Đề thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ?
2. Tác phẩm có đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
3. Cho biết tác phẩm có đoạn văn trên kể ở ngôi thứ mấy và tác dụng của ngôi kể đó ?
4. Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh đó như thế nào ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Sự tự tin vào bản thân rất quan trọng đối với mỗi người khi bước đi trên đường đời. Nó là nền tảng của chiếc cầu thang thành công và là một yếu tố để tạo nên cuộc sống hạnh phúc.
Viết một đoạn văn nêu uan điểm của em về vấn đề này?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
PHÒNG GD- ĐT HUYỆN BÌNH GIANG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT TRƯỜNG THCS HÙNG THẮNG NĂM 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài 120 phút ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ? 2. Tác phẩm có đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác? 3. Cho biết tác phẩm có đoạn văn trên kể ở ngôi thứ mấy và tác dụng của ngôi kể đó ? 4. Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh đó như thế nào ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Sự tự tin vào bản thân rất quan trọng đối với mỗi người khi bước đi trên đường đời. Nó là nền tảng của chiếc cầu thang thành công và là một yếu tố để tạo nên cuộc sống hạnh phúc. Viết một đoạn văn nêu uan điểm của em về vấn đề này? Câu 2 (2,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Phần Câu Nội dung Điểm Phần I ĐỌC – HIỂU 1 Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long 0,5 điểm 2 Thể loại ; truyện ngắn Truyện được viết năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh xuất bản năm1972. 0.25 điểm 0.5 điểm 3 Đoạn văn trên kể ở ngôi thứ 3 Tác dụng của ngôi kể: Người kể giấu mình nhưng dường như nhập vai vào nhân vật ông họa sĩ nên cách kể chuyện sinh động và khách quan, hấp dẫn. 0.25 điểm 0.5 điểm 4 Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ Hình ảnh đó có ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh thanh niên. Từ những điều cô được nghe được thấy, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Cô cảm thấy nh trở thành tấm gương cho cô noi theo. 0.25 điểm 0.75 điểm Phần II LÀM VĂN 1 Đảm bảo theo đúng yêu cầu của một đoạn văn Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết theo các ý sau - Lí giải về sự tự tin: là tin vào chính bản thân mình, tin vào giá trị, những khả năng, phẩm chất tốt đẹp của mình. Tự tin trái ngược với sự rụt rè, nhút nhát, luôn lo sợ sẽ thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. - Những biểu hiện của sự tự tin:Từ những việc làm bình thường của người học sinh (phát biểu ý kiến trước tập thể lớp, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa) đến những việc làm lớn hơn, cao cả hơn của những chính trị gia, người nghệ sĩ, nhà khoa học - Vì sao cần rèn luyện sự tự tin: Giúp con người có bản lĩnh, xây đắp ước mơ, thể hiện bản thân, có khả năng quyết đoán, vượt khó - Chứng minh: sử dụng dẫn chứng chứng minh (Bác Hồ tin tưởng vào bản thân mình nên với hai bàn tay trắng Bác đã ra đi tìm đường cứu nước từ khi còn là một thanh niên, những tấm gương về người khuyết tật, những học sinh vượt khó, học giỏi, các nhà khoa học ) - Tuy nhiên vẫn còn có những người thiếu niềm tin vào bản thân, còn dựa dẫm vào người khác, không dám chấp nhận và vượt qua những khó khăn thử tháchMột số người lại quá tự tin dẫn tới chủ quan, coi trọng và đề cao bản thân, xem thường người khác dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. - Khái quát vấn đề, rút ra bài học cho bản thân. d. Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25 điểm 0.25 điểm 1.0 điểm 0.25 0.25 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có: có đầy đủ : Mở bài, thân bài, kết bài b. Xã định đúng vấn đề nghị luận 0.25 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết theo các ý sau Mở bài - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Nêu cảm nhận khái quát về diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. Thân bài * Học sinh dẫn dắt khái quát rồi phân tích được sự thay đổi trong hành động, tâm lí của nhân vật, qua đó cảm nhận được tình cảm sâu sắc mà bé Thu dành cho cha. 1. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha: - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Gặp lại con ,ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách - Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi; hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rang thật to(HS lần lượt đưa ra dẫn chứng phân tích làm sáng rõ từng ý) - Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu không tin ông Sáu là cha chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Sự ương ngạnh, phản ứng của bé Thu là không đáng trách mà hoàn toàn tự nhiên. Qua đây ta thấy bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là baTrong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác, người chụp chung trong tấm hình với má của em.. 2. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu chính là cha. - Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. + Lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà; khi người cha nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu và tạm biệt thì đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao .-> Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xáo động biết bao ý nghĩ tình cảm.. Cách dẫn dắt khéo léo của nhà văn khiến người đọc bị lôi cuốn theo một cách rất tự nhiên.. + Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”: chi tiết bé Thu gọi cha được tác giả đặc biệt nhấn mạnh và miêu tả: bỗng nó kêu thét lên: Baaaba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.-> Tiếng kêu ấy thể hiện khao khát mãnh liệt của Thu được gọi ba từ bao lâu nay, tiếng kêu chứa đựng bao yêu thương khiến người đọc xúc động + Hành động: chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, ôm chặt lấy ba hai tay nó siết chặt lấy cổ,dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run. ->Tác giả sử dụng kết hợp các phép so sánh, tăng tiến, liệt kê, yếu tố miêu tả, nghị luậnthể hiện ấn tượng sinh động tâm lí, tình cảm cô bé trong phút chia tay cha - Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết sẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái như sự ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận vì trước đó đã trót đối xử không phải với ba 3. Đánh giá: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện: - Lựa chọn ngôi kể phù hợp: truyện được kể theo ngôi thứ nhất, qua lời của một nhân vật bác Ba trong tác phẩm: + Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả + Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác, hợp lí, tinh tế + Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn + Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả - Nội dung: Tác phẩm đã diễn tả một cách cảm động tình cảm thắm thiết, sâu sắc của bé Thu dành cho cha ( trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh). Qua đó khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc và càng cao dẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn. Tác phẩm còn gợi cho người đọc nghĩ đến những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình Kết bài: Khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật bé Thu - Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân. d. Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 4.0 0.25 0.25 ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Nêu thể thơ và phương thức biểu đạt của tác phẩm? 3. Em hiểu hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh là” là biện pháp tu từ gì? Ý nghĩa của hình ảnh đó? 4. Nêu ý nghĩa của ình ảnh vầng trăng trong bài thơ? II. TẬP LÀM VĂN Câu 1 (2 điểm) Gia đình và quê hương rất có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên? Câu 2 ( 5,0 điểm) Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ “ Bếp lửa ’’ của Bằng Việt. Phần Câu Nội dung Điểm Phần I ĐỌC – HIỂU 1 Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy 0,5 điểm 2 Thể thơ năm chữ. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 0.5 điểm 3 Hiểu hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh là” là biện pháp tu từ ẩn dụ. Ý nghĩa của hình ảnh trên biểu tượng cho quá khứ nguyên vẹn chẳng thể phai mờ. 0.25 điểm 0.5 điểm 4 - Vầng trăng là hình ảnh thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống - Vầng trăng là người bạn suốt thời thơ ấu và thời vào quân ngũ, khi trở thành người lính - Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên tình nghĩa. - Vầng trăng là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta về đạo lí ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ - Liên hệ được câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm Phần II LÀM VĂN 1 Đảm bảo theo đúng yêu cầu của một đoạn văn Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết theo các ý sau - Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta, ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ, khôn lớn, trưởng thành. - Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta nơi ấy có người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỉ niệm ngày ấu thơ cùng bạn bè, có những ngày cắp sách đến trường.. - Khẳng định ý nghĩa của gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người: - Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội yêu thương + Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình: - Với gia đình chúng ta hãy làm tròn bổn phận người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để mọi người được vui lòng. - Với quê hương hãy góp sức trong công cuộc xây dựng quê hương: tham gia các phong trào vệ sinh môi trường, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. - Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày càng giàu dẹp + Có thái độ phê phán trước những hành vi trái với đạo lí: - Phá hoại cơ sở vật chất - Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương: chê quê hương nghèo khó, chê người quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương - Hành động phản bội quê hương, đánh mất chính bản thân mình. + Liên hệ, mở rộng: những tác phẩm viết về quê hương và gia đình để thấy được vai trò và ý nghĩa của quê hương như: Quê hương- Giang Nam, Tế Hanh, Đỗ Trung Quân. “ Nói với con” của Y Phương. - Nguồn cội của mỗi người là gia đình và quê hương, nên hiểu rộng hơn quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là tổ quốc, tình yêu gia đình luôn gắn với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. - Khẳng gđịnh vai trò của gia đình và quê hương d. Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25 điểm 0.25 điểm 1.0 điểm 0.25 0.25 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có: có đầy đủ : Mở bài, thân bài, kết bài b. Xã định đúng vấn đề nghị luận 0.25 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết theo các ý sau A. Mở bài: - Dẫn dắt: GT tác giả, tác phẩm - Nêu vấn đề- trích dẫn ý kiến, khái quát về tình cảm bà cháu thiết tha sâu nặng. B. Thân bài * Khái quát nội dung ý kiến: Bài thơ tình cảm nhớ thương của đứa cháu đang ở nơi xa với người bà thân yêu. Lời tâm tình theo theo dòng hồi tưởng, các kỉ niệm (sự việc) được tiếp nối thành mạch chuyện trong bài thơ: rành mạch từng thời điểm, từng quãng thời gian, từng hoàn cảnh : “Lên bốn tuổi’’, “Tám năm ròng”, “Năm giặc đốt làng”, “Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ”, rồi thì“Giờ cháu đã đi xa”.Mỗi kỉ niệm lại được bao bọc bằng một nỗi nhớ thương của người cháu nơi xa với người bà tảo tần, khó nhọc suốt đời hi sinh vì con cháudòng cảm xúc nhớ thương trào dâng, sâu lắng . *Lời tâm tình - Dòng tâm trạng, hồi ức của người cháu. - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng cảm xúc về bà: Nhớ về hình ảnh bếp lửa cháu lại nhớ về bà, trong lòng người cháu trào dâng cảm xúc mãnh liệt, thương bà âm thầm lặng lẽ chịu bao vất vả qua những năm tháng nhọc nhằn của cuộc đời hi sinh vì con cháu. (Một bếp lửa nắng mưa) - Kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và bếp lửa + Kỉ niệm năm lên 4 tuổi: Nhớ về những năm tháng tuổi thơ gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn trong lòng cháu vẹn nguyên nỗi xúc động về tình bà: trong những năm tháng đói khổ ấy bà vẫn vén khéo của khoai, củ sắn, bữa rau, bữa cháo ,giúp cháu vượt qua đói nghèo.(Lên bốn tuổicay’’ + Kỉ niệm tám năm ròng sống cùng bà : Gợi lên kí ức tuổi thơ sống bên người bà tần tảo sớm hôm, cùng với âm thanh tu hú vang vọng làm thức dậy nỗi nhớ thương da diết của cháu với và -> Kỉ niệm làm người cháu như được sống lại trong tình yêu thương đùm bọc, chở che của bà ->Tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc của cháu với bà.(Tám năm ròngxa’’ + Kỉ niệm năm giặc càn: Kỉ niệm gợi lên cảnh làng xóm bị tàn phá đau thương trong thời chiến tranh loạn lạc với bao nỗi cơ hàn , song vẫn ấm áp bởi tình người tương thân, tương ái- tình đoàn kết xóm làngnghĩ về kỉ niệm cháu càng biết ơn và khâm phục phẩm chất cao đẹp của bà: ý chí, nghị lực và niềm tin cùng tình yêu thương, hi sinh bà dành cho con cháu .Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu -> Nỗi xúc động của cháu khi nghĩ về bà.(Năm giặc đốt làngyên’’ + Hình ảnh bếp lửa ngọn lửa : Hình ảnh bếp lửa được nâng lên thành hình ảnh ngọn lửa mang nhiều ý nghĩa, hình ảnh ấn dụ, mang ý nghĩa biểu tượng, ngọn lửa của tình yêu, niềm tin Vững lòng tin vào tương lai cuộc kháng chiến của dân tộc, bà kiên trì nhóm lửa và giữ cho ngọn lửa tình yêu, niềm tin luôn ấm nóng tỏa sáng. Trở thành kỉ niệm ấm lòng, niềm tin nâng bước cho cháu trong cuộc đời. + Những suy ngẫm về bà, cuộc đời bà và bếp lửa - Từ hình ảnh bếp lửa gợi trong lòng cháu những suy ngẫm về bà và cuộc đời bà: Cuộc đời gian nan vất vả, tần tảo hi sinh vì con cháu.Bằng tình yêu thương của mình, bà đã nuôi dưỡng niềm yêu thương trong cháu, khơi dậy trong cháu những tình cảm tốt đẹp của con người (tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.), thắp lên những ước mơ niềm tin, hoài bão trong cháu. Bếp lửa bình dị mà cao quí, thân thuộc mà lạ kì, rất đỗi thiêng liêng vì nó luôn gắn với hình ảnh người bà. Bà là người nhóm lửa,giữ lửa và truyền lửa. + Người cháu trưởng thành đi xa không nguôi nhớ về bà và bếp lửa: Đứa cháu nhỏ ngày xưa giờ đã trưởng thành đi xa, xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới. Dù không gian, thời gian cách trở, cuộc đời cháu thay đổi thật vui, thật đẹp nhưng tình bà vẫn sưởi ấm lòng cháuCháu không quên quá khứ, không nguôi nhớ bà, nhớ một thời gian nan đói khổ mà vẫn ấm áp nghĩa tình .Bốn câu thơ cuối là tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa Đó là đạo lí, tình cảm thủy chung tốt đẹp của con người Việt Nam ta xưa nay. Bài thơ gợi nhắc về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn’’. - Đánh giá nghệ thuật - nội dung: +Nghệ thuật: Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận. Hình ảnh thơ sáng tạo: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc suy nghĩ về bà và tình bà cháu.Hình ảnh thơ vừa gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.Thể thơ tám chữ phù hợp với dòng hồi tưởng cảm xúc. + Nội dung: Bài thơ là những kỉ niệm xúc động của người cháu về người bà và tình bà cháu , thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình,quê hương, đất C. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Có nhận xét, cảm nhận riêng. - Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân. d. Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 4.0 0.25 0.25
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019_tru.doc