Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17, Tiết 17: Luyện tập chơi chữ, chuẩn mực sử dụng từ
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Ôn lại các kiến thức về chơi chữ, chuẩn mực sử dụng từ.
- Biết cách sử dụng từ phù hợp.
- Có thái độ yêu quý Tiếng Việt.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, sống tự chủ, tự lập.
- Năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
II- Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án.
2. HS: Ôn bài
III- Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Ktra bài cũ: Lồng vào bài mới.
3. Nội dung bài mới.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17, Tiết 17: Luyện tập chơi chữ, chuẩn mực sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17, Tiết 17: Luyện tập chơi chữ, chuẩn mực sử dụng từ
Ngày soạn: 16.12.20 Tuần 17 Tiết: 17 LUYỆN TẬP CHƠI CHỮ, CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I- Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Ôn lại các kiến thức về chơi chữ, chuẩn mực sử dụng từ. - Biết cách sử dụng từ phù hợp. - Có thái độ yêu quý Tiếng Việt. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS: - Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, sống tự chủ, tự lập. - Năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác II- Chuẩn bị: 1. GV: Giáo án. 2. HS: Ôn bài III- Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Ktra bài cũ: Lồng vào bài mới. 3. Nội dung bài mới. Hoạt động của GV- HS Ghi bảng Hđ1 Bài 1 Gạch chân những từ dùng theo lối chơi chữ trong bài thơ Khóc Tổng Cóc của Hồ Xuân Hương. Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi Tác giả đã dùng lối chơi chữ nào trong bài thơ? HS: cóc, chàng, bén, nòng nọc, chuộc. GV cho HS nêu các chuẩn mực sử dụng từ. Hđ2 Bài 2 Tìm lỗi dùng từ trong các câu sau, cho biết đó là lỗi gì và chữa lại. a. Chúng ta cần sinh động giải quyết để công việc ổn thỏa. b. Bà em chỉ đạo em vo gạo, nấu cơm. c. Trường em khuyên góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. d. Hôm nay, em được đến khu ăn dưỡng thăm ông em. đ. Đã thương thì thương cho chót. e. Đây là lĩnh vực kinh doanh béo bổ. f.Không chịu gian khổ là yếu điểm duy nhất của anh ta. HS: tìm lỗi và tự chữa. Hđ3 Bài 3 Em hãy giải nghĩa các từ và các thành ngữ sau: vạn thọ, vạn sự, vạn vật, vạn tuế, bế quan tỏa cảng, bình yên vô sự. HS giỏi giải thích thêm cao lương mĩ vị, kinh bang tế thế. HS: Trao đổi Hđ4 Bài 4. Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân. Bài 1. Các từ ngữ được dùng trong phép chơi chữ: cóc, bén, nòng nọc, chuộc. T/g tạo ra phép chơi chữ bằng cách dùng các từ cùng trường nghĩa. Bài 2. a. Sinh động- linh động b. Chỉ đạo- chỉ dạy c. Khuyên góp- quyên góp d. Ăn dưỡng- an dưỡng đ. Chót- trót e. Béo bổ- bổ béo f. Yếu điểm- điểm yếu. Bài 3. -Vạn thọ: lời chúc sống lâu - Vạn sự: muôn việc - Vạn vật: tát cả các sự vật - Vạn tuế: lời chúc muôn đời. Tiếng tôn xưng ông vua - Bế quan tỏa cảng: đóng của, ko giao lưu với bên ngoài. - Bình yên vô sự: bình yên, ko có việc gì xấu xảy ra. - Cao lương mĩ vị: các món ngon quý, sang trọng. - Kinh bang tế thế: cai quản, trông coi việc nước để dân sống yên vui. Bài 4. Viết đoạn văn “Tết Tết Tết Tết Tếtđến rồi! Tết Tết Tết Tết Tếtđến rồi! ”.Khi bài hát đón xuân vang lên là thời khắc giao thừa đã đến. Tâm hồn của em được dâng lên một cảm xúc thật sâu sắc. Mọi người trong họ hàng của em háo hức đợi xuân đến, tết về như thế nào? Em hồi hộp chờ đợi để được nhận tiền mừng tuổi đầu năm. Tết năm nay thời tiết nóng ẩm, se se lạnh nên rất tuyệt vời. Em có thể diện những bộ quần áo mới. Sang một tuổi mới em càng hiểu thêm về mùa xuân và lịch sử Việt Nam. Đặc biệt năm nay, bố mẹ cho chị em em đi chơi ở rất nhiều nơi. Em ước mùa xuân nào cũng giống mùa xuân năm nay. 4. Hướng dẫn tự học, làm bài tập, chuẩn bị bài mới ở nhà: Về ôn bài IV. Kiểm tra đánh giá: Nhắc lại các chuẩn mực khi sử dụng từ? V. Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................,
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_7_tuan_17_tiet_17_luyen_tap_choi_chu.doc