Đề thi vào THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Vĩnh Tuy (Có đáp án)

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì”…

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1. (1,0 điểm)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?

b. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?

Câu 2. (1,0 điểm)

a. Tại sao từ “cung điện” lại được đặt trong dấu ngoặc kép?

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3. (1,0 điểm)

Qua đoạn văn, em học tập được điều gì ở “vị Chủ tịch nước”?

doc 5 trang Huy Khiêm 21/10/2023 4960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Vĩnh Tuy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Vĩnh Tuy (Có đáp án)

Đề thi vào THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Vĩnh Tuy (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VINH TUY
ĐỀ THI VÀO THPT
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
	Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1. (1,0 điểm)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?
Câu 2. (1,0 điểm)
a. Tại sao từ “cung điện” lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3. (1,0 điểm)
Qua đoạn văn, em học tập được điều gì ở “vị Chủ tịch nước”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 180 chữ) nói về hậu quả việc lười đọc sách của học sinh hiện nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
	Bàn về nghệ thuật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: Nguyễn Du đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Qua văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------------------------Hết--------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
1
a. Đoạn trích trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà 
0.5
b. Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh 
0,5 
2
a. Từ “cung điện” được đặt trong dấu ngoặc kép vì tác giả bài viết muốn hướng người đọc hiểu theo một nghĩa đặc biệt. 
b. Nêu được một biện pháp tu từ: So sánh hoặc liệt kê:
Ví dụ: 
- Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích.
- Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
+ Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp giản dị trong đời sống của Bác. Thể hiện niềm tự hào, trân trọng, cảm phục, ngưỡng mộ của tác giả đối với Bác.
0.25
0.25
0.5
3
- Hình thức: Viết đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, 
- Nội dung: Những điều học tập từ “vị Chủ tịch nước”. Có thể là:
+ Lối sống giản dị: trong sinh hoạt, trong lời nóiCó nhận thức đúng đắn: giản dị cũng là một nét đẹp văn hóa của con người.
+ Khiêm tốn học hỏi
+ Sống hòa nhã với mọi người, yêu thiên nhiên
0.25
0.75
Tập làm văn
1
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Học sinh viết một đoạn văn có cấu tạo 3 phần, diễn đạt trôi chảy, liên lết câu chặt chẽ. 
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả việc lười đọc sách của học sinh hiện nay. 
0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
+ Mở đoạn: Tình trạng học sinh ngày nay ít đọc sách đã gây ra những hậu quả lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và xã hội.
+ Thân đoạn: 
- Học sinh hiện nay lười đọc sách, thời gian rỗi dành cho việc tham gia các mạng xã hội...
- Lười đọc sách khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, hiểu biết hạn hẹp, năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn dạt vụng về, thô lỗ.
- Không đọc sách làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. 
- Việc ít đọc sách khiến học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường....
+ Kết đoạn: 
- Lười đọc sách gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt.
- Liên hệ.
1
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 
0.25
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ nhận định; phần kết bài khái quát được nội dung nghị luận. Đảm bảo sự liên kết câu, liên kết đoạn. 
0.5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tả cảnh ngụ tình là một nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.Bài làm có thể triển khai theo hướng sau:
4đ
a. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, “Truyện Kiều” và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Trích dẫn ý kiến.
b Thân bài
b.1. Giải thích 
+ Tả cảnh ngụ tình (hay còn gọi mượn cảnh tả tình) là một trong những thủ pháp quen thuộc và tiêu biểu trong văn học. Khi tả cảnh, nhiều khi nhà văn không nhắm hướng người đọc cảm nhận cái đẹp của cảnh mà đích cuối cùng muốn đạt được chính là tình. Cảnh chỉ là cái phông, cái nền cho tình biểu đạt. 
+ Trong văn học trung đại Việt Nam, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được coi là một thủ pháp chính để bộc lộ cảm xúc tâm trạng. 
+ Nghệ thuật tả cảnh tả tình của đại thi hào Nguyễn Du rất điêu luyện. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du, trong đó mỗi cảnh vật đều làm rõ một nét tâm trạng của Kiều. 
b.2. Chứng minh
- Tả cảnh để gợi hoàn cảnh cô đơn, bẽ bàng của Thúy Kiều (6 câu thơ đầu) 
+ Không gian mênh mông bát ngát chỉ có mây sớm, đèn khuya.
+ Gợi tả nỗi cô đơn cùng tâm trạng u uẩn, bế tắc, day dứt đau khổ của Thúy Kiều.
- Tả cảnh thể hiện tâm trạng buồn đau, âu lo (8 câu cuối) 
+ Cặp câu 1	: Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng trong hoàng hôn gợi tâm trạng cô đơn, lạc lõng bơ vơ, gợi nỗi nhớ gia đình, quê hương và khát khao sum họp của Thúy Kiều.
+ Cặp câu 2	: Cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi liên tưởng tới thân phận lênh đênh và tâm trạng lo lắng sợ hãi cho tương lai vô định của Thúy Kiều. 
+ Cặp câu 3	: Cảnh nội cỏ nhạt nhoà, úa tàn gợi tâm trạng mệt mỏi chán chường, tuyệt vọng và cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh với một tương lai mờ mịt, hãi hùng.
+ Cặp câu 4	: Cảnh là những âm thanh dữ dội “gió cuốn, sóng kêu” gợi nỗi đau khổ, sợ hãi, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
b.3. Đánh giá 
+ Ngòi bút của Nguyễn Du đã đạt đến mức điêu luyện trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Mỗi cảnh thiên nhiên trong đoạn đã diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều.
+ Đoạn trích thể hiện sự am hiểu nhân vật, sự đồng cảm với nhân vật. Đó cũng là một biểu hiện giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
c. Kết bài
- Khái quát lại nhận định và khẳng định sự thành công của tác giả trong bút pháp tả cảnh, ngụ tình đặc biệt là tám câu cuối của đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Suy nghĩ của bản thân 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 

File đính kèm:

  • docde_thi_vao_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_vinh_tuy_co_dap_an.doc