Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tráng Liệt (Có đáp án)

Phần I: Đọc-hiểu( 3,0 điểm) 

       Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

                                            Bên trời góc bể bơ vơ, 

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

                                    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

                                                                                   (Ngữ văn 9, Tập một) 

 

1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

2. Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của ai? Nhân vật đang ở trong hoàn cảnh nào? 

3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ: 

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

4. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương có hợp lí không? Tại sao?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1( 2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay

Câu 1( 5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 

                             … “Thuyền ta lái gió với buồm trăng 

                                   Lướt giữa mây cao với biển bằng,

                                   Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 

                                   Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

doc 5 trang Huy Khiêm 21/10/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tráng Liệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tráng Liệt (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tráng Liệt (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS TRÁNG LIỆT
–––––––––––––
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này gồm có 03 câu, 01 trang)
Phần I: Đọc-hiểu( 3,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
 	 Bên trời góc bể bơ vơ, 
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
 	 Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
 	(Ngữ văn 9, Tập một) 
1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
2. Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của ai? Nhân vật đang ở trong hoàn cảnh nào? 
3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ: 
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
4. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương có hợp lí không? Tại sao?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1( 2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay
Câu 1( 5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
  “Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
 Lướt giữa mây cao với biển bằng,
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
 Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, 
 Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. 
 Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long ” 
 (Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
1
2
3 
4
- Đoạn thơ trên được trích trong văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tác giả Nguyễn Du
- Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều
- Hoàn cảnh: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều đau đớn, tủi nhục, phẫn uất định tự vẫn. Tú Bà đã dụ dỗ vờ chăm sóc hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Ở đó, Kiều mong nhớ về Kim Trọng và ch mẹ ở nhà.
- Phép tu từ ẩn dụ “Tấm son”: Chỉ tấm lòng thương nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ nguôi quên. 
- Tác dụng: Phép tu từ ẩn dụ ngợi ca tình cảm nhớ thương, tấm lòng thủy chung, son sắt của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Trong nỗi cô đơn, buồn tủi, đau khổ trước cảnh ngộ của mình, Thúy Kiều vẫn vẹn nguyên tấm lòng cao đẹp, nhớ mối tình đầu, nhớ tới chàng Kim, vẫn một lòng thủy chung, son sắt không phai nhạt dù duyên phận dở dang.
- Trình tự diễn tả nỗi nhớ: Nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau, mới đọc ta thấy không hợp lí nhưng đặt trong cảnh ngộ của Kiều lúc đó thì lại rất hợp lí
- Vì: Thúy Kiều cảm thấy có lỗi với Kim Trọng khi không giữ được lời hẹn ước với chàng. Hình ảnh “vầng trăng” trong câu thơ thứ hai rợ nhớ tới lời thề hẹn ước hôm nào của Kim Kiều.
Còn với cha mẹ, Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình lấy tiền cứu cha và em trong cơn hoạn nạn. Cách miêu tả tâm lí theo trình tự trên là hợp với quy luật tâm lí của nhân vật, thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
0,25
0,25
0,25
0,5
0, 5
0,5
0,25
0,5
II
1
1. Về kĩ năng:
-Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội, dạng bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Về kiến thức: bài viết của học sinh cần đảm bảo các nội dung dung cơ bản sau: 
* Về phương diện nội dung( 1,75 điểm)
a. Mở đoạn: Tinh thần hiếu học, vượt khó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Giới trẻ ngày nay tiếp thu truyền thống quý báu của ông cha và không ngừng làm vẻ vang truyền thống đó.
b. Thân đoạn:
– Đất nước: nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất chưa phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống của nhân dân so với các nước tiên tiến trên thế giới còn thua kém nhiều về mọi mặt,
– Về thanh niên Việt Nam trong thời đại mới ( luôn khaokhát, ước mơ dù bất cứ hoàn cảnh nào, khát vọng biến ước mơ thành hiện thực).
- Những thànhcông đã đạt được ( của HS,sinh viên) trong các cuộc thi:
– Thành tích: trong các kì thi quốc tế về các môn khoa họccơ bản, HS, sinh viên Việt Namđã đạt được nhiều thành tích, đặt biệt là trong những năm gần đây.
– Cảm nhận của bản thân về những thành tích đó.
* Nguyên nhân của những thành công:
– Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, cácngành đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo ( tạo môi trường, đầu tư)
– Được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của gia đình,thầy cô, bạn bè, người thân
– Có nghị lực, quyết tâm, thông minh, năng động, sáng tạo,có phương pháp học tập tốt.
– Luôn mơ ước và khát khao biến ước mơ thành hiện thực.
– Có tinh thần thi đấu quyết liệt vì màu cờ, sắc áo, vì niềmtự hào dân tộc.
*Suy nghĩ về họvà những điều mà họ đạt được:
– Là những tấm gương sáng về lòng quyết tâm, nghị lực vượtlên gian khó.
– Là tấm gương điển hình của những con người sống để mơ ước– khát khao – cống hiến.
– Là những con người có công lớn với đất nước, làm rạng danhnon sông gấm vóc Việt Nam.
– Thành công của họ chứng tỏ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn tiềm tàng một sức mạnh nộilực sẵn sàng vượt lên gian khó.
– Họ có thể làm được những điều lớn lao như bất kì một cườngquốc nào trên thế giới. Đó là niềm tự hào của “con Rồng cháu Tiên”.
– Cảm phục trước tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nghị lực, quyết tâm, lòng đam mê.
c. Kết đoạn:
 - Bài học nhận thức và hành động: cần thấy tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay để tu dưỡng, rèn luyện bản thân
- Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (0,25 điểm) 
+ Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đat.
+ Lời văn trong sáng, từ ngữ sáng tạo, cảm xúc chân thực
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0, 5
0,25
Câu 2
A. Về hình thức:
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Biết cách cảm nhận về một đoạn thơ. 
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, học sinh cần phát huy khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm nổi bật vẻ đẹp cảnh đánh cá trên biển, sự giàu có trù phú của biển cả Hạ Long; bút pháp nghệ thuật độc đáo tạo nên những bức tranh đẹp của cảnh và người dân lao động. 
3. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý dưới đây và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 
5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 
B. Về nội dung:
1. MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ: Huy Cận - cây bút nổi tiếng của phong trào Thơ Mới, sau cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết về cuộc sống mới, con người mới với niềm hân hoan, hứng khởi. Đoàn thuyền đánh cá được viết năm 1958 trong chuyến đi thực tế về vùng mỏ Quảng Ninh, bài thơ miêu tả hành trình ra khơi đánh cá của đoàn thuyền từ lúc hoàng hôn đến bình minh. Đoạn trích là khổ 3 và khổ 4 của bài, miêu tả cảnh đánh cá trên biển và sự giàu có, trù phú của biển cả Hạ Long. 
2. TB: 
a. Giữa biển khơi, đoàn thuyền được miêu tả thật kỳ vĩ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng. Có gió làm lái, có trăng làm buồm, thiên nhiên như cùng chung sức với con người điều khiển con thuyền. Con người hòa nhập với thiên nhiên, tầm vóc sánh ngang với vũ trụ. Các động từ lái, lướt diễn tả những hoạt động đã thành thục đạt đến tầm nghệ thuật, cho thấy con người làm chủ thiên nhiên một cách tự tin mạnh mẽ.
 - Khí thế lao động trên biển hăng hái, khẩn trương và mạnh mẽ: Ra đậu dặm xa dò bụng biển/Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Công cuộc lao động trên biển được miêu tả như một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên: con thuyền là vũ khí, mỗi ngư dân là một chiễn sỹ đầy uy quyền, sức mạnh. Cuộc chiến đấu ấy có thế trận, có chiến lược: dàn đan, lưới vây giăng. Nhịp thơ nhanh, hối hả giúp người đọc thấy được niềm vui tươi, phấn khởi, tình yêu cuộc sống, yêu lao động của con người nơi đây. 
b. Sự giàu có, trù phú của biển cả Hạ Long. 
- Bằng nghệ thuật liệt kê, Huy Cận đã cho thấy một Hạ Long giàu có và hào phóng: Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Đây đều là những loài cá quý. Đặc biệt, hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ.
 - Cảnh trên biển lúc về khuya lại càng thêm đẹp: Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe/Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Cách nói em gần gũi, đáng yêu! Phép nhân hóa Đêm thở: sao lùa làm nổi bật vẻ đẹp của đêm trăng trên biển. Trí tưởng tượng phong phú và cảm hứng vũ trụ đã chắp cách cho hồn thơ Huy Cận viết nên những câu thơ đẹp và duyên dáng. 
c. Nghệ thuật:
- Cảm hứng hiện thực hài hòa với cảm hứng lãng mạn khiến tâm hồn người nghệ sĩ thăng hoa.
 - Bút pháp khoa trương và cảm hứng vũ trụ đã tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh biển và con người lao động ở Hạ Long.
 - Các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, nhân hóa, so sánh được vận dụng rất ấn tượng. 
d. Đánh giá.
 - Hai khổ thơ góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: ngợi ca cuộc sống mới, con người mới.
 - Nhấn mạnh sự thay đổi tích cực của hồn thơ Huy Cận từ u sầu, ảo não trước cách mạng tháng Tám giờ đây đã hòa nhập với cuộc đời, cuộc sống mới, lạc quan và tin yêu cuộc sống
3. Kết bài:
- Đánh giá khái quát giá trị đoạn thơ. Khẳng định hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và lao động của nhà thơ Huy Cận.
* Lưu ý: Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của các câu hỏi trong đề, điểm bài thi được chấm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25
0,5
0,5
1,5
1,5
0,25
0,25
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.doc