Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Cho câu thơ:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
a. Hãy chép theo trí nhớ bảy dòng thơ tiếp theo.
b. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nêu thể thơ của tác phẩm.
c. Phép tu từ quan trọng nhất được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy.
Câu 2 (3,0 điểm).
Chu Quang Tiềm, nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc, từng nói: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn".
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm). Cho câu thơ: Buồn trông cửa bể chiều hôm a. Hãy chép theo trí nhớ bảy dòng thơ tiếp theo. b. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nêu thể thơ của tác phẩm. c. Phép tu từ quan trọng nhất được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy. Câu 2 (3,0 điểm). Chu Quang Tiềm, nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc, từng nói: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn". Suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 3 (5,0 điểm). Chất thơ trong đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một). –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:....Số báo danh:.. Chữ kí giám thị 1: .... Chữ kí giám thị 2:..... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KÌ THI THỬ VÀO PHTH NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN Câu Phần Nội dung Điểm Câu 1 a - Chép đúng đoạn thơ (sai 4 lỗi: 0 điểm) 0,25 b - Đoạn thơ trích trong tác phẩm "Truyện Kiều". 0.25 - Tác giả: Nguyễn Du. 0.25 - Thể thơ: lục bát. 0.25 c * Kĩ năng: trình bày thành một đoạn văn. * Kiến thức: đảm bảo các ý sau: - Biện pháp tu từ quan trọng nhất: điệp ngữ "Buồn trông"(0,25) - Tác dụng: + Liên kết bốn cặp lục bát. (0,25) + Diễn tả tâm trạng buồn với nhiều sắc độ khác nhau và ngày một tăng tiến của Kiều. (0,25) + Tăng chất nhạc cho đoạn thơ tạo âm hưởng trầm buồn da diết. (0,25) 1.0 Câu 2 - Kĩ năng: + Trình bày thành một bài văn ngắn về vấn đề đọc sách để trau dồi học vấn của con người, đủ bố cục ba phần. + Văn viết giàu cảm xúc, lí giải vấn đề một cách khoa học, ngôn từ trong sáng, diễn đạt mạch lạc. 3,0 - Kiến thức: đảm bảo các ý sau: 1.Giải thích ý nghĩa câu nói: - Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Những hiểu biết ấy thu nhận được bằng nhiều con đường khác nhau..., trong đó đọc sách là con đường quan trọng. 2. Nhận xét, đánh giá: Quan điểm của Chu Quang Tiềm là hoàn toàn đúng đắn: Khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc học tập. - Sách là kho tàng tri thức nhân loại, được lưu lại cho thế hệ sau. + Sách cung cấp kiến thức về khoa học tự nhiên, KH xã hội, giúp con người phát triển khả năng tư duy, vận dụng điều sách dạy vào cuộc sống một cách hữu ích. + Sách dạy ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, hoàn thiện bản thân (đạo đức). + Sách bồi dưỡng, nâng cao đời sống tâm hồn con người, gieo tình yêu, niềm tin, sức mạnh, giúp ta thấy cuộc sống tươi đẹp và ý nghĩa (kĩ năng sống) - Đọc sách là một thói quen tốt, hữu ích giúp người đọc chiếm lĩnh học vấn một cách chủ động, tích cực, hiệu quả nhất. - Dẫn chứng: + Trên thế giới, các nhà triết học như Mác, Lê nin rất ham đọc sách. M. Goki nhờ ham đọc sách mà trở thành nhà văn lớn + Việt Nam: Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm là đèn đọc sách, trình độ học vấn uyên thâm, sau này là lưỡng quốc trạng nguyên. Bác Hồ đọc sách để trau dồi ngoại ngữ, tìm ra con đường cứu nước, Ngô Bảo Châu đọc sách tìm ra Bổ đề toán học đạt giải thưởng Fields... 3. Mở rộng vấn đề: - Phê phán những trường hợp chưa coi trọng giá trị của sách, lười đọc sách, hoặc đọc sách chưa khoa học - Bài học- giải pháp: + Yêu quý trân trọng sách. + Chọn sách phù hợp với nhu cầu học tập, không đọc sách độc hại. + Có phương pháp đọc sách khoa học: đọc kĩ, có thói quen ghi chép những điều quan trọng, vận dụng vào cuộc sống - Tiêu chuẩn cho điểm: + Điểm 3: đạt các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, thuyết phục, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. + Điểm 2: đạt 2/3 yêu cầu về nội dung, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. + Điểm 1: đạt 1/2 yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức. + Điểm 0: lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Câu 3 * Kĩ năng: + Trình bày thành một bài văn (nghị luận văn học), đủ bố cục ba phần. Có hệ thống luận điểm, luận cứ rành mạch, liên kết chặt chẽ. + Văn viết giàu cảm xúc, ngôn từ trong sáng, diễn đạt mạch lạc. * Kiến thức: đảm bảo các ý sau: 1. Khái quát chung - Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ tác phẩm biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc và có ý nghĩa khơi gợi cảm xúc trữ tình ở người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn nhẹ nhàng êm ái... - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là một áng văn xuôi giàu chất thơ. Chất thơ được biểu hiện phong phú, bàng bạc trong cả đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa. 2. Phân tích bài thơ làm sáng tỏ ý kiến: Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa a. Chất thơ trong thiên nhiên - Cảnh đẹp Sa Pa đẹp một cách kì lạ -> Sa Pa không hoang vu, lạnh lẽo mà mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo, hữu tình. b. Chất thơ trong vẻ đẹp của con người * Nhân vật anh thanh niên: - Vẻ đẹp toát lên từ những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm: yêu nghề, có ý thức sâu sắc về công việc của mình, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt lên khó khăn và gian khổ của hoàn cảnh sống, làm việc (nêu dẫn chứng cụ thể); - Tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (nêu dẫn chứng cụ thể); - Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách chủ động, ngăn nắp, làm giàu cuộc sống, tự học (nêu dẫn chứng cụ thể); - Khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh (nêu dẫn chứng cụ thể). ->Vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của anh thanh niên đã đem lại niềm vui bất ngờ cho mọi người và khơi gợi cho họ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống, cuộc đời, nghệ thuật. * Các nhân vật khác - Người họa sĩ: con người từng trải, tâm huyết với nghệ thuật, khát khao đi tìm đối tượng của nghệ thuật, giàu xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người và nghệ thuật (nêu dẫn chứng cụ thể). - Cô kĩ sư: cô gái mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, có niềm khát khao cống hiến; cuộc gặp gỡ với người thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp và vững tin vào con đường mình đã lựa chọn (nêu dẫn chứng cụ thể). - Ông kĩ sư vườn rau: hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy phấn của ong, tự tay thụ phấn cho hoa su hào... - Người cán bộ nghiên cứu khoa học: luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày chờ sét... * Mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện: - Quý trọng, tình thân giữa bác lái xe và anh thanh niên; - Tình cảm gần gũi như cha con giữa cô kĩ sư và ông họa sĩ; - Thái độ đón tiếp nồng hậu, tặng quà của anh thanh niên dành cho hai vị khách lên thăm nhà anh => Đó là vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng mà cao quý luôn vì cuộc sống, vì mọi người. c. Chất thơ toát lên từ các yếu tố khác: - Nhan đề: vừa tô đậm cái lặng lẽ của thiên nhiên vừa ẩn chứa ngợi ca con người lặng thầm dâng hiến. - Các hình ảnh, ngôn ngữ đậm chất họa, chất nhạc; tình huống truyện nhẹ nhàng mà sâu lắng; giọng văn giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái mang âm hưởng của một bài thơ... 5,0 3. Đánh giá - Chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của truyện giúp cho chủ đề truyện được rõ nét và sâu sắc; làm nên đặc sắc văn phong của Nguyễn Thành Long. - Chất thơ giúp truyện có sức lan tỏa lớn, nhân lên những lẽ sống đẹp, khiêm nhường của con người lao động tự giác. * Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết đủ ý, giàu cảm xúc, nổi bật vấn đề nghị luận; có sự sáng tạo trong khi viết, sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm phù hợp ... - Điểm 3 4: Đảm bảo 2/3 số ý yêu cầu, văn viết trôi chảy, có cảm xúc; còn mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả,... - Điểm 12:đạt 1/2 số ý yêu cầu, văn viết có chỗ còn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt... - Điểm 0: lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. --------------------------------------------
File đính kèm:
- de_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc