Đề thi minh họa tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

IV. Biên soạn câu hỏi trong đề kiểm tra

Phần I: ĐỌC - HIỂU:(3.0 điểm) 

          Cho đoạn văn:

          “… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. 

                             (Theo sách Ngữ văn 9, tập 2, trang 26, NXB Giáo dục, 2010)

1.  Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào ? Của ai ? Hoàn cảnh sáng tác của bài có gì đặc biệt ?

2.  Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

3. Từ "hành trang" mang những ý nghĩa gì ?

4. Em đã, đang và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21?

doc 5 trang Huy Khiêm 21/10/2023 8140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi minh họa tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

Đề thi minh họa tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)
 ĐỀ THI MINH HỌA TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
    Môn : NGỮ VĂN
    Thời gian làm bài: 120 phút
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận của học sinh.
2. Kĩ năng và năng lực
- Đọc hiểu văn bản
- Tạo lập văn bản ( viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học)
3. Thái độ.
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất.
- Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
II. Hình thức thi: Tự luận
III. Ma trận
 Mức độ
NLĐG
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc hiểu
- Ngữ liệu: văn bản văn học
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: văn bản hoàn chỉnh
- Nêu tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác văn bản..
- Nhận diện được các dấu hiệu về nội dung, nghệ thuật văn bản (câu chủ đề, phép liên kết)
- Hiểu được ý nghĩa của một số chi tiết trong văn bản
- Trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1.5
15%
1
0.5
5%
1
1.0
10%
4
3
30%
II. Tập làm văn
Viết 01 đoạn văn NLXH
Viết 01 bài văn NLVH
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
1.5
0.75
15%
1.5
1.0
5%
2
3.0
30%
1
5
50%
6
10
100%
IV. Biên soạn câu hỏi trong đề kiểm tra
Phần I: ĐỌC - HIỂU:(3.0 điểm) 
 Cho đoạn văn:
	“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. 
	(Theo sách Ngữ văn 9, tập 2, trang 26, NXB Giáo dục, 2010)
1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào ? Của ai ? Hoàn cảnh sáng tác của bài có gì đặc biệt ?
2. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?
3. Từ "hành trang" mang những ý nghĩa gì ?
4. Em đã, đang và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2điểm): Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, tác giả Vũ Khoan cho rằng: "Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Viết đoạn văn khoảng 01 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.
Câu 2(5 điểm): Phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ "Bài thơ về tiệu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Từ đó, em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về sự kế thừa của tuổi trẻ hôm nay với tuổi trẻ cha anh.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
Phần I: ĐỌC - HIỂU:(3.0 điểm) 
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng
Biểu điểm
1
- Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. 
- Hoàn cảnh sáng tác của bài có nét đặc biệt: viết vào dịp Tết cổ truyền, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ.
0,75 điểm
2
- Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở đầu đoạn.
- Đoạn văn trên sử dụng phép lặp là chủ yếu.
- Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập tình thái.
0,75 điểm
3
- “Hành trang” nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa.
- “Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen để đi vào một thế kỷ mới.
0,5 điểm
4
- HS liên hệ những việc đã và sẽ làm để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21:
+ Tích cực học tập, lũy kiến thức.(về khoa học, về đời sống)
+ Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe, kĩ năng sống để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
1,0 điểm 
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng
Biểu điểm
1
a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai nội dung đoạn văn với lí lẽ và dẫn chứng phù hợp, có thể gồm các ý sau:
* Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI.
- Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống... để đi vào một thế kỉ mới.
* Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?
- Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.
 * Cần làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:
- Mỗi người cần thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Chuẩn bị hành trang tri thức: Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
- Chuẩn bị hành trang phẩm chất: Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.
- Chuẩn bị hành trang kĩ năng, ngoại ngữ, thể chất.
- Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.
- Phê phán những con người chưa có tinh thần chuẩn bị hành trang chu đáo bước vào tương lai nên không làm được việc, bản thân khó thành công thậm chí trở thành gánh nặng cho xã hội.
- Trong mọi thời đại thì hành trang là vấn đề luôn cần thiết.
d. Sáng tạo: diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng mới mẻ.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25 
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai các luận điểm với lí lẽ và dẫn chứng phù hợp, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Những nét chính về nội dung:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trong bài thơ.
2. Thân bài:
*Khái quát: Hoàn cảnh sáng tác, hình ảnh những chiếc xe không kính.
* Trên hình tượng những chiếc xe không kính độc đáo, bài thơ khắc họa vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ của dân tộc ta:
- Tư thế ung dung, hiên ngang, dũng cảm, nắm chắc tay lái, làm chủ tuyến đường. (Ung dung nhìn thẳng.)
- Các anh bất chấp gian khổ, hiểm nguy với thái độ ngang tàng, phong cách trẻ trung đầy chất lính. (Không có kínhừ thìngười già. Không có kính ngoài trời)
- Dù phải đối mặt với tử thần, cuộc sống chiến trường khắc nghiệt nhưng vẫn không làm chai sạn được tâm hồn lãng mạn của người lính. Qua ô kính vỡ các anh bất ngờ. (Thấy sao trời và đột ngột cánh chimbuồng lái.)
- Sự trẻ trung, vui nhộn mang đậm chất lính của các anh. (Chưa cần rửa..phì phèo châm điếu thuốc...ha ha. Chưa cần thay...mau khô thôi.)
- Cảm động hơn nữa là tình đồng chí, đồng đội gắn bó, hồn nhiên mà ấm áp tình người tiếp thêm sức mạnh ý chí cho nhau thầm hẹn gặp giữa Sài Gòn. (Gặp bạn bè vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm gia đình đấy.)
- Điều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn gian khổ chính là lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng, vì miền Nam ruột thịt và thống nhất đất nước. (Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcmột trái tim).Chính điều đó đã nâng bước chân người lính đi tiếp chặng đường gian nan thử thách. (Lại đi trời xanh thêm.)
* Đánh giá chung và sự suy ngẫm liên tưởng đến thế hệ trẻ hôm nay và thế hệ cha ông đi trước.
- Bài thơ thành công trong việc khắc họa hình ảnh những anh bộ đội lái xe trên  tuyến đường Trường Sơn đầy gay go, thử thách, một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống  Mĩ cứu nước. 
- Âm điệu trẻ trung, vui tươi, lời thơ gần với những lời nói trong sinh hoạt thường này và cách xây dựng hình tượng thơ độc đáo đã thể hiện phong cách thơ riêng của Phạm Tiến Duật.
- Ngày nay, thế hệ trẻ vẫn luôn phát huy và kế thừa truyền thống quý báu của lớp cha anh đi trước, đã không ngừng xây dựng những hoài bão, đem kiến thức để tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và góp phần chung tay vào công cuộc xây dựng đất nước.(Những học sinh đạt Huy chương vàng olympic quốc tế ...)
Tuy nhiên, do những biến động phức tạp của thời cuộc và ảnh hưởng mặt trái của thời đại công nghệ số, một bộ phận giới trẻ Việt Nam đang dần xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc, còn có lối sống thực dụng, ích kỷ, biểu hiện rõ nét nhất là họ để “cái tôi” bản thân quá lớn, bao trùm lên “cái ta” cộng đồng; sống nhanh, sống gấp, sống chỉ vì mình mà không vì mọi người.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị bài thơ.
- Liên hệ bản thân.
d. Sáng tạo: diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng mới mẻ.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25 
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,75
0,75
0,5
0,25
0,25
* Lưu ý:
 Giáo viên căn cứ thực tế làm bài của HS để cho điểm linh hoạt, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

File đính kèm:

  • docde_thi_minh_hoa_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_co_da.doc