Đề thi thử vào THPT lần 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Thái Hòa (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm)   Cho đoạn văn sau:

“-Gian khổ nhất là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay ra tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vấn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vươn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.”

a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?  Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác ?

b) Xác định đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nhận xét về công việc của nhân vật ?

c) Xác định phép liên kết câu trong đoạn văn?

Câu 2 (3,0 điểm)   

Suy nghĩ của em về tinh thần tự học.

Câu 3 (5,0 điểm):

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau:

                   Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

doc 3 trang Huy Khiêm 08/12/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT lần 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Thái Hòa (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử vào THPT lần 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Thái Hòa (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi thử vào THPT lần 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Thái Hòa (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Lần 2
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Ngày kiểm tra 7/3/2015)
Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:
“-Gian khổ nhất là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay ra tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vấn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vươn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.”
a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác ?
b) Xác định đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nhận xét về công việc của nhân vật ?
c) Xác định phép liên kết câu trong đoạn văn?
Câu 2 (3,0 điểm) 
Suy nghĩ của em về tinh thần tự học.
Câu 3 (5,0 điểm):
Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
	Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Sách Ngữ văn 9, tập II, trang 56)
__________________Hết__________________
Họ tên thí sinh:Số báo danh:...
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2 điểm)
a)
- “ Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long. (0,5 điểm)
- Sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả lên Sa-Pa, Lào Cai.(0,5 điểm) 
b) Đoạn văn là lời của nhân vật anh thanh niên (0,25 điểm). Công việc của anh rất khó khăn, gian khổ...(0,25 điểm). 
c) Xác định phép liên kết câu trong đoạn văn: Phép thế: nó, phép lặp:đèn, gió....(0,5) 
Câu 2 (3 điểm)
a. Về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nội dung
Điểm tối đa
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
(0,5 điểm)
- Học là hoạt động thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng do người người khác truyền lại. Tự học là tự mình chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và rèn luyện, hình thành các kĩ năng cho bản thân.
- Tinh thần tự học rất cần thiết, không thể thiếu trong suốt quá trình học tập của con người (đặc biệt là học sinh). 
( 0,5 điểm)
- Tinh thần tự học không chỉ giúp con người nắm vững, khắc sâu kiến thức, kĩ năng do người khác truyền thụ mà còn mở rộng được vốn hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác, làm giàu vốn tri thức cho bản thân. (có dẫn chứng minh họa)
- Tinh thần tự học giúp con người có niềm vui, hứng thú, say mê trong học tập; chủ động, tự tin trong cuộc sống. (có dẫn chứng minh họa) 
( 0,5 điểm)
- Tinh thần tự học biểu hiện trước hết ở thái độ nghiêm túc tiếp thu kiến thức, kĩ năng do người khác truyền thụ: chú ý nghe giảng, ghi chép, luyện tập thực hành, (có dẫn chứng minh họa)
- Luôn có ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trau dồi vốn sống, tìm tòi, nghiên cứu, thực hành, trình bày ý kiến, ý tưởng,(có dẫn chứng minh họa)
(0,5 điểm)
- Trong thực tế vẫn còn hiện tượng đáng phê phán là thiếu tự giác, thụ động, máy móc trong học tập, dựa dẫm, ỷ lại vào sự hướng dẫn của người khác. 
- Tinh thần tự học không có nghĩa là không cần đến sự hướng dẫn của người khác mà phải biết kết hợp giữa tự học với học thầy, học bạn,...
(0,5 điểm)
- Nhấn mạnh sự cần thiết của tinh thần tự học, liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 
(0,5 điểm)
2. Tiªu chuÈn cho ®iÓm
- §iÓm 3: §¹t ®ù¬c c¸c yªu cÇu nªu trªn, lÝ lÏ thuyÕt phôc, v¨n viÕt m¹ch l¹c, kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t th«ng th­êng.
- §iÓm 2: §¹t ®ù¬c qu¸ nöa yªu cÇu vÒ néi dung, cßn m¾c mét sè lçi diÔn ®¹t.
- §iÓm 1: §¹t ®ù¬c mét nöa yªu cÇu vÒ néi dung, cßn m¾c mét sè lçi vÒ h×nh thøc.
- §iÓm 0: L¹c ®Ò, sai c¶ néi dung vµ ph­¬ng ph¸p.
Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lý giải hợp lý, thuyết phục vẫn cho đủ điểm. 
 Câu 3 (5 điểm)
1. Về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị về một đoạn thơ; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
2. Về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc biệt là đoạn thơ, học sinh cần làm rõ các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ.
(0,5 điểm)
- Ước nguyện được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Mong ước giản dị, chân thành như một lẽ tự nhiên: làm con chim mang tiếng hót, làm cành hoa tỏa hương sắc cho đời; làm nốt nhạc trầm trong bản hòa ca khiến lòng người xao xuyến.
- Ước nguyện ấy thể hiện ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. 
(1,0 điểm)
(0,5 điểm)
- Ước nguyện khiêm nhường: được dâng hiến những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung, cho đất nước (làm mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn).
- Ước nguyện dâng hiến cả cuộc đời một cách vô tư, trong sáng, lặng lẽ, âm thầm.
(0,75 điểm)
(0,75 điểm)
 - Đặc sắc nghệ thuật: thể thơ năm chữ; biện pháp điệp ngữ; giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ, thiết tha, sâu lắng; hình ảnh tự nhiên, giản dị, sáng tạo độc đáo, giàu ý nghĩa.
(1,0 điểm)
- Đánh giá, liên hệ rút ra bài học về lẽ sống.
(0,5 điểm)
3. Tiªu chuÈn cho ®iÓm
- §iÓm 4- 5: §¹t ®ù¬c c¸c yªu cÇu nªu trªn, v¨n viÕt m¹ch l¹c, cã c¶m xóc, thÓ hiÖn sù s¸ng t¹o, kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t th«ng th­êng.
- §iÓm 2- 3: §¹t ®ù¬c qu¸ nöa yªu cÇu vÒ kiÕn thøc, cßn m¾c mét sè lçi vÒ diÔn ®¹t.
- §iÓm 1: Ch­a ®¹t ®ù¬c yªu cÇu nªu trªn, néi dung s¬ sµi, diÔn ®¹t yÕu, m¾c nhiÒu lçi vÒ c©u, tõ, chÝnh t¶.
- §iÓm 0: L¹c ®Ò, sai c¶ néi dung vµ ph­¬ng ph¸p.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_thpt_lan_2_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_thai.doc