Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17 - Năm 2020
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài biểu cảm về một tác phẩm văn học.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân vssf một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ:
Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc ,suy nghĩ về tác phẩm văn học .
4. Năng lực và phẩm chất
- Phẩm chất: Sống tự lập, tự chủ
- Năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, Giáo án.
- HS: SGK, vở.
III. Tiến trình lên lớp:
- Ổn định:
- Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
- Bố cục của bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
- Nội dung bài mới:
* GV yêu cầu HS nhắc lại phần dàn bài:
+ Bài cảnh khuya
. MB: Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
. TB: Phát biểu cảm nghĩ của em.
Về âm thanh của tiếng suối.
Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa.
Về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà.
Qua đó, em có cảm nghĩ gì về t/g bài thơ?
. KB: Tình cảm của em đối với bài thơ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 17 - Năm 2020
Tuần 17 Ngày soạn: 16.12.2020 Tiết 66 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài biểu cảm về một tác phẩm văn học. - Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân vssf một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói. 3. Thái độ: Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc ,suy nghĩ về tác phẩm văn học . 4. Năng lực và phẩm chất - Phẩm chất: Sống tự lập, tự chủ - Năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: GV: SGK, Giáo án. HS: SGK, vở. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? Bố cục của bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? Nội dung bài mới: * GV yêu cầu HS nhắc lại phần dàn bài: + Bài cảnh khuya . MB: Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. . TB: Phát biểu cảm nghĩ của em. Về âm thanh của tiếng suối. Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa. Về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. Qua đó, em có cảm nghĩ gì về t/g bài thơ? . KB: Tình cảm của em đối với bài thơ. + Bài Rằm tháng giêng. .MB: Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. . TB: Phát biểu cảm nghĩ của em. Về không gian trong bài thơ. Về việc t/g sử dụng điệp ngữ xuân ( sức xuân đầy ắp. sức sống dâng trào, tràn ngập cả trời đất). Về phong thái của Bác trong bài thơ. . KB: Tình cảm của em đối với bài thơ. * Bước thực hành - Mỗi tổ cử một học sinh lên nói trước lớp (và 1 bạn ghi đề của tổ mình lên bảng) - Các học sinh còn lại phải lắng nghe, có ghi chép những ý hay vào vở để nhận xét. - Giáo viên nhận xét cho điểm ( lớp 7A yêu cầu cao hơn so với lớp 7B). Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị: LT sử dụng từ. IV. Kiểm tra đánh giá: Xem lại cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: Ngày soạn: 16/12/2020 Tiết: 67 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ. - Chuẩn mực sử dụng từ. - Một số lỗi thường gặp và cách sửa chữa 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực 3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng từ. 4. Năng lực và phẩm chất - Phẩm chất: Sống tự lập, tự chủ - Năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: GV: SGK, Giáo án. HS: Chuẩn bị bài III. Tiến trình lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Lồng vào khi luyện tập. Nội dung bài mới: Giới thiệu Hoạt động của GV-HS Ghi bảng Hđ1 Chuẩn mực sử dụng từ GV: Cho HS nhắc lại các chuẩn mực sử dụng từ? HS: - Đúng âm, đúng chính tả. Đúng nghĩa - Đúng sắc thái biểu cảm hợp tình huống giao tiếp - Không lạm dụng từ địa phương. Đúng tính chất ngữ pháp của từ Hđ2 Sửa chữa những sai sót của HS ? Em hãy nêu những thiếu sót qua hai bài tập làm văn ? (Chủ yếu sai lỗi chính tả, ảnh hưởng tiếng địa phương, do liên tưởng sai) GV: Chia lớp làm 4 nhóm Thảo luận, cử đại diện lên bảng Nhóm 1: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa Nhóm 2: Lỗi dùng từ không đúng t/c ngữ pháp Nhóm 3: Lỗi dùng từ không đúng sắc thái biểu cảm Nhóm 4: Lỗi dùng từ không phù hợp với tình huống giao tiếp. à Các nhóm làm việc à HS nhận xét à GV chốt lại I. Chuẩn mực sử dụng từ - (5 chuẩn mực) II. Sửa chữa những sai sót của HS VD: - Đi vô à đi dê, đi dìa. - Luôn luôn - nuôn nuôn. - Cây cau à cây cao. CÂU CÓ TỪ SAI LỖI SAI TỪ ĐÚNG Tôi tên là Lượm. Tôi làm nghĩa vụ liên lạc cho cách mạng. Sai nghĩa (từ đồng âm) nhiệm vụ Cây phượng là lồi cây đã gắn bó thân thiết với tuổi học trò hồn nhiên và cây phượng là lồi cây em yêu thích. Ngữ pháp (quan hệ từ sử dụng không đúng chỗ) Cây phượng là lồi cây em yêu thích nhất. Tôi khoái làm liên lạc là nhiệm vụ quan trọng mà cách mạng giao cho. Sắc thái biểu cảm Tôi thích Tôi chen lấn vào giữa đám cỏ để tránh cặp mắt theo dõi của giặc. Từ sai nghĩa (từ đồng âm) len lỏi Tôi chúc anh nuôn nuôn mạnh khỏe. Phát âm sai à Viết chính tả sai luôn luôn Hồng là một trong những loài hoa lệ của Đà Lạt. Từ sai nghĩa (lạm dụng từ HV) đẹp Em rất quý trọng cây tre... Sắc thái biểu cảm yêu quí cây tre... Phụ mẩu nào mà chẳng thương con. Lạm dụng từ Hán việt Cha mẹ Chong ngồi êm êm Sai âm, sai chính tả Trong ngoài êm ấm. III. Chọn những từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp a. Nhìn thấy hai cánh tay /.../ của người phụ nữ anh thấy động lòng thương. (Cỏm rỏm, gầy còm, còm cõi) b. Ở nơi đây đã từng /... / những trận quyết chiến quyết thắng. (Diễn biến, diễn ra, trình diễn) c. Đó là những /... / sinh động về tình đồn kết quân dân. (Dẫn chứng, chứng minh, chứng cớ) IV. HS tự kẻ bảng sửa chữa lỗi sai của mình ở những bài kiểm tra (Văn, Tiếng Việt, TLV) 4.Hướng dẫn tự học, làm bài tập, chuẩn bị bài mới ở nhà: Ôn lại, nắm vững 5 chuẩn mực sử dụng từ. Chuẩn bị “Ôn tập tác phẩm trữ tình”. IV. Kiểm tra, đánh giá: GV nhắc lại nội dung bài học. V.Rút kinh nghiệm: .......................................... Ngày soạn: 17/12/2020 Tiết: 67,68 Tên bài: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. - Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình. - Một số thể thơ đã học. - Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh. - Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình. 3. Thái độ: Có ý thức ôn bài. 4. Năng lực và phẩm chất - Phẩm chất: Sống tự lập, tự chủ - Năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: GV: SGK, Giáo án. HS: chuẩn bị bài III. Tiến trình lên lớp. Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra khi ôn tập. Bài mới: Trong phần tiếng việt của học kỳ I, các em đã đi vào tìm hiểu 1 số loại từ như : láy, ghép, quan hệ từ. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập để hệ thống hóa lại những kiến thức mà chúng ta đã học. 1. BT1 (183): Tìm và điền từ vào các ô trống của bảng GV: yêu cầu HS kẻ bảng: Từ phức, đại từ vào vở GV: Yêu cầu HS tìm VD theo yêu cầu của SGK * Các VD (điền từ) vào ô trống có thể như sau: - Từ phức: + Từ ghép chính phụ: xe đạp, đậu xanh, cây xồi + Từ ghép đẳng lập: ếch nhái, thuyền bè, điện nước + Từ láy tồn bộ : đùng đùng, ầm ầm, chôm chôm + Từ láy phụ âm đầu: mũm mĩm, nhỏ nhen... + Từ láy vần: càu nhàu, tham lam... Đại từ: + Chỉ người, sự vật: tôi, tớ, bay, chúng bay + Trỏ số lượng: tất cả, thảy, bấy nhiêu, bấy + Trỏ hoạt động, tính chất: ai, gì + Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy + Hỏi về hoạt động, tính chất: sao? Thế nào? +Đại từ chỉ vị trí không gian, thời gian: đây, đó, kia. +Đại từ hỏi về không gian, thời gian: đâu, bao giờ * GV yêu cầu HS có thể đặt câu với các từ điền vào ô trống 2. Bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính rừ. TỪ LOẠI VÍ DỤ ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CHỨC NĂNG Quan hệ từ Của, bằng, như, và; nếuthì Biểu thị ý nghĩa quan hệ Liên kết các thành phần của cum từ, của câu. Danh từ Học sinh, bàn, ghế, hoa, lá, chim, cò,. Biểu thị người, sự vật. Có thể làm thành tố của cụm từ và thành phần câu. Động từ Ăn, học, làm, nghỉ,. Biểu thị hoạt động, trạng thái. Tính từ Đỏ, xanh, tốt, hiền, Biểu thị tính chất. 3. BT3: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học GV yêu cầu mỗi em lên bảng làm 4 từ theo yêu cầu SGK rồi yêu cầu HS đặt câu với các yếu tố Hán Việt đó. Bạch : trắng Bán : nửa Cô : một mình Cư : ở Cửu : chín Dạ : đêm Đại : to, lớn Điền : ruộng Hà : sông Hậu : sau Hồi : trở về Hữu : có Mộc : cây Nguyệt : trăng Nhật : ngày Quốc : nước Tam : ba Tâm : lòng Thảo : cỏ Thiên : nghìn Thiết : sắt Thiếu : nhỏ, trẻ Thôn : xóm Thư : sách Tiền : trước Tiểu : nhỏ Tiếu : cười Vấn : hỏi 4. Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? à HS tự ôn Tại sao lại có hiện tượng đồng nghĩa? Từ có thể có nhiều nghĩa à Một từ có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: từ “trông”: - nhìn, nhận biết: nhìn, ngó, dòm, liếc - coi sóc, giữ gìn: trông coi, chăm sóc, coi sóc 5. Thế nào là từ trái nghĩa? Tác dụng (Tự ôn) 6. Tìm một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ - Bé (về kích thước, khối lượng) + Từ đồng nghĩa : nhỏ + Từ trái nghĩa : to, lớn - Thắng : + Từ đồng nghĩa : thành công, được + Từ trái nghĩa : thua, thất bại - Chăm chỉ: + Từ đồng nghĩa : cần cù + Từ trái nghĩa : lười biếng 7. Thế nào là từ đồng âm? - Cách sử dụng, nhận diện từ đồng âm? à HS tự ôn. - Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Từ đồng âm: cùng âm khác nghĩa. VD: ca nước - làm ca ba - ca mổ - ca vọng cổ. - Từ nhiều nghĩa: có một âm nhưng có nhiều nghĩa khác nhau. VD: Từ bám : - bé bám mẹ - chết đuối bám được cọc - bụi bám vào quần áo à Các nghĩa của từ “bám” có liên quan với nhau. 8. Thành ngữ? Vai trò cú pháp của thành ngữ? (Tự ôn) 9. Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt Bách chiến bách thắng - Trăm trận trăm thắng Bán tín bán nghi - Nửa tin nửa ngờ Kim chi ngọc diệp - Cành vàng lá ngọc Khẩu phật tâm xà - Nam mô một bồ dao găm 10. Thay thế từ in đậm bằng thành ngữ tương đương Đồng rộng mênh mông và vắng lặng = đồng không mông quạnh Phải cố gắng đến cùng = còn nước còn tát Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái = con dại cái mang. Giàu có, trong nhà không thiếu thứ gì = giàu nứt đố đổ vách 11. Điệp ngữ là gì ? Điệp ngữ có mấy dạng? Tác dụng : - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) đẻ nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. - Có ba dạng điệp ngữ. 12. Thế nào là chơi chữ? Hãy tìm một số VD về chơi chữ? Các lối chơi chữ thường gặp: - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu văn hấp dẫn, thú vị. - Các lối chơi chữ thường gặp là: dùng từ ngữ đồng âm, dùng lối nói trại âm (gần âm), dùng cách đệp âm, dùng lối nói lái, dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa. 4.Hướng dẫn tự học, làm bài tập, chuẩn bị bài mới ở nhà: Học kĩ bài .Yêu cầu: Trả lời cụ thể các câu hỏi SGK Chuẩn bị: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt). IV. Kiểm tra, đánh giá : Nhắc lại kiến thức về từ phức? Đại từ ? Đặt một câu với 1 yếu tố Hán Việt đã ôn? V. Rút kinh nghiệm bài dạy:
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_7_tuan_17_nam_2020.doc