Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thái Học (Có đáp án)
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Theo sách Ngữ văn 9, tập 1, tr.128, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?
Câu 2 (0.75 điểm). Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 3 (0.25 điểm). Nêu nội dung của đoạn thơ?
Câu 4 (0.5 điểm). Xác định biện pháp tu từ trong câu thứ 3 của đoạn thơ?
Câu 5 (1 điểm). Từ "mặc kệ" đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp?
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Từ tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý kiến:
"Không nơi nào đẹp bằng quê hương!"
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thái Học (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HỌC Đề giới thiệu KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay, Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. (Theo sách Ngữ văn 9, tập 1, tr.128, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Câu 2 (0.75 điểm). Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 3 (0.25 điểm). Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 4 (0.5 điểm). Xác định biện pháp tu từ trong câu thứ 3 của đoạn thơ? Câu 5 (1 điểm). Từ "mặc kệ" đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp? II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm). Từ tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý kiến: "Không nơi nào đẹp bằng quê hương!" Câu 1 (5 điểm) Suy nghĩ, cảm nhận của em về hình ảnh thiên thiên, đất trời và bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời trong bài thơ "Sang thu". –––––––– Hết –––––––– HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 1 - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Đồng chí" (0,25đ) - Tác giả: Chính Hữu. (0,25đ) 0,5 2 - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 (0,25đ) khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc (0,25đ) - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm (0,25đ) 0,75 3 - Nội dung của đoạn thơ: Những người lính chia sẻ nỗi nhớ nhà, nhớ quê. 0,25 4 - Câu thơ thứ ba sử dụng nghệ thuật hoán dụ, nhân hóa. 0,5 5 - Giải thích: "mặc kệ" là không quan tâm, không bận lòng, không để ý. (0,25đ) - Tình cảm của anh bộ đội (0,25đ) + Chân thật, mộc mạc qua cách dùng từ. + Yêu gia đình, yêu quê hương, gắn bó với những gì thân thiết như ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa. + Thái độ dứt khoát, sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng, đặt lợi ích nước nhà lên trên tình cảm gia đình. (HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm) 1,0 II. Tập làm văn 1 Viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. Diễn dịch hay quy nạp hoặc tổng phân hợp. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề. Vai trò, ý nghĩa của quê hương. 0,25 - Giải thích: + Quê hương là nơi sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời ấu thơ... - Vai trò, vị trí của quê hương trong cuộc đời mỗi con người: + Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. + Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi người. + Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quý (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...) + Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. - Chứng minh: + HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh. - Mở rộng: + Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí phản bội quê hương, xứ xở. + Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc. - Phương hướng, liên hệ:+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người. + Là học sinh, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương. Kết đoạn: Câu văn khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của quê hương. * Lưu ý: - HS diễn đạt khác mà đúng ý, vẫn cho đủ điểm. 1,0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 2 Suy nghĩ, cảm nhận về hình ảnh thiên thiên, đất trời và bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời trong bài thơ "Sang thu". a. . Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận về một đoạn thơ: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ, cảm nhận về hình ảnh thiên thiên, đất trời và bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời trong bài thơ "Sang thu". 0,25 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: A. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát về giá trị của bài thơ. B. Thân bài: (3.0 điểm) 1. Giới thiệu khái quát. - Bài thơ "Sang thu" sáng tác năm 1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố". 2. Phân tích bài thơ a. Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. * Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. + Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. + Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn. * Cảm xúc của nhà thơ: + Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phả , hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng b. Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng: + Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hòa trôi một cách nhàn hạ, thanh thản –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu. + Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn. + Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết: “Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.” c. Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng - mưa: - Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt. - Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. - Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi” + Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu). + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. => Gợi cảm xúc tiếc nuối. * Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ. (0,25đ) - Thể thơ 5 chữ ngắn gọn, bình dị, kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm, nghị luận. - Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, đối lập ... được sử dụng thành công. - Giọng thơ nhỏ nhẹ. C. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm xúc về bài thơ. - Liên hệ bản thân. 4,0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, giàu sắc thái biểu cảm. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lí. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ viết chung chung, sáo rỗng.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2.doc