Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thái Dương (Có đáp án)

I. Đọc- hiểu( 3 điểm) : 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

            Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

     (Theo Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.

2. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai? 

3. Chỉ ra các phép liên kết hình thức trong các câu và đoạn văn trên, gọi tên các phép liên kết đó

4. Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó?

II. Phần tập làm văn( 7điểm) : 

Câu 1( 2 điểm).

    Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”- Vũ Khoan có viết: “ Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng nhữ điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ- những người chủ thực sự  của đất nước trong thế kỉ tới nhận ra điều đó, quen đần những thói quen tốt đẹp ngay từ việc nhỏ nhất…” ( Ngữ văn 9- tập 2)

docx 5 trang Huy Khiêm 20/10/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thái Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thái Dương (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thái Dương (Có đáp án)
PHÒNG GD& ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
TRƯỜNG THCS THÁI DƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN
 NĂM HỌC: 2019- 2020
 Thời gian làm bài: 120 phút
 ( Đề gồm 1 trang)
I. Đọc- hiểu( 3 điểm) : 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
	Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
 (Theo Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
2. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai? 
3. Chỉ ra các phép liên kết hình thức trong các câu và đoạn văn trên, gọi tên các phép liên kết đó
4. Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó?
II. Phần tập làm văn( 7điểm) : 
Câu 1( 2 điểm).
 Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”- Vũ Khoan có viết: “ Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng nhữ điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ- những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới nhận ra điều đó, quen đần những thói quen tốt đẹp ngay từ việc nhỏ nhất” ( Ngữ văn 9- tập 2)
 Từ văn bản trên và bằng hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về hành trang cần có của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay để có thể vững bước vào thế kỉ mới, đưa đất nước phát triển đi lên.
Câu 2( 5 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về phẩm chất của người đồng mình trong đoạn thơ sau:
 “...Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục...”
	(Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, trang 72)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÀO THPT
NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: NGỮ VĂN 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu
1
- Đoạn văn trích trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (0,25đ)
 - Tác giả: Lê Minh Khuê (0,25đ) 
0,5
2
- Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là Phương Định (0,25đ)- cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ. (0,25đ)
0,5
3
c. các pháp liên kết: Phép lặp : từ” tôi”( 0,5 đ); phép thế “ nó” thế cho từ “ mắt”( 0,5đ)
1.0
4
 Qua đoạn văn trên, ta cảm nhận được vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn, tính cách của nhân vật:
- Ngoại hình: xinh đẹp, trẻ trung. (0,5đ)
- Tính cách, tâm hồn: tự tin, kiêu hãnh về vẻ đẹp của mình; có tâm hồn mơ mộng, lãng mạn. (0,5đ)
1.0
II. Tập làm văn
1
Viết một đoạn văn nghị luận về một vấn một sự việc, hiện tượng đời sống. 
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. Diễn dịch hay quy nạp hoặc tổng phân hợp.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề: Sự chuẩn bị hành trang của thế hệ trẻ bước vào thế kỉ mới.
0,25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, đưa ra các lí lẽ chặt chẽ giữa lí lẽ . Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: 
 Mở đoạn: Từ văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” gợi đến trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước trong thời kì CNH- HĐH: 
 Thân đoạn:HS đảm bảo các ý cơ bản sau
* Nêu tình hình đất nước hiện nay có thời cơ và thách thức gì?
- Thời cơ: Đất nước ta trên đà hội nhập và phát triển
- Thách thức: Đất nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu; chưa tiếp cận được với nền kinh tế tri thức. Vì thế nhiệm vụ của thế hệ trẻ là cần đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
* Khẳng định: Vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
* Thế hệ trẻ cần chuẩn bị hành trang gì?
- Tri thức, kĩ năng, thói quen tốt, tính thích ứng với cường độ công việc
- Tự học, tự trau dồi, tích lũy kiến thức.
- Học hỏi tiếp thu những thành tự tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
- Phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu của con người Việt Nam
- Năng động, sáng tạo, làm chủ công việc.
- Rèn luyện đạo đức, sức khỏe tốt.
- Có lòng yêu nước, quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.
 Thái độ: Cần có thái độ tích cực, tự chuẩn bị hành trang cho mình.
Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề
* HS liên hệ bản thân
* Lưu ý: 
- HS diễn đạt khác mà đúng ý, vẫn cho đủ điểm.
1,0
0,25
0,5
1,0
0,25
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
2
Phân tích, cảm nhận vẻ đẹp, phẩm chất nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
a. . Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận về nhân vật văn học: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận
0,25
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích, cảm nhận vẻ đẹp, phẩm chất nhân vật Vũ Nương.
0,25
 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
A. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (đoạn 2);
- Khái quát giá trị đoạn thơ: người cha đã ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình và sức sống mãnh liệt bền bỉ của quê hương.
chình (Nếu HS nêu thiếu một ý thì trừ 0,25điểm
B. Thân bài: (3.0 điểm)
Người cha đã ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình.”
 - Ý chí, nghị lực : “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”. Lấy không gian cao và xa để cụ thể hoá ý chí bền, kiên định vượt khó của con người miền núi.(0,5đ)
- Gắn bó thuỷ chung, yêu quê hương tha thiết. Điệp cấu trúc “sốngkhông chê..” lời thơ khẳng định chắc nịch như tình yêu, niềm tin của con người trong cuộc sống dẫu còn nhiều gian khổ vẫn luôn gắn bó thuỷ chung với nơi chôn rau cắt rốn của mình(0,5đ).
- Sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt, tràn đầy niềm tin và lòng lạc quan: “Sống như sông như suối.Không lo cực nhọc”...Nghệ thuật so sánh kết hợp với các thành ngữ thêm một lần nữa khẳng định sự hồn nhiên, sống mạnh mẽ vượt trở ngại khó khăn(0,5đ).
- Tâm hồn cao đẹp: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương (0,5đ).
=> Hình ảnh ẩn dụ kết hợp với nghệ thuật đối làm nổi bật bẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng có chí khí, nghị lực và niềm tin mãnh liệt.
- Tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn (hoặc khát vọng xây dựng quê hương, giữ gìn phong tục tập quán)(0,5đ).
 + “tự đục đá”: lao động thủ công, thô sơ, cải tạo đất đai để sinh cơ lập nghiệp, cải thiện cuộc sống sinh hoạt gia đình. Bằng sự lao động cần cù, chịu khó, nhẫn nại hàng ngày họ đã tự làm công việc khó khăn để kiến thiết xây dựng quê hương.
 + “Quê hương thì làm phong tục”: cách nói mộc mạc nhưng ẩn ý sâu xa. Họ luôn giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, duy trì các tập quán, phong tục của quê hương và họ tự hào, họ có ý thức bảo tồn những nét văn hoá riêng của dân tộc mình.
* Từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương.
3.Đánh giá chung về nghệ thuật, nội dung( 0,5)
* NT: Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc, vừa cụ thể, vừa giàu sức khái quát. Kết hợp với các biện pháp tu từ, giọng điệu tha thiết trìu mến, sử dụng nhiều thành ngữ gần gũi mộc mạc giản dị ngay thẳng như lời nói thường ngày của người dân tộc.
* ND: Mượn lời nói với con, Y Phương ca ngợi phẩm chất cao đẹp của quê hương mình. Từ kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống, trong thời kì hội nhập hiện nay, lời dạy của cha còn nguyên ý nghĩa, nhắc nhở thế hệ sau...
C. Kết bài: (0,5 điểm)
- Tóm lại vấn đề nghị luận...
- Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân
4,0
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, giàu sắc thái biểu cảm.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
* Lưu ý:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lí.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ viết chung chung, sáo rỗng

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2.docx