Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

      Đọc đoạn thơ:

"Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già 

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha."

                            (Ngữ văn 9, tập l, NXB Giáo dục, 2009)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? 

Câu 2. Tác phẩm đó được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ trên? 

Câu 4. Tìm từ láy tượng hình , tượng thanh trong đoạn thơ và nêu tác dụng.

Câu 5.Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1 ( 2.0 điểm)

       Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

       Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích truyện “Chị em Thúy Kiều” - Nguyễn Du.   

docx 9 trang Huy Khiêm 21/10/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
ĐỀ 1.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 – 2020 
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
 Đọc đoạn thơ:
"Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già 
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha."
 (Ngữ văn 9, tập l, NXB Giáo dục, 2009)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? 
Câu 2. Tác phẩm đó được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ trên? 
Câu 4. Tìm từ láy tượng hình , tượng thanh trong đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1 ( 2.0 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
 Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích truyện “Chị em Thúy Kiều” - Nguyễn Du. 
 ------------------- HẾT -------------------
Họ tên học sinh:...Số báo danh:.........
Chữ kí giám thị 1: ........... Chữ kí giám thị 2.........
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 - 2020 
MÔN: Ngữ Văn 
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu
1
- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (0,25 đ)
- Tác giả: Phạm Tiến Duật. (0,25 đ)
0.5
2
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969 khi tác giả đang công tác tại chiến trường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ in trong tập "Vầng trăng- Quầng lửa", đạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ
0.5
3
- Phép tu từ so sánh “ Bụi phun tóc trắng như người già”. Tả thực sự gian khổ mà người lính lái xe phải trải qua trên con đường Trường Sơn đất đỏ. Bụi cuốn lên theo vòng bánh xe lăn phủ trắng mái tóc người chiến sĩ ngồi trong những chiếc xe không kính. 
0.5
4
- Từ láy tượng hình: phì phèo, từ láy tượng thanh: ha ha
- Tác dụng: diễn tả sinh động, cụ thể, ấn tượng hình ảnh người chiến sĩ rất trẻ, tiếng cười sảng khoái, ngạo nghễ trước khó khăn, gian khổ.
0.5
5
 - Nội dung chính của đoạn thơ:
+ Những khó khăn mà người lính phải đối mặt khi ngồi trong những buồng lái không có kính: bụi phun tóc trắng như người già.
+ Tinh thần dũng cảm vượt mọi khó khăn gian khổ. 
+ Tinh thần lạc quan (kiên cường, coi thường, bất chấp khó khăn): phì phèo châm điếu thuốc, cười ha ha.
0.5
II. Tập làm văn
1
 Trình bày suy nghĩ về vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
a. Đảm bảo thể thức, cấu trúc của một đoạn vănnghị luận . Diễn dịch hay quy nạp hoặc tổng phân hợp có đủ câu chủ đề. 
0.25
b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: tinh thần lạc quan trong cuộc sống
0.25
c, Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng
* Mở đoạn: Lạc quan là phẩm chất tốt đẹp của con người.
* Thân đoạn:
- Gải thích: Lạc quan là có cái nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.
- Biểu hiện và vai trò:
+ Lạc quan biểu hiện mạnh mẽ trong cuộc sống từ cách sống cách suy nghĩ và trong nhiều những hành động khác của con người.
+ Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ ai cũng có lúc gặp khó khăn. Lạc quan giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, gặt hái thành công; tìm thấy niềm vui sống...
+ Trong xã hội tinh thần lạc quan làm cho xã hội thêm văn minh và phát triển hơn.
+ Nếu không có tinh thần lạc quan, con người dễ bi quan, chán nản, gục ngã trước khó khăn.
- Dẫn chứng: Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho tinh thần sống vô cùng lạc quan trong xiềng xích, tù đày, trong chiến tranh... Người lính xế trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cười ha ha trước khó khăn.
- Phê phán:Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, nhiều người còn bi quan, chán nản trước khó khăn, gục ngã rất đáng lên án.
- Mở rộng: Cần hiểu lạc quan phải dựa trên sức mạnh của bản thân để gặt hái thành công, không lạc quan khi không có cơ sở thực tiễn.
- Bài học: Là học sinh thì chúng ta nên hiểu thật thấu đáo về vai trò của tinh thần lạc quan để rèn luyện phẩm chất này, trau dồi tri thức, hiểu biết, bản lĩnh để lạc quan trước mọi hoàn cảnh.
* Kết đoạn: Trong thời kì hội nhập hiện nay, nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, lạc quan càng là phẩm chất cần thiết, quan trọng.
1.0
d, Sáng tạo: có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề nghị luận
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
2
Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích truyện “Chị em Thúy Kiều” - Nguyễn Du. 
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích cảm nhận nhân vật Thúy Kiều
0.25
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
Vị trí đoạn trích
Nội dung chính của đoạn.
 Thân bài:
* Giới thiệu khái quát về nhân vật	
- Kiều là con gái đầu lòng của gia đình họ Vương.
- Sau khi giới thiệu khái quát vẻ đẹp của hai chị em, Tác giả đã gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy.
- Vẻ đẹp của Kiều rất toàn diện: giai nhân tuyệt thế, đa tài, sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
* Vẻ đẹp của nhân vật
-  Về sắc: 
+ Những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn" gợi lên ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Tác giả đã tập trung miêu tả đôi mắt, bởi đôi mắt là thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ.
+ Cách nói sáng tạo từ thành ngữ, điển cổ "nghiêng nước nghiêng thành" đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. 
+ Vẻ đẹp ấy không được thiên nhiên chấp nhận, mà đố kị dự báo số phận, tương lai cuộc đời chìm nổi, gặp nhiều bất trắc, éo le.
- Về tài:
+ Kiều có tài năng thiên bẩm.
+ Đa tài: tài thơ, tài họa, tài đàn.
+ Đặc biệt là tài đánh đàn. Miêu tả tài đàn của Kiều, tác giả đã ngợi ca tâm hồn của nàng. Khúc "Bạc mệnh' do nàng sáng tác làm buồn lòng người cũng dự báo tương lai nhiều sóng gió của Kiều.
- Về tình: 
+ Đôi mắt phản ánh tâm hồn đa sầu, đa cảm của nàng.
+ Bản đàn cũng là phát lộ của một trái tim nồng nhiệt, một tâm hồn cực kì tinh tế, nhạy cảm.
- Về đức hạnh: (4 câu cuối): Sống khuôn phép, nề nếp.
* Đánh giá
+ Thành công của Nguyễn Du trong việc khắc họa nhân vật chính diện là trang mĩ nữ: thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy, bút pháp ước lệ tượng trưng, các phép tu từ đặc sắc... 
+ Nhà thơ ngợi ca vẻ đẹp sắc, tài, tình của người phụ nữ; theo quan điểm thẩm mĩ của xã hội phong kiến. Miêu tả ngoại hình nhưng tác giả cũng hé mở tính cách, số phận.
+ Cảm hứng nhân văn sâu sắc của đại thi hào.
4.0
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, giàu sắc thái biểu cảm.
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
ĐỀ 2
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 – 2020 
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Phần 1. Đọc hiểu:
	Cho đoạn văn sau:
	Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
	( Ngữ văn 9, tập 1, trang 187)
1.Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2.Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?
3.Tác phẩm trên được kể theo ngôi kể nào? Bằng điểm nhìn của ai? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ấy?
4.Nhân vật “ anh” trong đoạn trích là ai” Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của nhân vật đó?
5. Trong đoạn văn, hình ảnh “ một bó hoa nào khác nữa” được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh đó?
Phần 2: Làm văn:
Câu 1: (2,0 điểm)
	Viết một đoạn văn nghị luận ngắn với chủ đề: Khi ta biết ước mơ.
Câu 2: ( 5,0 điểm)
	Những tâm tình của người cha gửi gắm trong đoạn thơ sau:
 Chân phải bước tới cha
 Chân trái bước tới mẹ
 Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước tới tiếng cười
 Người đồng mình yêu lắm con ơi
 Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát
 Rừng cho hoa
 Con đường cho những tấm lòng
 Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
 Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời
 (Y Phương - Nói với con - Ngữ văn 9, tập hai, trang 72)
 ------------------- HẾT -------------------
Họ tên học sinh:...Số báo danh:.........
Chữ kí giám thị 1: ........... Chữ kí giám thị 2.........
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 - 2020 
MÔN: Ngữ Văn 
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) 
Phần
Câu 
Nội dung đáp án
Điểm
I. Đoc hiểu
1. 
Tác phẩm: Lặng lẽ sa Pa
- Tác giả: Nguyễn Thành Long
2.
Hoàn cảnh sáng tác: truyện ngắn được sáng tác vào mùa hè năm 1970 nhân một chuyến lên Lào Cai của tác giả
3.
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba 
- Điểm nhìn của ông họa sĩ.
- Tác dụng: Giúp cho việc giới thiệu nhân vật chính một cách thuận lợi nhất, để nhận vật hiện ra qua cái nhìn khách quanvà và ấn tượng của các nhân vật khác.Từ đó góp phần thẻ hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
4. 
- Nhân vật: anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn
- Vẻ đẹp nhân vật: 
+ Có tình yêu nghề, hi sinh thầm lặng cho đất nước.
+suy nghĩ đúng đắn về nghề nghiệp.
+ Cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm của mọi người.
+Sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng, mang đậm nét thi vị.
+ Khiêm tốn, thành thực.
5. 
- Hình ảnh “ bó hoa nào khác nưa” được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Hình ảnh đó có ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh. Từ những điều cô chứng kiến, nghe được, từ những trang sách anh đọc dở, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với những sự lựa chọn của mình.
II. Làm văn
1 (2,0đ)
* Về kĩ năng
- Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận xã hội, dạng bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; lập luận chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục.
- Đoạn văn có đủ bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; lời văn trong sáng gợi cảm, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
* Về kiến thức
- Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ những nội dung sau:
1. Mở đoạn: 
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò của ước mơ đối với cuộc sống của con người, giúp nuôi dưỡng tâm hồn con người lớn lên, sống có mục đích hướng tới tương lai....
2. Thân đoạn:
a. Giải thích: 
- Ước mơ là những mong ước, khát vọng, là những gì tốt đẹp nhất mà ta hướng tới ,khát khao đạt được.
- Khi ta có ước mơ: Là ta luôn nuôi dưỡng, ươm mầm và từng bước tiến gần hơn, phấn đấu để có thể đạt được những điều mà ta mong ước.
b. Chứng minh:
Tại sao con người cần có ước mơ?
 - Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.
( Dẫn chứng trong thực tế ước mơ cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ước mơ của những nhà khoa học.ước mơ nhỏ bé chính đáng của những con người bình dị..)
- Ước mơ là điều tốt đẹp và vô cùng quan trọng, là nền tảng của hạnh phúc, giúp cho con người thành công trong cuộc sống. Có ước mơ sẽ làm ta có thêm nghị lực, sức mạnh, niềm tin trong cuộc sống. (D/c)
- Người sống có ước mơ sẽ sống có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình và xã hội. Ước mơ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống sẽ làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội vì thế mà phát triển bền vững (D/c)
+ Mở rộng: 
- Ước mơ có thể thành, có thể không. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. 
- Ước mơ phải thực tế , phải chân thành, có thể thực hiện được. Ước mơ cũng phải xuất phát từ thiện ý mong muốn những điều tốt đẹp đến với những người xung quanh, không có hại đến người khác.
- Ước mơ cũng không đến với những con người sống thiếu lí tưởng, thiếu ý chí và nghị lực lười, biếng, ăn bám. 
- Tuy nhiên ước mơ cũng không nên quá xa vời đối với điều kiện thực tế của con người vì như vậy sẽ phản tác dụng... nếu không có ước mơ con người không phát triển, gia đình và xã hội kém bền vững.
 * Nhận thức và hành động
- Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi con người nó làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. 
- Liên hệ đến ước mơ, khát vọng của bản thân mình.
3. Kết bài: 
- Khẳng định lại ý nghĩa, tầm quan trọng của ước mơ. 
 ( Lưu ý : GV có thể cho điểm lẻ đến 0,25đ)
2. 
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS viết được một bài văn nghị luận đảm bảo về lập luận, diễn đạt mạch lạc, dùng từ viết câu, chính tả chuẩn xác.
- Có sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt, lựa chọn và phân tích dẫn chứng, liên hệ tích hợp văn học với đời sống...
II. Yêu cầu về kiến thức: HS cảm nhận được những tâm tình của người cha trong đoạn thơ trên, đảm bảo một số ý chính sau:
1. Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt giới thiệu bài thơ và cảm nhận chung... (Nguồn cảm hứng sáng tác về đề tài tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước...)
2. Phân tích, cảm nhận về đoạn thơ:
- Khái quát về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, phong cách thơ Y Phương, mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm, những đánh giá chung về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung tư tưởng của toàn bài
- Phân tích, cảm nhận giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn thơ:
 + Cội nguồn hạnh phúc của mỗi con người chính là tổ ấm gia đình và nghĩa tình quê hương -> hai cội nguồn sinh dưỡng.
 + Bốn câu thơ mở đầu (trích thơ và phân tích): “Chân phảitiếng cười” -> câu thơ năm chữ hàm súc, ngôn ngữ mộc mạc, điệp từ gợi hình ảnh gia đình đầm ấm hạnh phúc (con chập chững tập đi và bi bô tập nói trong mái ấm gia đình và tiếng cười hạnh phúc, sự chở che nâng đỡ của cha mẹ)
 + Bảy câu thơ tiếp (trích thơ và phân tích): “Người đồng mình yêu lắmđẹp nhất trên đời” 
 + Thơ tự do, ngôn ngữ hình ảnh thơ mang đậm màu sắc miền núi bình dị mà gợi cảm, các thủ pháp như nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ
 + Con khôn lớn trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên hiền hòa, thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương; người cha lý giải cho con hiểu về người đồng mình đáng yêu thế nào qua cuộc sống lao động êm đềm, thiên nhiên chở che nuôi dưỡng tâm hồn đẹp đẽ của con người; truyền thống nghĩa tình gắn bó, sẻ chia
+ Người cha đã truyền cho tâm hồn con tình yêu thương, sự gắn bó nghĩa tình sâu nặng, niềm tự hào về quê hương, đất nước; tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên trong cuộc sống, trân trọng và sẻ chia
3. Mở rộng, liên hệ vấn đề:
- Gợi mở và giới thiệu đoạn cuối của bài thơ: sức sống mãnh liệt của con người, những phẩm chất và truyền thống quý báu, thông điệp về niềm tin nghị lực sống, những điều tâm tình tha thiết của người cha với con là hành trang vô giá
- Mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân: các câu thơ, câu hát về gia đình, quê hương, đất nước; những lời khuyên nhủ, dạy bảo của ông bà, cha mẹ, công ơn của thế hệ đi trước; tình cảm và trách nhiệm của em đối với gia đình và quê hương, đất nước
* Mức tối đa (5,0 điểm): HS trả lời đầy đủ các yêu cầu trên, chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả, dùng từ và diễn đạt rõ ràng, lập luận mạch lạc, ngắn gọn và thuyết phục.
* Mức chưa tối đa (từ 0,25 đến 4,75 điểm): GV căn cứ vào các tiêu chí chấm điểm chi tiết để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo các mức điểm từ 0,25 điểm đến 4,75 điểm.
* Không đạt (0 điểm): Học sinh không làm bài hoặc lạc đề.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.docx