Đề thi học sinh giỏi trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
Câu 1(2 điểm)
Quan sát hình vẽ dưới đây:
Hình 1. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
- Hãy cho biết vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
- Tại sao Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Câu 2(2 điểm)
Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.
Câu 3: (2 điểm)
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
Phßng gD& §T b×nh giang Trêng thcs hïng th¾ng ĐỀ CHÍNH THỨC §Ò thi häc sinh giái trêng M«n ®Þa lÝ – Líp 8 N¨m häc 2011 - 2012 Thêi gian:120 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) §Ò thi gåm: 01 trang Câu 1(2 điểm) Quan sát hình vẽ dưới đây: Hình 1. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu - Hãy cho biết vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? - Tại sao Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? Câu 2(2 điểm) Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển. Câu 3: (2 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường Câu 4: (4 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi nước ta. \ ------------HÕt------------ Hä tªn thÝ sinh:..........................................................Sè b¸o danh:......................... Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 1:...............................Ch÷ kÝ cña gi¸m thÞ 2:............................ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn: Địa lí lớp 8 Câu 1( 2 điểm) Ý chính Nội dung cần đạt Điểm - Nhận xét - Nguyên nhân - Vào các ngày 21-3 và 23-9 hai bán cầu Bắc và Nam có góc chiếu của Mặt trời như nhau, nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. - Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. - Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó. 1,0 0,5 0,25 0,25 Câu 2( 2 điểm) - Chế độ nhiệt - Chế độ gió - Chế độ mưa - Nhiệt độ không khí trên biển điều hòa( mùa đông ấm, mùa hạ mát hơn trên đất liền), biên độ nhiệt nhỏ. - Nhiệt độ nước biển tầng mặt lớn, trung bình trên 23oC - Trong năm trên biển có hai mùa gió, tính chất, hướng thổi khác nhau: + Mùa gió đông bắc từ tháng X đến tháng IV năm sau. + Mùa gió tây nam từ tháng V đến tháng IX - Lượng mưa lớn trung bình 1100mm/năm, dông thường về đêm và sáng. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Câu 3: ( 2 điểm) Tính đa dạng Miền khí hậu phía Bắc Từ dãy Hoành Sơn ( vĩ tuyến 180 B) trở ra, khí hậu có mùa đông lạnh tương đối ít mưa và cuối mùa đông rất ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều 0,50 Miền khí hậu đông Trường Sơn Từ dãy Hoành Sơn tới mũi Dinh ( vĩ tuyến 110 B) bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn. Có mùa mưa lệch về thu đông. 0,50 Miền khí hậu phía Nam Bao gồm Nam Bộ và Tây nguyên, có khí hậu cạn xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. 0,50 Tính thất thường Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm bão nhiều, năm bão ít, năm rét sớm, năm rét muộn, 0,50 Câu 4 : (4 điểm) Phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình đồi núi nước: Vùng núi Đông Bắc - Nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh, là vùng đồi núi thập - Nổi bật với các cánh cung lớn. Từ tây bắc về đông nam có các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông triều. Ngoài ra, còn có núi hướng Tây Bắc – Đông Nam ( dãy Con Voi, Tam Đảo) - Địa hình cao về phía bắc, thấp đần về phía nam và đông nam, vùng đồi phát triển rộng. Phía bắc có các đỉnh núi cao trên 1500m và một số sơn nguyên . Giữa có độ cao khoảng 600m; về phía đông độ cao giảm xuống còn khoảng 100m. 0,25 0,25 0,50 Vùng núi Tây Bắc - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là vùng núi cao đồ sộ nhất nước ta với những dải núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở. - Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam (kể tên) - Địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam, có sự phân hoá rõ : + Phía bắc là những dãy núi cao (kể tên). Dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, được xem là nóc nhà của Việt Nam, với đỉnh núi Phanxipăng cao 3143m. + Phía tây và tây nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau (kể tên) + Ở giữa là các cao nguyên kế tiếp nhau (kể tên) 0,25 0,25 0,50 Vùng núi Trường Sơn Bắc - Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã, là vùng núi thấp, phổ biến là các đỉnh núi có độ cao trung bình không quá 1000m, có một số đèo thấp - Hướng núi TB – ĐN có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi đâm ngang ra sát biển 0,25 0,25 Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam - Là vùng núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. - Trường Sơn Nam gồm các dãy núi chạy theo hướng TB- ĐN, B –N, ĐB – TN so le kế nhau,tạo thành “ gờ núi” vòng cung ôm lấy các cao nguyên phía tây. Hai đầu Trường Sơn Nam cao, ở giữa thấp xuống. - Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển tạo nên các vũng vịnh; sườn Tây thoải. có một số đèo thấp. - Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của dãy Trường Sơn Nam, rộng lớn và có tính phân bậc 0,25 0,25 0,25 0,25 Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ - Đông Nam Bộ là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu long, có địa hình đồi gò lợn sóng, thấp đần về phía nam và tây nam. Phần tiếp giáp với các cao nguyên có độ cao thay đổi từ 200- 600m, phía nam có độ cao trung bình từ 20- 200m. - Trung du Bắc bộ là vùng đồi thấp (dưới 200m) mang tính chất chuyển tiếp giữa đông bằng và miền núi. 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_truong_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2011_20.doc