Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Kẻ Sặt (Có đáp án)

Phần I: Đọc và hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5.

“...Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm..”.

(Theo Ngữ văn 9, Tập một – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Từ “nguyệt” trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” là từ thuần Việt hay Hán Việt? Em hãy nêu ý nghĩa của từ đó?

3. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của nhân vật nào? Nhân vật đang ở trong hoàn cảnh nào?

4. Trong đoạn thơ trên nhân vật nhớ tới những ai?

5. Chỉ và nêu ra hiệu quả của một biện pháp trong 2 câu thơ:

“Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.

docx 5 trang Huy Khiêm 21/10/2023 9200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Kẻ Sặt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Kẻ Sặt (Có đáp án)

Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Kẻ Sặt (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS KẺ SẶT
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút
ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc và hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5.
“...Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm..”.
(Theo Ngữ văn 9, Tập một – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Từ “nguyệt” trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” là từ thuần Việt hay Hán Việt? Em hãy nêu ý nghĩa của từ đó?
3. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của nhân vật nào? Nhân vật đang ở trong hoàn cảnh nào?
4. Trong đoạn thơ trên nhân vật nhớ tới những ai?
5. Chỉ và nêu ra hiệu quả của một biện pháp trong 2 câu thơ:
“Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
Phần II: Tập làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
 Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.
Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt.
Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”
 	 (Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
Câu 2: (5.0 điểm)
 “Thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc là một thành công của nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng”. Dựa vào truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, em hãy làm rõ điều đó. 
=== Hết ===
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS KẺ SẶT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÀO THPT
Môn: Ngữ Văn
Hướng dẫn chấm
Yêu cầu chung
 - Giáo viên phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Đáp án
Điểm
C.1
đ)
1. Đoạn thơ được trích trong tác phẩm Truyện Kiều 
 tác giả Nguyễn Du. 
2. Từ "nguyệt" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" là từ Hán Việt, có nghĩa là trăng. 
3. Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều khi bị Tú bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. 
4. Trong đoạn thơ trên, Thúy Kiều nhớ tới người yêu là Kim Trọng và cha mẹ.
5. Biện pháp tu từ ẩn dụ:
 "tấm son" để chỉ tấm lòng son sắt của Thúy Kiều dành cho KimTrọng -> Tấm lòng thủy chung của Thúy Kiều: dù phải phiêu bạt nơi chân trời góc bể thì tình yêu mà nàng dành cho Kim Trọng cũng không bao giờ thay đổi. 
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
C.2
(2.0 đ)
1. Về kĩ năng: 
	- Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
	- Viết đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.
2. Về kiến thức:
	Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
	* Nêu được ý nghĩa của câu chuyện:
	- Thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng cảm, sẻ chia giữa những con người đang ở trong hoàn cảnh éo le. Điều này có thể thấy qua nghĩa cử cao đẹp của nhân vật “tôi” đối với em nhỏ cũng như suy nghĩ, việc làm đáng trân trọng của em bé bất hạnh.
	* Bàn luận về vấn đề tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống:
	- Trong cõi đời, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới.
	- Trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, lòng nhân ái càng cần thiết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh.
	- Phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng. 
* Rút ra bài học.
	- Mỗi người cần biết sống yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với cộng đồng; đặc biệt là cần quan tâm, giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn.
0.5
0.25
0.5
0.5
0.25
C.3
(5 đ)
Yêu cầu về kĩ năng:
Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế.
Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết phải nêu được các ý cơ bản sau
Mở bài:
Giớ thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai.
Trích dẫn nhận xét.
Thân bài:
Giới thiệu chung về nhân vật ông Hai- nhân vật chính của tác phẩm là người rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư.Tình yêu làng của ông Hai được đặt vào tình huống đầy thử thách: tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình.
Khi nghe tin làng theo giặc:
+ Ông bàng hoàng sững sờ “da mặt tê rân rân”.
+ Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội, ông “ cúi gằm mặt xuống mà đi”
+ Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã
+ Ông tủi thân, thương con, thương dân chợ Dầu mang tiếng là dân làng Việt gian “ Nước mắt ông cứ giàn ra”.
+ Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình huống thử thách căng thẳng khi người ta không chứa người làng chợ Dầu.
+ Ông Hai cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống “ Biết đi đâu bây giờ?”, “ Rồi biết làm ăn buôn bán ra sao?”
Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ: “ Hay là quay về làng?”, nhưng ông hiểu rõ “Về làng tức là chịu làm nô lệ cho thằng Tây”, là phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ.
+Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của ông “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê. Nhưng dù xác định thế, ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.
+Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với con để củng cố niềm tin vào cách mạng vào kháng chiến.
Diễn biến tâm trạng ông Hai được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sinh động:
+ Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. 
+ Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân vừa mang đậm tính cá nhân của nhân vật. 
Kết bài
- Khẳng định tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của nhà văn qua truyện. 
0.25
0.75
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25

File đính kèm:

  • docxde_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_ke_sat_co_dap.docx