Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU(3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
[…] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
1. Đoạn trích trên được rút từ văn bản nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm đó.
2. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích. Dấu hiệu nhận diện.
3. Trong bốn câu đầu của đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
4. Có ý kiến cho rằng đoạn trích trên thể hiện tập trung và sâu sắc nhất tình cảm của ông Sáu dành cho Thu. Em có đồng ý không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN(7.0 điểm )
Câu 1: (2.0 điểm)Từ văn bản trích trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử.
Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS CỔ BÌ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) PHẦN I: ĐỌC – HIỂU(3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. 1. Đoạn trích trên được rút từ văn bản nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm đó. 2. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích. Dấu hiệu nhận diện. 3. Trong bốn câu đầu của đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. 4. Có ý kiến cho rằng đoạn trích trên thể hiện tập trung và sâu sắc nhất tình cảm của ông Sáu dành cho Thu. Em có đồng ý không? Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN(7.0 điểm ) Câu 1: (2.0 điểm)Từ văn bản trích trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử. Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười. Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.” (Trích: “Nói với con”, Y Phương - Ngữ văn 9, tập 2) ------------------- HẾT ------------------- Họ tên học sinh:...Số báo danh:......... Chữ kí giám thị 1: ........... Chữ kí giám thị 2......... HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu (3,0 đ) Tập làm văn (7,0đ) 1 1. Đoạn trích trên được rút trong văn bản Chiếc lược ngà (0,25 đ). Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (0,25 đ). Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Truyện Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt (0,25đ PT: Biểu cảm 0,75 2 2. Thành phần biệt lập có trong đoạn trích: buổi chiều sau một ngày mưa rừng(0,25đ) . Dấu hiệu nhận diện: dấu ( - , ) (0,25 đ). 0.5 3 . 3. Trong bốn câu đầu của đoạn văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà (0,25 đ). * Tác dụng (0,5 đ): Thể hiện niềm vui mừng khôn tả xiết của ông Sáu khi kiếm được khúc ngà voi. Bởi ngay lúc ấy ông đã nghĩ đến việc biến khúc ngà thành cây lược và cây lược ấy quý giá biết bao khi nó không chỉ được làm từ chất liệu quý mà còn được làm từ chính đôi bàn tay của ông. 0,75 4 4. - Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn( 0,25đ ). - Đoạn văn miêu tả sinh động giây phút ông Sáu làm lược cho con, qua đó thể hiện cảm động tình yêu con sâu sắc của người cha. Ông Sáu quay trở lại chiến trường với cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người chiến sĩ cách mạng nhưng không lúc nào ông quên lời dặn của con “Ba về ! Ba mua một cây lược cho con nghe ba!”. Vì thế khi nhặt được khúc ngà voi ông đã dành hết thời gian rảnh rỗi, sức lực và tình yêu con để cưa từng chiếc răng lược cẩn thận, tỉ mỉ, kì công như người thợ bạc. Bao nỗi nhớ, tình yêu con được ông gửi vào dòng chữ khắc tẩn mẩn trên sống lưng lược “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà cho con gái đã kết tinh trong đó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà diệu kì, là hiện hữu của tình cha con bất diệt. -> Qua đoạn văn ngắn Nguyễn Quang Sáng đã cho người đọc cảm nhận tình yêu con tha thiết, sâu nặng của ông Sáu – một người cha, người cán bộ cách mạng . (0,75) 1,0 Câu 1: 2,0 điểm * Yêu cầu về kĩ năng: 1,0 đ - Viết đoạn văn nghị luận bàn về vẫn đề xã hội được rút ra từ đoạn văn: tình phụ tử. có câu chủ đề. - Sáng tạo: có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề nghị luận. - Đảm bảo đúng chính tả, đúng ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức:1,0 đ Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách, đảm bảo các ý sau: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (tình phụ tử) * Thân đoạn: Đảm bảo các ý sau: 1- Giải thích: Tình phụ tử là tình cảm gắn bó yêu thương giữa cha và con. Xuất phát từ tấm lòng từ trái tim mỗi người. Cha yêu thương chăm sóc dạy dỗ con nên người. Con kính trọng, biết ơn, hiếu thuận với cha. 2- Phân tích: Cha yêu con: + Cha sinh thành, chăm lo nuôi con khôn lớn + Cha theo dõi từng bước đi, là điểm tựa, che chở cho con + Cha là người thầy đầu tiên của con: Phẩm chất đáng quý, bài học cuộc sống, kinh nghiệm; tự lực tự cường đi trên đôi chân của mình. Ở bên khi con mềm yếu, thoái chí nản lòng, động viên tiếp thêm sức mạnh, thắp cho con niềm tin vững bước ... Tình yêu thương của cha dành cho con bao la vô bờ: Nghiêm khắc nhưng quan tâm âm thầm Cha yêu con vô điều kiện không đòi hỏi đền đáp vì con là lẽ sống máu thịt tài sản quý giá nhất. Cho con sự mạnh mẽ, gửi vào con ước mơ hi vọng Ngược lại nếu thiếu đi tình phụ tử là một điều bất thiệt thòi, bất hạnh lớn lao của mỗi người con. Dẫn chứng: - Lão Hạc chọn cái chết đảm bảo tương lai cho con trai; Còn cha gót đỏ như son/Một mai cha mất gót con lấm bùn; Con có cha như nhà có nóc. - Con yêu cha: Yêu thương kính trọng suốt đời không quên. Phụng dưỡng chăm sóc khi ốm. Đạo hiếu truyền thống của dân tộc. - Tình phụ tử mang lại niềm vui, hạnh phúc, tiếp thêm sức mạnh để cha, con vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. 3. Mở rộng: Phê phán: Những đứa con bất hiếu ghẻ lạnh. Người cha không làm tròn bổn phận Liên hệ: Phận làm con yêu thương giữ tròn đạo hiếu. Quan tâm, chăm sóc khi nguời còn bên cạnh. Chia sẻ, thông cảm với những em bé thiếu tình cảm, thiếu sự chăm sóc của người cha * Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của đoạn văn, tình phụ tử và rút ra bài học cho bản thân. Câu 2: 5,0 điểm * Yêu cầu về kĩ năng: (0,5đ) - Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ nói với con: - Luận điểm rõ ràng, đúng đắn, lập luận chặt chẽ, cách diễn đạt mạch lạc,độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: (4,5đ) Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách, đảm bảo các ý sau: 1.Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bài thơ” Nói với con” Nêu vấn đề nghị luận: Dẫn đoạn thơ cần nghị luận. 2. Thân bài: (3,5 đ) * Khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Nêu khái quát chung nội dung bài thơ * Phân tích và nêu cảm nhận về khổ thơ. Luận điểm 1: Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình (1,0 đ) Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới. mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười + Hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát; kết cấu đối xứng, .. + Từ ngữ giản dị, mộc mạc, . ( HS phân tích các phép tu từ liệt kê, điệp ngữ, điệp cấu trúc và nêu tác dụng) -> Không khí gia đình đầm ấm, yêu thương; con lớn lên trong sự chở che của cả cha mẹ. => Nhắc nhở con về tình cảm gia đình - cội nguồn sinh dưỡng Luận điểm2: Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người không chỉ là gia đình mà còn là quê hương. (2,0 đ) Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát + Giọng điệu thiết tha, trìu mến; ngữ điệu cảm thán; hình ảnh thơ đẹp; các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt. + Phép tu từ : ẩn dụ,( nêu tác dụng). -> Cuộc sống lao động vất vả, cần cù mà tươi vui, lãng mạn; lối sống lạc quan, nặng nghĩa tình. Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng + Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa gợi cảm; + Phép tu từ : nhân hóa, điệp từ ( nêu tác dụng). -> Rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống, sự biết ơn của con người với núi rừng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. -> Cha mẹ, cũng là những “người đồng mình” luôn trân trọng tình cảm gia đình. Sống nặng nghĩa sâu tình => Nhắc con nhớ về cội nguồn: về gia đình, về quê hương – mảnh đất và con người – nơi con đã khôn lớn (đó là mảnh đất đầy thơ và mộng; gia đình hạnh phúc, quê hương tươi đẹp – dù nghèo khó, và đặc biệt rất nặng nghĩa tình) *Đánh giá chung về đoạn thơ (0,5 đ) - Nghệ thuật:Thể thơ tự do, các phép tu từ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ, giọng điệu,. - Nội dung: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người qua đó còn muốn nhắc nhở con không được quên cội nguồn yêu thương ấy. 3. Kết bài: (0,5đ) - Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ. - Liên hệ bản thân.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2.docx