Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 02 (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1(2điểm):
Cho câu thơ:
Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
(Đi trên mảnh đất này- Huy Cận)
Câu thơ trên khiến em liên tưởng đến đến những câu thơ nào trong một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Cảm nhận về vẻ đẹp của những câu thơ vừa tìm được.
Câu 2 (3 điểm):
Câu chuyện của Đại Bàng
Đó là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi. Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi. Khi đó, Những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn.... Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn
Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: "chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày”. Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.
(Nguồn: In-tơ-nét)
Suy nghĩ của em từ câu chuyện trên?
Câu 3 ( 5 điểm):
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 02 (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU MÃ ĐỀ 02 .. ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 PHÚT ( Đề này gồm 3 câu, 01 trang) Câu 1(2điểm): Cho câu thơ: Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa (Đi trên mảnh đất này- Huy Cận) Câu thơ trên khiến em liên tưởng đến đến những câu thơ nào trong một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Cảm nhận về vẻ đẹp của những câu thơ vừa tìm được. Câu 2 (3 điểm): Câu chuyện của Đại Bàng Đó là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi. Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi. Khi đó, Những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn.... Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: "chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày”. Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa. (Nguồn: In-tơ-nét) Suy nghĩ của em từ câu chuyện trên? Câu 3 ( 5 điểm): Tình mẹ qua các bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm), “Con cò” (Chế Lan Viên). Hết Họ và tên thí sinh:Số báo danh.. Chữ kí của giám thị 1:Chữ kí của giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU MÃ ĐỀ 02 . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN (hướng dẫn chấm gồm 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2 điểm): * Chép đúng khổ thơ: (0,25 điểm) “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” * Giới thiệu những nét cơ bản về các tác giả, tác phẩm, đoạn thơ (0,25 điểm). * Chỉ ra vẻ đẹp về nghệ thuật (0,75 điểm): - Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo, vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam. - Phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc – “Đất nước như vì sao”. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế là tác giả đã ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như vì sao với tư thế đi lên. - Phép điệp ngữ với từ “đất nước” được lặp lại hai lần đã thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được. * Chỉ ra vẻ đẹp về nội dung tư tưởng (0,5 điểm): - Ca ngợi đất nước đẹp đẽ, giàu truyền thống tốt đẹp. - Niềm tự hào, niềm tin của tác giả vào sức vươn của đất nước. * Đánh giá (0,25 điểm): - Đặt bài thơ vào những năm 80, khi nước ta còn đang phải đương đầu với bao khó khăn, nền kinh tế còn rất thấp kém thì ta càng trân trọng lòng yêu đời, yêu cuộc sống và niềm tin của nhà thơ Thanh Hải vào quê hương, đất nước. Câu 2(3 điểm): 1. Yêu cầu: a. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. - Bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: * Giải thích: - Phân tích ngắn gọn câu chuyện : Đại bàng đã dũng cảm và kiên cường để trải qua một giai đoạn thay đổi đầy khó khăn, chịu đựng nhiều đau khổ và thử thách để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa - Vấn đề nghị luận rút ra từ câu chuyện: Trong cuộc sống, con người phải biết vượt qua thử thách khắc nghiệt, dám đổi thay để thích ứng với cuộc sống, để thành công. * Phân tích, lí giải: - Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. - Khó khăn, thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền. Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con người trưởng thành hơn. - Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và dũng cảm vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì. - Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ nhận định trên. * Bàn bạc mở rộng - Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. - Phê phán những người thiếu ý chí, thiếu lòng dũng cảm vượt qua khó khăn. - Liên hệ và rút ra bài học: - Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan. Để có được điều này thì cần phải làm gì? 2. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 3: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Văn viết mạch lạc, trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc, có tính phát hiện. - Điểm 2: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu cơ bản. Bài rõ ý, kết cấu hợp lý song có thể còn mắc lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 1: Bài làm được một nửa số ý. Mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc làm hoàn toàn lạc đề. *Tùy bài làm cụ thể của thí sinh, giám khảo cho các thang điểm lẻ thích hợp Câu 3: (5 điểm) 1. Yêu cầu: a. Yêu cầu về kĩ năng - Bài làm có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hoàn chỉnh, mạch lạc. - Biết vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học. - Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc. - Không mắc lỗi về câu, từ, chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Nét chung: - Ba bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm), “Con cò” (Chế Lan Viên) cùng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Cả hai bài đều khắc hoạ tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. - Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của em bé nói với mẹ. 2. Nét riêng: - Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: + Ca ngợi tình mẫu tử thông qua việc miêu tả tình yêu thương con tha thiết của bà mẹ dân tộc Tà – ôi. Hình ảnh người mẹ hiện lên gắn với những công việc vất vả thường ngày trong kháng chiến như giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng... Tình yêu thương con thắm thiết được thể hiện tự nhiên mà sâu sắc qua những khúc ru. Tình yêu ấy thống nhất với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên trong chiến tranh chống Mĩ. Trong cả bài thơ, tình cảm đó ngày càng phát triển, hoà quyện với tình yêu bộ đội, tình thương dân làng và tình yêu đất nước. + Để thể hiện tình mẫu tử, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng thể thơ 8 chữ phù hợp với âm điệu hát ru; giọng điệu trữ tình tha thiết; các khúc ru lặp lại; bố cục chặt chẽ; hình ảnh thơ gợi cảm... - Bài “Con cò”: + Khắc hoạ tình mẫu tử với tình thương dạt dào và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền. Bài thơ đã khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru trong cuộc đời mỗi con người. Hình ảnh người mẹ ở đây rất nhân hậu, nhân tình với tấm lòng yêu thương con bao la. Mẹ là tâm hồn quê hương, là bàn tay chở che ấp ủ, là điểm tựa nâng đỡ con trong từng chặng đường đời và suốt cả cuộc đời. Tình mẹ gửi vào cánh cò và từng câu hát ru ngọt ngào tha thiết. + Chế Lan Viên đã thể hiện tình mẫu tử bằng thể thơ tự do với các câu dài ngắn khác nhau, nhiều câu thơ mang đậm chất triết lí, suy tưởng; giọng điệu hát ru vừa bay bổng vừa sâu lắng, vừa dân tộc vừa hiện đại. Bài thơ mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ, giọng thơ thấm vào hồn ca dao dân ca một cách đằm thắm nhẹ nhàng. 3 Đánh giá chung: - Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, nó cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cạn của các thi nhân. Nếu như Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh “Con cò” trong ca dao thì Nguyễn Khoa Điềm làm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” . - Chính tình mẫu tử đã trở thành điểm tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi con người. 2. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có sự sáng tạo, văn viết sinh động, giàu cảm xúc. - Điểm 4: Bài viết đủ ý cơ bản, văn viết mạch lạc, ít mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng một nửa yêu cầu, mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. *Tùy bài làm cụ thể của thí sinh, giám khảo cho các thang điểm lẻ thích hợp
File đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_vu_huu_ma_de_02_kem_huo.doc