Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Cho câu thơ sau: 

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.

          1. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
          2. Những câu thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
          3. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm)

          Tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.

doc 5 trang Huy Khiêm 09/12/2023 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài gồm 03 câu, 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho câu thơ sau: 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
	1. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
	2. Những câu thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
	3. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm)
	Tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 3 (5,0 điểm)
	Tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật ông Hai trong trích đoạn truyện Làng (Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXBGD)
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH THPT 
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a) 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên:
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
* Cho điểm:
- Chép đúng cả 6 câu ( kể cả dấu câu): được 0,5 điểm.
( Nếu sai 2- 3 lỗi: được 0,25 điểm, sai 4 lỗi trở lên không cho điểm.)
b) 
- Những câu thơ vừa chép nằm trong tác phẩm " Truyện Kiều" - Tác giả Nguyễn Du . 
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Về nội dung (0,5 điểm):
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
+ Về nghệ thuật (0,5 điểm):
Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
c) Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.
Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng tinh thần thì vẫn cho điểm tối đa.
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2
(3,0 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức: 
 - Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 - Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát. 
0,5 đ
b. Yêu cầu về nội dung: 
- HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
a) MB:
- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
- Trích dẫn câu tục ngữ.
b) TB: 
* Giải thích:
Mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng và gắn bó máu thịt nhất, thân thiết nhất với mỗi người.
Tình mẹ (tấm lòng, tình cảm yêu thương của mẹ) bao la, sâu rộng không gì sánh được. Lòng mẹ bao dung ngay cả khi mẹ nghiêm khắc nhất với con và ngay cả khi con chưa được như lòng mẹ mong muốn
* Bàn luận 
- Mẹ gửi gắm niềm tin và ước vọng ở nơi con, mong con trưởng thành và luôn được hạnh phúc. 
- Mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần cho con ngay cả khi con đã khôn lớn, trưởng thành. Mẹ nâng đỡ, che chở cho con từ khi mới lọt lòng và luôn dõi theo từng bước đi của con. Khi gặp khó khăn ta luôn nhận được từ mẹ niềm động viên, an ủi. Cuộc sống của mỗi người không thể thiếu mẹ. (Dẫn chứng)
* Liên hệ, mở rộng vấn đề.
- Phê phán những kẻ bất hiếu với cha mẹ.
- Biết ơn mẹ, hiếu thảo với mẹ và nỗ lực thật nhiều để đền đáp công ơn của mẹ, để mẹ được hạnh phúc và đừng bao giờ làm mẹ buồn lòng.
c) KB: 
- Đánh giá, khẳng định lại vấn đề.
- Lời nhắn gửi...
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
(5,0 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
+ Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện, thể hiện được năng lực cảm thụ văn học.
+ Bố cục hợp lí, luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
+ Văn viết mạch lạc, trong sáng có cảm xúc.
0,5
B. Yêu cầu về kiến thức
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp yêu cầu của đề. Với đề bài này cần đảm bảo những ý sau:
a) Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm .
- Giới thiệu khái quát về nhân vật 
0,5 đ
b) Thân bài 
* Tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật ông Hai
- Ở nơi tản cư:
+ Ông luôn nhớ về làng mình: nhớ những ngày kháng chiến, nhớ anh em đồng chí. 
+ Luôn quan tâm đến kháng chiến, đến sự nghiệp chung của dân tộc (Nghe tin quân ta chiến thắng, ông vui sướng hả hê). 
- Tình yêu làng, yêu nước được thể hiện sâu sắc và cảm động qua tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng mình theo giặc: + Bất ngờ, hổ thẹn rồi đau đớn, tủi nhục, lo lắng. 
+ Bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. 
+ Mâu thuẫn nội tâm: yêu làng và thù làng. 
+ Tấm lòng thuỷ chung son sắt với quê hương đất nước thể hiện trong câu chuyện cảm động với đứa con nhỏ.
- Vui sướng, hạnh phúc khi nghe tin cải chính về làng mình.
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
* Đánh giá
- Nghệ thuật diễn tả tâm lí tinh tế 
- Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong mà tả, kể, phân tích, lí giải. 
- Ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ ông Hai giàu tính khẩu ngữ
- Qua đó, nhà văn khẳng định và ngợi ca tình yêu làng quê gắn bó với tình yêu Tổ quốc của nhân vật ông Hai. Đó cũng là tình cảm chung của người nông dân VN thời chống Pháp 
0,5 đ
c) Kết bài
- Đánh giá khái quát về nhân vật .Khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai. 
- Nêu cảm xúc của bản thân về nhân vật ông Hai.
0,5 đ

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2016_2.doc