Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Trường THCS Nhân Quyền (Có đáp án)
IV. ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc- hiểu (3,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
( Ngữ văn 9, tập 1, tr144, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy cho biết tên tác phẩm, tác giả có đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,75 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3 (0,75 điểm): Trong đoạn thơ trên lời của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong khổ thơ trên.
Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Trường THCS Nhân Quyền (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS NHÂN QUYỀN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể giao đề) ĐỀ BÀI I. MỤC TIÊU 1, Kiến thức + Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn THCS, trọng tâm là Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS. 2. Kĩ năng. + Đọc- hiểu văn bản + Tạo lập văn bản (Viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học). 3.Thái độ. - Chủ động tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân thiện mĩ trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. + Đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS khi học xong chương trình ngữ văn THCS. II. HÌNH THỨC THI: Tự luận III. MA TRẬN: Nội dung/ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số I. Đọc hiểu Văn bản “Bếp lửa”. - Nhận diện được tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, phương thức biểu đạt - Hiểu được phương châm hội thoại đã bị vi phạm, giải thích được tại sao lại có sự vi phạm đó. - Nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh người bà trong đoạn thơ. Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 1,25 12,5% 2 0,75 7,5% 1 1,0 10% 5 3 30% II. Tập làm văn Câu1: Nghị luận xã hội (vấn đề tư tưởng đạo lí) Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về lòng vị tha trong cuộc sống Câu 2: Nghị luận văn học (Nghị luận về tâm trạng của Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Viết bài nghị luận về tâm trạng của Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2,0 20% 1 5,0 50% 2 70 70% Tổng Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 1,25 12,5% 2 0,75 7,5% 2 3,0 30% 1 5,0 50% 7 10,0 100% IV. ĐỀ BÀI Phần I: Đọc- hiểu (3,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” ( Ngữ văn 9, tập 1, tr144, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy cho biết tên tác phẩm, tác giả có đoạn thơ trên? Câu 2 (0,75 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3 (0,75 điểm): Trong đoạn thơ trên lời của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó? Câu 4 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong khổ thơ trên. Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm) Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc- hiểu 1 - Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm: Bếp lửa (0,25 điểm) - Tác giả: Bằng Việt (0,25 điểm) 0,5 2 - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, (0,25 đ), khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. (0,25đ) - Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 0,25 3 - Lời của người bà đã vi phạm phương châm về chất - Người bà buộc phải vi phạm phương châm về chất như thế vì muốn bố của đứa cháu ở chiến khu được yên tâm công tác. 0,25 0,5 4 - Bà là người giàu tình yêu thương, đức hi sinh, bà sẵn sàng nhận sự thiệt thòi, gian khó về mình. - Bà lo cho cháu, cho con và cho cả đất nước. Bà chính là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Sự hi sinh ấy là một phần đóng góp không nhỏ của bà cũng như của những người bà, người mẹ Việt Nam trong thắng lợi lớn của dân tộc. 0,5 0,5 II.Tập làm văn 1 a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c., Triển khai hợp lí đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Đoạn văn có thể trình bày theo định hướng sau: - Cuộc sống cần lắm những tấm lòng rộng mở. Song tạo hóa cho mỗi người có một tính cách khác nhau. Nhiều người có lòng đố kị, ích kỉ, người thích tranh giành lớn nhỏ, có người lại khiêm nhường sống chan hòa, giàu lòng vị tha. Lòng vị tha là hạt giống tốt lành mà tạo hóa đã ban cho mỗi con người. Lòng vị tha có thể biến thù hận thành sự thứ tha, biến sự giả dối thành chân thành và biến những sự ích kỉ thành bao dung - Vị tha là tấm lòng vì mọi người, biết sống vì người khác, biết tương trợ, giúp đỡ mọi người, có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân của mình. Vị tha là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Lòng vị tha làm cho con người gần nhau hơn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn - Tại sao cần có lòng vị tha? Do cuộc sống còn nhiều khó khăn thử thách, nhiều người gục ngã trên đường đời. Họ rất cần có nơi nương tựa. Do con người sống thành cộng đồng. Vị tha là bản chất tốt đẹp của xã hội loài người. Không ai có thể tồn tại khi tách mình ra khỏi cộng đồngVị tha là nét đẹp truyền thống của dân tộc - Cuộc sống không thể thiếu lòng vị tha, nếu không có lòng vị tha con người chẳng khác nào gỗ đá vô tri. Không có lòng vị tha con người con người không biết yêu thương, không biết quan tâm đến những người xung quanh. Nhờ lòng vị tha mà có được được đức hi sinh, tinh thần dũng cảm.. - Lòng vị tha tạo cơ hội cho người khác đón nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần, tạo cơ hội cảm nhận cho mình sự thanh thản. - Dẫn chứng: + Từ xưa nhân dân ta đã có truyền thống nhân ái,vị tha + Bác Hồ hi sinh cả đời cho dân cho nước. + Ngày nay, lòng vị tha giúp cho ta có cuộc sống giàu ý nghĩa hơn, lòng vị tha xua tan những lạnh lẽo, mang đến sự ấm áp + Trong văn học: nàng Kiều bán mình chuộc cha, lão Hạc chết vì con.. - Phê phán: bên cạnh những người giàu lòng vị tha thì cũng không ít kẻ thờ ơ, quay lưng, lạnh lùng với nỗi đau của người khác. Đó là những kẻ buôn ma túy, buôn hàng giả, hàng kém chất lượngrất đáng lên án và bị trừng phạt - Con người nhờ lòng vị tha mới chiến thắng được tư tưởng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi. Lòng vị tha là một đức tính mà con người chúng ta ai cũng phải xem trọng bởi vì nó rèn luyện chúng ta thành người tốt. Mỗi người chúng ta cần cố gắng sống chân thành, sâu sắc để mỗi ngày qua đi là một niềm hạnh phúc được cho đi. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dúng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích . 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Mở bài - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. - Nêu khái quát được tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. * Thân bài Phân tích 8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều Đoạn thơ gồm 4 cặp câu lục bát. Mỗi cặp câu làm hiện lên một bức tranh cảnh vật. Mỗi bức tranh cảnh vật đồng thời là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng nàng Kiều. - Cặp câu thứ nhất: “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. + Trước mắt người đọc là bức tranh cửa bể rộng lớn lúc hoàng hôn. + Hình ảnh “thuyền ai” đơn độc gợi ra thân phận nàng Kiều khi xa nhà, xa quê, bơ vơ, trơ trọi, lênh đênh chẳng cặp được bến bờ nào + Cảnh vật trong câu thơ vì thế góp phần thể hiện tâm tư nàng Kiều. Đó là tâm tư buồn - nỗi buồn da diết vì quê nhà xa cách, vì đơn chiếc, lẻ loi. - Cặp câu thứ hai: “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu”. + Cảnh trong hai câu thơ này là hoa trôi mặt nước. Thấy “ hoa” mà không thấy đẹp.Từ “trôi” chỉ sự vận động, rời chuyển nhưng là vận động chuyển trong thế thụ động. + Những cánh hoa rơi trôi nổi, phiêu dạt gợi ra số kiếp mỏng manh của Kiều giữa bể trời dài rộng. + Trước dòng đời chảy trôi, mênh mông, vô định, Kiều nhìn hoa như cũng thấy hoa buồn! Từ “man mác” hoa nhưng lại gợi nỗi chán chường, thất vọng của nhân vật trữ tình - Thuý Kiều. - Cặp câu thứ ba: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. + Cảnh trong hai câu thơ là “nội cỏ rầu rầu”. “Rầu rầu” vốn là từ láy tả tâm trạng được ND để tả màu sắc. Trải dài trong một không gian như vô tận, nối liền từ “ mặt đất” tới “ chân mây” là màu xanh nhợt nhạt và héo hắt. Bức tranh mội cỏ vì thế cảm thật u ám! + Kiều thất vọng và mất phương hướng, không biết thoát ra bằng cách nào- đấy vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của nàng khi đó. - Cặp câu cuối: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” + Cảnh trong hai câu thơ là cảnh giông bão, sóng gió. Âm thanh bây giờ mới xuất hiện nhưng không phải âm thanh sự sống mà là tiếng thét gào của “sóng kêu”, “gió cuốn”, “ầm ầm”, dữ dội. Chới với giữa cái bất tận, sôi sục cả ở quanh Kiều, cả trong lòng Kiều. + Nàng Kiều như đang đứng trước tai ương dữ dội. Hiểm nguy như đang dồn đuổi, vây bủa quanh nàng chờ thời cơ là nhấn xuống. + Còn lòng Kiều thì như lớp lớp sóng dồn - lớp sóng của buồn đau, hãi hùng, lo sợ. Tiếng “sóng kêu” còn là tiếng kêu thương đơn độc của một kiếp hoa bị vùi dập! Đánh giá Có thể nói 8 câu thơ cuối là bức tranh tứ bình đầy ấn tượng, diễn tả nỗi buồn ở nhiều cung bậc trong nàng Kiều. Thành công nổi bật của ND trong đoạn là bút pháp tả cảnh ngụ tình.Cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình là điệp ngữ “buồn trông”. Cụm từ “buồn trông” mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn. “Buồn trông” thành điệp khúc của đoạn thơ, cũng là điệp khúc của tâm trạng. * Kết bài. - Khái quát lại nội dung và nghệ thuật đoạn thơ 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học 0,25 e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0,25 * Lưu ý: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Chỉ cho điểm tối đa thao thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát có cảm xúc. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_truong_thcs_nhan_qu.doc