Đề thi tuyển sinh THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
I. Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn thơ:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, trang 144, NXB GD Việt Nam, 2010)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 đ): Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 đ): Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN THỜI GIAN: 120 PHÚT ( Không kể thời gian giao đề) I. Đọc hiểu ( 3 điểm) Đọc đoạn thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” (Trích Ngữ văn 9, tập một, trang 144, NXB GD Việt Nam, 2010) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0,5 đ): Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 đ): Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó? Câu 3. (0,25 đ): Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 4. (0,75 đ): Trong các từ “nhóm” trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc? Từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? Câu 5. (1 đ): Vì sao tác giả lại nói bếp lửa “kì lạ và thiêng liêng”? II. Tập làm văn Câu 1( 2 điểm): Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị. Câu 2 : ( 5 điểm): Cảm nhận của em về tình cảm của người và trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 1. - Đoạn văn trên trích từ văn bản: Bếp lửa (0,25đ) - Tác giả: Bằng Việt. (0,25đ) 0,5 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt. sáng tác năm 1963, (0,25đ) khi tác giả đang là sinh viên ngành luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ) hoặc Ucraina. (0,25đ) 0,5 3. - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm 0,25 4 - Từ “nhóm” trong câu thơ: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm được dùng với nghĩa gốc: Nhóm là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt : rơm, củi, rạ để cháy lên. (0,25đ) (HS chỉ nêu nhóm ở câu 1 là nghĩa gốc hoặc nhóm là làm cho lửa bén vào nhiên liệu cháy lên, GV đều cho điểm tối đa) - Từ “nhóm” trong ba câu thơ: “ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” được dùng với nghĩa chuyển: Nhóm là bà đã nhen lên, khơi gợi trong lòng cháu những tình cảm tốt đẹp. (0,25đ) (HS chỉ nêu nhóm ở câu 2,3,4 là nghĩa chuyển, GV cho điểm tối đa) - Chuyển theo phương thức ẩn dụ (0,25đ) 0,75 5 - Bếp lửa “ kì lạ” vì nó không chỉ cháy lên bằng rơm, củi, rạ mà còn cháy lên bằng tình yêu thương(0,25đ) và cháy mãi không bao giờ tắt. (0,25đ) (HS nêu được cháy sáng trong mọi hoàn cảnh, GV cho đủ 0,5 điểm) - Bếp lửa “ thiêng liêng ” vì nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của con người (0,25đ) đó là: tình bà cháu yêu thương gắn bó, tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước thiết tha. (0,25đ) (HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm) 1,0 II. Tập làm văn 1 a. Đảm bảo đúng thể thức một đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận b. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn và vận dụng tốt các thao tác lập luận ; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh cần đảm bảo nhứng ý sau : - Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân - Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. - Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. - Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình. Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. - Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa - Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay. c. Sáng tạo: diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt 0,25 0,25 1 0,25 0,25 2 a. Đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn nghị luận : có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận ; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh cần đảm bảo nhứng ý sau : * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận - Tác giả : Nguyễn Duy : là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ - Hoàn cảnh sáng tác hài thơ : năm 1980- ba năm sau ngày đất nước thống nhất - Giới thiệu vấn đề nghị luận : bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy thế hiện những đổi thay trong tình cảm của người với trăng . * Tình cảm của người với trăng trong quá khứ - Người và trăng gắn bó với nhau qua nhiều kỉ niệm: kỉ niệm những năm tháng tuổi thơ, những năm tháng chiến tranh. Những kỉ niệm ấy được thể hiện bằng giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ mộc mạc như lời kể chuyện. Đó là những kỉ niệm trong sáng, nghĩa tình. - Trong những năm tháng đó, hỉnh ảnh vầng trăng được miêu tả một cách độc đáo không phải bằng các mĩ từ. Trăng mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ nhưng bền vững. - Con người tâm niệm dù cuộc đời đổi thay như thế nào vẫn không thể quên được vầng trăng tình nghĩa. - Đoạn thơ khiến ta xúc động và ám ảnh bởi quá khứ đẹp đẽ nghĩa tình của trăng, xúc động bởi tình người, tình trăng đã hòa làm một. * Tình cảm của người với trăng trong hiện tại và suy ngẫm của con người: - Khi chiến tranh lùi xa, con người bước vào cuộc sống mới với những hiện đại hào nhoáng. Trong hoàn cảnh ấy, người đã vô tình lãng quên đi người bạn xưa. Điều xót xa và ám ảnh là trong khi trăng vẫn nhớ người, vẫn chủ động tìm đến thì người lại lạnh lùng lãng quên. - Khi cái hiện đại, hào nhoáng vụt tắt, con người mới vội vã tìm về những vẻ đẹp vững bền. Trăng đột ngột hiện ra trong sự ngỡ ngàng của người. - Nhìn trăng, con người như đối diện với chính mình, với lương tâm, lẽ sống. Giọng thơ lắng lại chất chứa cảm xúc. Con người rưng rưng xúc động, ăn năn. Trăng đã đưa người trở về với quá khứ, đã để người sống trong kỉ niệm. - Trước những lỗi lầm của con người, tình cảm của trăng vẫn tròn đầy, vẹn nguyên. Trăng bao dung độ lượng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Trăng buộc người phải giật mình thức tỉnh. * Đánh giá + Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình và nghị luận. Từ câu chuyện của người lính – nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, xúc động, những trăn trở suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm. + Từ đó biết mỗi chúng ta thấm nhuần đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, sống ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. d. Sáng tạo: diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt 0,25 0,25 0,5 1,5 1,5 0,5 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020_co_dap.doc