Đề viết thu hoạch bồi dưỡng hè 2013 môn Địa lí - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm).   

            Đồng chí hãy trình bày những quy định trong việc soạn giáo án bằng máy vi tính của nhóm chuyên môn Địa lý huyện Bình Giang?

Câu 2 (4 điểm).

Đồng chí hãy soạn mục 2 tiết 38 bài 33: "Đặc điểm sông ngòi Việt Nam" trong chương trình Địa lí 8 thể hiện rõ việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường?

doc 3 trang Huy Khiêm 16/05/2023 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đề viết thu hoạch bồi dưỡng hè 2013 môn Địa lí - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề viết thu hoạch bồi dưỡng hè 2013 môn Địa lí - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề viết thu hoạch bồi dưỡng hè 2013 môn Địa lí - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ VIẾT THU HOẠCH BỒI DƯỠNG HÈ 2013
 MÔN: ĐỊA LÍ 
(Thời gian làm bài 45 phút)
Câu 1 (2 điểm). 
	Đồng chí hãy trình bày những quy định trong việc soạn giáo án bằng máy vi tính của nhóm chuyên môn Địa lý huyện Bình Giang?
Câu 2 (4 điểm).
Đồng chí hãy soạn mục 2 tiết 38 bài 33: "Đặc điểm sông ngòi Việt Nam" trong chương trình Địa lí 8 thể hiện rõ việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường?
Câu 3 (4 điểm).
	Đồng chí hãy nêu một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học trên lớp đối với loại bài hình thành kiến thức mới qua SGK và Át lát địa lí Việt Nam.
----------------------- HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN:ĐỊA LÍ
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
1. Giáo án phải là kết quả của quá trình soạn bài của giáo viên trước khi lên lớp, bài soạn phải đảm bảo đúng mục tiêu quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với đối tượng. Có hai loại giáo án: Giáo án chữ in là loại giáo án soạn trên máy vi tính và được in ra trên khổ giấy A4 và Giáo án trình chiếu (thường gọi là giáo án điện tử) là loại giáo án soạn bằng máy tính và khi tổ chức dạy trên lớp phải dùng máy tính kết nối với máy chiếu và các thiết bị ngoại vi khác (nếu có). 
0.5
2. Giáo án phải có các đề mục, các bước tiến hành (3 khâu 5 bước) như một giáo án thông thường và là một trong các loại hồ sơ của giáo viên, được quản lý và kiểm tra theo quy chế của chuyên môn.
0.5
3. Font chữ dùng để soạn giáo án: Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14. Định lề trên giáo án: Lề trên, lề dưới: từ 10 đến 20 mm; lề trái: từ 20 đến 30 mm; lề phải: từ 10 đến15 mm. Tất cả các định dạng, đề mục của các phần trong giáo án phải thống nhất trong toàn bộ giáo án và đảm bảo yêu cầu theo Thông tư số: 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ nội vụ. Số cột trong giáo án gồm 3 cột, thứ tự các ( hoạt động của thày" hoạt động của trò" ghi bảng), mỗi hoạt động trong giáo án phải thể hiện rõ về thời gian (tính bằng phút). Cuối mỗi tiết dạy có từ 7 đến 10 dòng trắng dùng để ghi điều chỉnh, bổ sung các nội dung về kiến thức, phương pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng bài soạn và phù hợp với đối tượng học sinh (Phần điều chỉnh giáo viên ghi bằng tay và được bổ sung vào giáo án của các năm sau).
0. 5
4. Tất cả các giáo án soạn bằng máy tính phải được in ra giấy khổ A4, được đóng thành tập. Hồ sơ của các tiết giáo án trình chiếu (Giáo án điện tử) phải có đầy đủ các bước, tóm tắt quá trình trình chiếu và được in trên khổ giấy A4. Cả 2 loại giáo án này cuối năm học giáo viên nộp về nhà trường và lưu trữ thời hạn 2 năm phục vụ cho công tác kiểm tra đối chiếu với giáo án của các năm học sau.
0.5
Câu 2
- GV trình bày được các khâu các bước lên lớp gồm: Mục tiêu, phương tiện dạy học và các hoạt động trên lớp phù hợp.
1
- GV sử dụng đồ dùng và phương pháp phù hợp để làm nổi bật giá trị to lớn về nhiều mặt của sông ngòi như thủy lợi, thủy điện, giao thông, thủy sản
1
- Gv dùng phương pháp vấn đáp và trực quan cho HS nhận thấy hiện trạng đang bị ô hiễm của sông ngòi nước ta.
0.5
- Sử dụng kênh hình và phương pháp hợp lí để cho HS thấy được nguyên nhân gây ra ô nhiễm sông ngòi nước ta.
0.5
- Từ đó GV đưa câu hỏi phù hợp giúp HS đưa ra những giải pháp hợp lí để hạn chế sự ô nhiễm của sông ngòi nước ta. Và có sự liên hệ với địa phương, với bản thân về bảo vệ sự trong sạch các dòng sông, nguồn nước.
1
Câu 3
 Nội dung của các bài hình thành kiến thức mới có thể được trình bày dưới dạng kênh chữ hoặc kênh hình; hoặc có thể kết hợp giữa cả kênh chữ và kênh hình hay cũng có thể là các biểu đồ, bảng thống kê. Vì thế có thể hướng dẫn học sinh tự học đối với dạng bài này theo các bước sau :
- Bước 1: Giáo viên căn cứ vào nội dung bài để thiết kế, xây dựng các biện pháp hướng dẫn tự học cho học sinh: Có thể là xây dựng hệ thống các câu hỏi, tạo tình huống có vấn đề hoặc cũng có thể là nội dung của các phiếu học tậphướng dẫn nghiên cứu thông tin, quan sát tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê trong SGK và Át látđể tìm và phát hiện kiến thức mới. Đối với bộ môn địa lí thì ở bước này ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các em khai thác kiến thức từ SGK và Át lát giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh vận dụng hiểu biết từ thực tiễn để chứng minh, minh họa và làm rõ hơn nội dung bài học.
- Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tự học cho học sinh.
 Đối với bước này có thể tuỳ vào mức độ của kiến thức, trình độ của học sinh, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học cá nhân hay học tập theo cặp, nhóm làm việc với SGK, Át lát và khai thác kiến thức thông qua vốn hiểu biết của bản thân để tìm tòi, giải quyết vấn đề đặt ra. Trong bước này giáo viên cần lưu ý là khi tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh cần phải để cho các em thời gian để suy nghĩ và giải quyết vấn đề nhất là hoạt động cá nhân, tránh tình trạng giáo viên vừa nêu vấn đề đã yêu cầu học sinh trả lời ngay. Làm như thế học sinh có thể có cách học đối phó với thầy cô nên không phát huy hết được vai trò tự học và tính sáng tạo của học sinh trong học tập. Mặt khác giáo viên cũng cần mạnh dạn đưa các hoạt động và hình thức dạy học mới, đa dạng hơn để tạo hứng thú cho học sinh như tổ chức trò chơi, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy – học...
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận, kiểm tra – đánh giá giữa các nhóm hay trong toàn lớp từ đó học sinh tự rút ra kết luận về vấn đề, nội dung tìm hiểu (có thể có sự bổ sung, chính xác hoá của giáo viên nếu cần thiết).
- Bước 4 : Hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã biết để giải thích các hiện tượng địa lí trong thực tế cuộc sống, sản xuất hay mở rộng, đào sâu các tri thức.
1
1
1
1
	Chú ý: GV phải soạn 3 cột như giáo án dạy trên lớp cho mục 2 trong SGK địa 8

File đính kèm:

  • docde_viet_thu_hoach_boi_duong_he_2013_mon_dia_li_phong_gddt_bi.doc