổ “bụi, gió, mưa”.
+ Giọng điệu mang tính khẩu ngữ trẻ trung “ừ, ha ha” vui, lạc quan, yêu đời .
- Tình cảm.
+ Chân thật, tự hào về tình đồng đội.
+ Gắn bó như một gia đình “chung bát đũa”.
+ Niềm tin về một cuộc sống thanh bình “trời xanh thêm”.
+ “Vì miền Nam” thống nhất đất nước “trái tim” của lòng dũng cảm, kiên cường, bất khuất.
* Ngôn ngữ tự nhiên, chân thật ca ngợi tinh thần vượt khó của các chiến sĩ lái xe.
ND 3: 
GV cho HS làm việc cá nhân: Tổ chức cho HS trao đổi cùng bàn ( 2’) với nội dung chốt lại phần nội dung và nghệ thuật của VB 
HS:
- Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Trình bày ý kiến mà nhóm vừa thảo luận
GV: Nhận xét, bổ sung phần trả lời của học sinh.
GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ sgk
HS: Đọc ghi nhớ sgk
GV: Chốt kiến thức phần tổng kết
III. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật lặp từ, giọng trẻ trung của người lính ca ngợi tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
 2.Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường sơn dũng cảm,hiên ngang,tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống Mĩ xâm lược.
* Ghi nhớ (SGK)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
GV: Giao nhiệm vụ cho HS: 
 Đọc diễm cảm Bài thơ tiểu đội xe không kính
HS: Đọc diễm cảm bài thơ
GV: Yêu cầu HS nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học 
HS: Nêu những nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
 HĐ4.Vận dụng mở rộng
4.Hướng dẫn về nhà
GV: HDHS chuẩn bị bài ở nhà,Tổng kết từ vựng( câu hỏi sgk)
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv
IV. Luyện tập
Đọc diễm cảm Bài thơ tiểu đội xe không kính
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
TUẦN 10 
Tiết 48: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
(sự phát triển của từ vựngTrau dồi vốn từ)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Kiến thức Kĩ năng. Thái độ.
* Kiến thức
 - Hiểu một số khái niệm liên quan đến từ vựng: từ mượn; từ Hán Việt; thuật ngữ và biệt ngữ xã hội; trau dồi vốn từ.
 - Thực hành làm một số bài tập có liên quan đến từ mượn; từ Hán Việt; thuật ngữ và biệt ngữ xã hội; trau dồi vốn từ.
 * Kĩ năng.
 Sử dụng từ hiệu quả trong nói – viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
 * Thái độ.
 Có ý thức sưu tầm, trau đồi thêm về vốn từ vựng.
 2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2. HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ổn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Giao nhiệm vụ kiểm tra. 
HS: 1 HS lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét
GV: Nhận xét cho điểm, dẫn dắt vào bài: 
 Ở các lớp dưới các em đã làm quen và nắm chắc phần từ vựng. Hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập lại và vận dụng vào giải các bài tập.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Yêu cầu bài cũ: 
 - Thế nào là từ trái nghĩa? Có mấy loại từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
 - Trường từ vựng là gì? Cho ví dụ.
2.Hoạt động hình thành kiến thức
GV : Em hiểu như thế nào là từ mượn?
HS: Trả lời- Cho ví dụ:
 - Nhi đồng - trẻ em.
- Phụ nữ - đàn bà.
GV: Đọc câu 2, nhận xét câu trả lời đúng? Giải thích.
HS: Đọc và lựa chọn câu đúng. Câu c.
GV: Đọc câu 3, nhận xét về các từ mượn?
HS: Mượn ngôn ngữ Ấn Âu.
+ săm, lốp, ga, xăng => Việt hóa hoàn toàn.
+ a-xít, ra-đi-ô => chưa Việt hóa.
Gv: chốt kiến thức cơ bản về từ mượn
I. Từ mượn.
1. Khái niệm
 Ngoài từ thuần Việt, chúng ta còn vay mượn từ nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượngmà tiếng Việt chưa có từ thật sự thích hợp để thay thế.
2. Nhận xét.
Chọn câu c.
3. Từ mượn:
- Việt hóa hoàn toàn: săm, lốp
- Chưa Việt hóa hoàn toàn: a-xít, ra-đi-ô.
GV: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt?
HS: trả lời
GV: Chọn quan niệm đúng ở các câu?
HS : Câu b.
GV: chốt kiến thức cơ bản về từ Hán Việt
II. Từ Hán Việt
1. Khái niệm: Là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và cách dùng của tiếng Việt.
2. Chọn câu đúng: câu b
GV : Thuật ngữ là gì? Ví dụ.
HS : Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
GV: Vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội?
HS: Trả lời
GV: Nhắc lại khái niệm biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ.
HS: Biệt ngữ là những từ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
VD: Ngỗng, hột vịt, ( chỉ điểm xấu của hs)
GV: chốt kiến thức cơ bản về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
III. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
1. Khái niệm: là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
* Vai trò: Sự phát triển xã hội, khoa học càng cao, nhu cầu giao tiếp, dân trí tăng nhanh => quan trọng trong đời sống.
2. Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
GV: Các hình thức trau dồi vốn từ?
HS: Đọc, nghe, ghi chép
GV: Giải thích nghĩa những từ ngữ ở câu 2/ 136?
HS: Giải thích nghĩa.
GV: Sau đó cho hs chữa lỗi các câu ở bài 3/136.
HS : Chữa lỗi.
+ béo bổ: chất dinh dưỡng.
+ đạm bạc: có ít thức ăn, rẻ tiền.
+ Tấp nập: cảnh đông người qua lại.
GV- Giải thích.
GV: chốt cách trau dồi vốn từ
IV. Trau dồi vốn từ.
1. Các hình thức trau dồi:
+ Đọc, nghe, ghi chép
+ Từ đời sống, lao động.
2. Giải nghĩa từ.
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Dự thảo: Văn bản mới ở dạng dự kiến, phác thảođưa lên người cầm quyền, cấp trên thông qua.
3. Chữa lỗi.
a/ béo bổ => béo bở
b/ đạm bạc => tệ bạc
c/ tấp nập =>tới tấp.
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố 
GV: Gọi HS đọc BT 
HS: HS đọc và thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu.
HS: đọc bài văn trước lớp – nhận xét.
 GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học.
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
HĐ4.Vận dụng mở rộng
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
 4.Hướng dẫn về nhà: HDHS chuẩn bị bài : Nghị luận trong văn bản tự sự( soạn câu hỏi trong sgk)
HS: Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của GV.
IV.ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
....................................................
Tuần 10
Tiết49 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Kĩ năng. Thái độ
 - Kiến thức
 Hiểu được yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 Biết được mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 Biết được tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Kĩ năng
 Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
 Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
- Thái độ.
 Ý thức vận dụng yếu tố nghị luận trong bài viết.
2. Hình thành năng lực cho HS
Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra ghi chép bài của học sinh
HS: đưa tập ghi chép ra đầu bàn- gv kiểm tra
 3.Bài mớiHĐ1. Hoạt động khởi động: 
Gv: dẫn dắt vào bài
 Trong văn tự sự để khắc họa nhân vật, ngoài yếu tố miêu tả nội tâm, thì người viết còn kết hợp thêm một yếu tố nữa đó là nghị luận. Nhằm làm cho câu chuyện mang tính triết lí, sâu sắc hơn.
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức (30 p)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn trong sgk/ 137.
Gv: Cho biết nội dung của đoạn trích?
HS- Ông giáo nhân xét về vợ mình là người không ác.
Gv - Câu văn nào mang tính chất nêu vấn đề của đoạn? Tìm dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề trên?
HS+ vợ tôi không ác..
+Người đau chân
+ Khổ quá
+ Tính tốt bị nỗi buồn
GV- Kết thúc vấn đề ntn?
HS- tôi chỉ thấy buồn chứ không giận.
Gv - Tác giả sử dụng một số cặp quan hệ từ nào? Tác dụng gì?
HS- Cặp từ: nếuthì, khi thì
GV – Nghệ thuật được dùng ở đây là gì? Tác dụng.
HS – Độc thoại nội tâm, cho thấy rằng ông giáo đang tự thuyết phục chính mình.
Gv: Cho hs đọc đoạn trích b.
Gv - Đây có phải đoạn văn thể hiện tâm trạng không? Nội dung gì?
HS- Đoạn đối thoại. Kiều phán xét tội Hoạn Thư.
GV- Kiều đã lập luận ntn?
HS- Kiều: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây => mỉa mai Hoạn Thư.
GV- Ngược lại, Hoạn Thư cũng đã tự biện hộ cho mình ra sao?
HS- Hoạn Thư: Ghen tuông của đàn bà cũng thường tình, chồng chung=> khéo léo, khôn ngoan.
Gv - Vậy chỉ ra yếu tố mang tính triết lí? Tác dụng của yếu tố đó.
HS –trả lời- đọc ghi nhớ
Gv chốt phần ghi nhớ
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
1. Tìm hiểu các đoạn trích (sgk/ 137).
+a/ Đoạn 1.
Bộc lộ suy nghĩ và tự nhận xét của ông giáo về vợ mình.
- Yếu tố nghị luận: Cần tìm hiểuvới họ.
- Lập luận.
 + Vợ tôi không ác..
 + Khổ quá không nghĩ
 + Tính tốt bị nỗi buồn
- Kết luận: Tôi chỉ buồn chứ không nở giận.
* Lưu ý: Cặp từ (nếuthì, khi thì) khẳng định vấn đề ông giáo đang tự thuyết phục bản thân => độc thoại nội tâm.
b/ Đoạn 2.
 Lời đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư.
- Lập luận của Kiều => mềm mỏng, mỉa mai, châm chọc.
- Lập luận của Hoạn Thư => khéo léo, khôn ngoan, giả vờ nhận tội.
* Dùng lời nói, lí lẽ làm nội dung đoạn mang tính triết lí.
2. Ghi nhớ (sgk/ 138)
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố ( 10 p)
GV: Gọi HS đọc BT 
HS: HS đọc và thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu.
Hs: đọc bài văn trước lớp – nhận xét.
 Gv: chốt đáp án bài tập
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ qua tiết học
HĐ4.Vận dụng mở rộng.trình bày vai trò và ý nghĩa của yếu tố NLtrong văn bản tự sự.
4 –Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài : tập làm thơ 8 chữ ( soạn câu hỏi trong sgk)
HS: Nêu những nội dung cần ghi nhớ qua tiết học.
- Lắng nghe và về nhà thực hiện theo HD của gv GV cho học sinh thảo luận để tìm cách giải thích đúng.
II- Luyện tập.
Viết đoạn văn: Từ các lập luận của Hoạn Thư, làm sáng tỏ lời khen của Kiều về Hoạn Thư.
IV.ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
TUẦN 10
 TIẾT 50 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức .Kĩ năng.Thái độ.
- Kiến thức
 Biết được đặc điểm của thể thơ tám chữ.
 Thực hành làm thơ 
 - Kĩ năng
 Nhận biết thơ tám chữ.
 Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
-Thái độ.
 Lựa chọn đề tài, nội dung trong sáng khi tập làm đoạn thơ tám chữ.
 2. Hình thành năng lực cho HS
 Năng lực sáng tạo, hợp tác,
II. CHUẨN BỊ
 1- GV: Kế hoạch dạy học, sgk, sgv
 2- HS: Tập, vở soạn, sách giáo khoa
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1.Ôn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới
HĐ1. Hoạt động khởi động: 
GV: Dẫn dắt vào bài 
 Các em đã học, nghe rất nhiều bài thơ trong đó có thể thơ tám chữ. Vậy cách làm thể thơ này như thế nào? Hôm nay cô và các em cùng nhau đi tìm hiểu thể thơ này nhé!
HS: Tập trung tiếp cận bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ2.Hoạt động hình thành kiến thức 
*ND 1
GV: Cho hs đọc các đoạn thơ trong sgk. Nhận xét về số chữ ở mỗi câu thơ? Số dòng?
HS: 8 chữ, số dòng không hạn chế.
GV: Cách ngắt nhịp ở các câu thơ? Gieo vần.
HS: Nhịp 2/3/3, 3/2/3, 4/4Gieo vần chân, vần liền, gián cách.
GV: Em hãy rút ra các cách để nhận diện thể thơ tám chữ?
HS: Trả lời.
Gv chốt lại ghi nhớ 
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
1. Tìm hiểu về thể thơ tám chữ.
- Mỗi câu : 8 chữ.
- Số dòng không hạn định, được chia thành các khổ.
- Ngắt nhịp: 2/3/3; 3/2/3; 4/4=> đa dạng.
- Gieo vần: chân, liền, gián cách.
2. Ghi nhớ (SGK/ 150).
*ND 2: 
GV- Cho học sinh thảo luận làm các bài tập/ 150.
HS- chia 9 nhóm- thảo luận 3p. Đại diện nhóm trả lời- nhận xét
GV- Điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ.
HS- Điền từ.
Gv: xác định từ dùng sai và chữa lại cho đúng.
Hs - Từ “rộn rã” => “vào trường”.
GV Nhận xét.
Gv: chốt cách nhận diện thể thơ
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
 1. Điền từ.
(1) ca hát; (2) ngày qua
(3) bát ngát; (4) muôn hoa.
2. Điền từ.
(1) cũng mất
(2) tuần hoàn
(3) đất trời
3. Chữa lỗi
Sai từ “rộn rã”=> “vào trường”.
HĐ3. Hoạt động luyện tập, củng cố: 
GV: hướng dẫn HS làm bài tập 1/154
GV: Tiếp theo phát hiện chỗ sai và chữa lỗi?
HS: Điền từ: vườn , qua.
GV: Điền từ thích hợp? Tự suy nghĩ điền vào câu thơ cho thích hợp?
HS: Suy nghĩ và tự đặt câu phù hợp.
GV: Cho hs trình bày đoạn thơ chuẩn bị ở nhà? HS: Trình bày và các bạn nhận xét.
HĐ4.Vận dụng mở rộng; Thực hành làm thơ 8 chữ với chủ đề tự do
GV: tổ chức cho hs thực hành làm thơ 8 chữ
HS: chia làm 9 nhóm thảo luận – 5 p. Thực hành làm thơ 8 chữ với chủ đề tự do
Hs: làm bài, đại diện nhóm đọc bài trước lớp
GV: nhận xét
4.Hướng dẫn về nhà: HS chuẩn bị bài ở nhà:Đoàn thuyền đánh cá. Soạn theo câu hỏi SGK.
Hs: lắng nghe thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
III. Thực hành làm thơ tám chữ.
 1. Điền từ.
(a) vườn, (b) qua
 2. Bổ sung câu thơ:
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương
IV.ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC.
V. RÚT KINH NGHIỆM. 
 Ninh Qưới ,ngày tháng 10 năm 2019
 Ký duyệt tuần 10

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_10_nam_hoc_2019_2020.doc