Đề thi giáo viên giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)

Cấu 1:(2 điểm):

              Đồng chí cho biết những điểm mới trong thực hiện kế hoạch giáo dục THCS                  năm học 2014-2015

          Câu 2: ( 6 điểm) Theo định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của   chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở.  Đ/c hãy

a.  (2đ) Kể tên những phẩm chất và năng lực cần hướng tới đối với người học.

b. (4đ) Các dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học

Câu 3 ( 2 điểm ): 

     Dựa trên các bậc trình độ trong bài tập, đồng chí hãy xây dựng các dạng bài tập dựa trên các bậc nhận thức theo định hướng năng lực?

 

doc 4 trang Huy Khiêm 06/11/2023 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi giáo viên giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)

Đề thi giáo viên giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG 
TRƯỜNG THCS CỔ BÌ
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014-2015
 ĐỀ THI NĂNG LỰC ( Thời gian : 90’)
Cấu 1:(2 điểm):
	Đồng chí cho biết những điểm mới trong thực hiện kế hoạch giáo dục THCS 	năm học 2014-2015
	 Câu 2: ( 6 điểm) Theo định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của 	chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở. Đ/c hãy
a. (2đ) Kể tên những phẩm chất và năng lực cần hướng tới đối với người học.
b. (4đ) Các dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học
Câu 3 ( 2 điểm ): 
	Dựa trên các bậc trình độ trong bài tập, đồng chí hãy xây dựng các dạng bài tập dựa trên các bậc nhận thức theo định hướng năng lực?
 . Hết 
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG 
TRƯỜNG THCS CỔ BÌ
KÌ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014-2015
 ĐỀ THI NĂNG LỰC ( Thời gian : 90’)
Cấu 1:(2 điểm):
	Đồng chí cho biết những điểm mới trong thực hiện kế hoạch giáo dục THCS 	năm học 2014-2015
	 Câu 2: ( 6 điểm) Theo định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của 	chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở. Đ/c hãy
a. (2đ) Kể tên những phẩm chất và năng lực cần hướng tới đối với người học.
b. (4đ) Các dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học
Câu 3 ( 2 điểm ): 
	Dựa trên các bậc trình độ trong bài tập, đồng chí hãy xây dựng các dạng bài tập dựa trên các bậc nhận thức theo định hướng năng lực?
 . Hết 
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG 
TRƯỜNG THCS CỔ BÌ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI GVG TRƯỜNG 
NĂM HỌC 2014-2015
Câu hỏi
 Nội dung
Điểm
Câu 1 
Đ Những điểm mới trong thực hiện kế hoạch giáo dục THCS năm học 2014-2015
- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ nhà trường chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học từng môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo 37 tuần thực học, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn. Xây dựng kế hoạch phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Kế hoạch dạy học 37 tuần của GV được HT kí duyệt và đóng thành tập lưu tại trường làm căn cứ để thanh tra
- Khảo sát chất lượng 3 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng anh đều được lấy điểm. KSCL đầu kì lấy điểm 15', KSCL giữa kì lấy điểm 1 tiết, KSCL cuối kì lấy điểm học kì
- Ngoài thời gian thực hiện chương trình còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực của bản thân
1đ
0,5
0,5
Câu 2
a. Những phẩm chất và năng lực cần hướng tới đối với người học
* Có 6 phẩm chất:
- Yêu gia đình quê hương, đất nước
- Nhân ái, khoan dung
- Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
- Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỉ luật pháp luật
* Có 9 năng lực:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy, sáng tạo
- Năng lực quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
1đ
1đ
Đánh giá kiến thức kĩ năng
Đánh giá năng lực
Mục đích chủ yếu nhất
Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo muccj tiêu chương trình giáo dục
Đánh giá xếp hạng những người học với nhau
Đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức,kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống
Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ
Ngữ cảnh đánh giá
Gắn với nội dung học tập được học trong nhà trường
Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn học sinh
Nội dung đánh giá
Những kiến thức, kĩ năng , thái độ của môn học
Qui chuẩn người học có đạt hay không một nội dung đã học
Những kiến thức, kĩ năng, thái đọ nhiều môn học, nhiều hoạt động trải nghiệm của bản thân
- Qui chuẩn theo mức độ phát triển năng lực ngừơi học
Công cụ đánh giá
Câu hỏi, bài tập nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực
Nhiệm vụ tình huống trong bối cảnh thực
Thời điểm đánh giá
Diễn ra ở thời điểm nhất định trong quá trình dạy học 
Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học
Kết quả đánh giá
Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ bài tập cần hoàn thành
Đạt được nhiều kiến thức kĩ năng được coi có năng lực cao hơn
Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoc bài tập đã hoàn thành
- Thực hiện nhiệm vụ càng khó càng phức tạp được coi có năng lực cao hơn
0,5
0,5
1đ
0,5
0,5
1đ
Câu 3 
 Các dạng bài tập dựa trên các bậc nhận thức theo định hướng năng lực
- Các dạng bài tập tái hiện: yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực
- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo
- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh gia, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học
- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau.
0,5
0,5
0,5
0,5
	 .. Hết...

File đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_gioi_cap_truong_nam_hoc_2014_2015_truong_th.doc