Đề tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hồng Khê (Có đáp án)
ĐỀ GIỚI THIỆU
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom.
(Ngữ văn 9, tập 2)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Cho biết hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
Câu 3. Tìm câu đặc biệt và các từ láy được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nét đẹp của nhân vật được miêu tả trong đoạn văn trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hồng Khê (Có đáp án)
PHÒNG GD& ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS HỒNG KHÊ ĐỀ TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN Ngày tháng năm Thời gian làm bài: 120 phút Đề gồm: 01 trang ĐỀ GIỚI THIỆU Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. (Ngữ văn 9, tập 2) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Cho biết hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? Câu 3. Tìm câu đặc biệt và các từ láy được sử dụng trong đoạn văn. Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nét đẹp của nhân vật được miêu tả trong đoạn văn trên. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Từ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm. Câu 2( 5,0 điểm): Phân tích bài thơ “ Nói với con” của Y Phương. ..Hết PHÒNG GD& ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS HỒNG KHÊ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm: 05 trang) Phần 1 Nội dung Điểm Câu 1 - Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” - Tác giả: Lê Minh Khuê 0,25đ 0,25đ Câu 2 - Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt 0,5đ Câu 3 - Câu đặc biệt: Vắng lặng đến phát sợ. - Các từ láy: xơ xác, vật vờ 0,5đ 0,5đ Câu 4 - Đoạn văn cần trình bày được các ý cơ bản sau: + Nét đẹp nổi bật, đáng quý của nhân vật ở đây là lòng dũng cảm, sự can đảm. + Trong cái không khí căng thẳng giữa những lần phá bom, tính chất nguy hiểm của công việc phá bom, Phương Định vượt qua nỗi sự hãi, dũng cảm đối diện với những quả bom nổ chậm để thực hiện nhiệm vụ. + Cảm nhận được ánh mắt của những người đồng đội, tinh thần dũng cảm, sự cam đảm của Phương Định như được nhân lên và kích thích bởi lòng tự trọng. 0,5đ 0,25đ 0,25đ Phần 2 Tập làm văn Câu 1 1. Mức tối đa * Về phương diện nội dung (1,75 điểm) - Trình bày được suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm. - Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đoạn văn cần tập trung vào những nội dung sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận lòng dũng cảm * Giải thích lòng dũng cảm và biểu hiện của lòng dũng cảm: - Lòng dũng cảm là một phẩm chất đáng quý của mỗi người. - Dũng cảm là không sợ khó khăn, nguy hiểm, hi sinh. - Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. - Dám nhận lỗi và sửa lỗi. 0,25đ 0,5đ * Phân tích, chứng minh ý nghĩa của lòng cảm: - Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại. - Lòng dũng cảm cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, thử thách; chiến thắng được chính mình, kẻ thù, cái xấu, cái ác. - Chứng minh: + Lòng dũng cảm của nhân dân ta và các chiến sĩ cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống xâm lăng. + Lòng dũng cảm của các chiến sĩ công an và nhân dân ta trong phòng chống tội phạm, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, + Lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển, bộ đội biên phòng đang ngày đêm bám biển, bám đất bảo vệ chủ quyền của dân tộc. + Trong cuộc sống hàng ngày: Cứu người bị hại, gặp nạn; tố giác cái xấu, cái ác. 0,5đ * Bàn bạc, mở rộng: + Trái với lòng dũng cảm là sự hèn nhát. + Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. 0,25đ * Bài học trong nhận thức và hành động: - Lòng dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi người, có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. - Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày: gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi,dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn. - Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. 0,25đ * Về phương diện hình thức (0,25đ) Trình bày theo cấu trúc đoạn văn; diễn đạt rõ ràng, trôi chảy; dùng từ, chấm câu đúng; chữ viết sạch đẹp, rõ ràng. 2. Mức chưa tối đa: - Trình bày thiếu ý trong yêu cầu về nội dung; không đảm bảo yêu cầu về hình thức. - Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho các mức điểm phù hợp. 3. Mức không đạt: - Không trình bày được ý nào hoặc không làm bài. Câu 2 * Yêu cầu về kiến thức: a. Đảm bảo thể thức của một bài văn b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo định hướng sau: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bài thơ” Nói với con” TB: + Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương. Chân phải bước tới cha Chân trái. mẹ Một nói Hai cười + Hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát; kết cấu đối xứng -> Không khí gia đình đầm ấm, yêu thương; con lớn lên trong sự chở che của cả cha mẹ. => Nhắc nhở con về tình cảm gia đình - cội nguồn sinh dưỡng Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát + Giọng điệu thiết tha, trìu mến; ngữ điệu cảm thán; hình ảnh thơ đẹp; các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt. -> Cuộc sống lao động vất vả, cần cù mà tươi vui, lãng mạn; lối sống lạc quan, nặng nghĩa tình. Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng + Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa gợi cảm; phép ẩn dụ -> Rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống. Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. -> Cha mẹ, cũng là những “người đồng mình” luôn trân trọng tình cảm gia đình -> Sống nặng nghĩa sâu tình => Nhắc con nhớ về cội nguồn: về gia đình, về quê hương – mảnh đất và con người – nơi con đã khôn lớn (đó là mảnh đất đầy thơ và mộng; gia đình hạnh phúc, quê hương tươi đẹp – dù nghèo khó, và đặc biệt rất nặng nghĩa tình) * Phẩm chất của “người đồng mình” - Người đồng mình thương lắm con ơi! + Giọng điệu tha thiết, nhắn nhủ chân thành. -> Tự hào - Cao nỗi buồn Xa chí lớn + Đối, điệp cấu trúc -> Gan góc, có chí Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục + Hình ảnh cụ thể, ngôn từ mộc mạc; nhịp thơ linh hoạt; có những câu thơ nhiều thanh T (khỏe khoắn: tự đục đá) -> Chân chất, mộc mạc, khỏe khoắn, yêu và gắn bó sâu nặng với quê hương. * Lời nhắn nhủ của cha: Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn không chê đá không chê thung nghèo đói Không lo cực nhọc + Giọng tha thiết, đầy tin yêu; lối nói ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc; hình ảnh thơ ấn tượng; thành ngữ; -> Mong mỏi con luôn yêu quê hương, gắn bó sâu sắc với quê hương dù còn cực nhọc, đói nghèo; tiếp nối truyền thống của “người đồng mình”: sống một cuộc sống cần cù, chịu khó, mạnh mẽ, giàu ý chí và nghị lực. - Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ Nhỏ bé được Nghe con + Ngôn từ mộc mạc; âm điệu tha thiết; câu kết với hai tiếng -> sức nặng. => Mong con tự tin, sống mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống quê hương. *Đánh giá: KB: Khẳng định lại giá trị của bài thơ-> Đánh giá thành công của tác giả. - Liên hệ và nêu bài học bản thân. 0,25đ 0,25đ 4,0đ d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25đ 0,25đ * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
File đính kèm:
- de_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020_truong.docx