Đề thi chọn học sinh giỏi vòng II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm).
Trong văn bản “Làng” của Kim Lân có đoạn đối thoại:
…“- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.”…
Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm). Trong văn bản “Làng” của Kim Lân có đoạn đối thoại: “- Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.” Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? Câu 2 (3,0 điểm). Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói sau: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. (Trích: Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Câu 3 (5,0 điểm). Mối quan hệ giữa “Bếp lửa đời” và “Bếp lửa” trong bài thơ của Bằng Việt. __________________HẾT___________________ Họ tên học sinh:.Số báo danh:......... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2..... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Đáp án gồm 05 trang) Câu 1 (2,0 điểm). 1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng. (0,25 điểm) - Học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn cảm nhận có thể theo một trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp hoặc tổng - phân - hợp. - Trình bày sạch đẹp, diễn đạt truyền cảm, ngôn từ trau chuốt. 2. Yêu cầu về nội dung. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý sau: - Bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông. Những day dứt, trăn trở trong lòng ông, ông như muốn khẳng định tình yêu làng Chợ Dầu và sự trung thành với cách mạng, với kháng chiến.(0,5 điểm) - Ông hỏi con những câu tưởng rất vu vơ, bởi đơn giản ông muốn được nghe về làng Chợ Dầu, được thấy con trẻ nhắc đến ngôi làng mà mình yêu quý.(0,25 điểm). - Khổ tâm vì nhầm tưởng làng mình theo Tây, nước mắt giàn giụa trên má (tâm trạng đau khổ): Cả hai bố con ông đều trả lời khe khẽ, thủ thỉ. Ông Hai xấu hổ cho làng ông, cho người dân quê ông: “Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má” chứng tỏ ông rất khổ tâm.(0,5 điểm). - Cách thể hiện tình yêu của ông Hai rất mộc mạc và chân thành. Câu trả lời của đứa con út: “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” hay chính là nỗi lòng của ông. Ông chuyện trò với con hay đang giãi bày cho vơi bớt nỗi khổ, sự tủi hổ, dằn vặt đang ám ảnh trong lòng ông. => Những dòng đối thoại ngắn gọn, giản dị, sâu sắc, chân quê đã thể hiện được nỗi lòng sâu kín trong lòng ông Hai Thu. (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm). 1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; không sai lỗi câu, từ, chính tả. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: Mở bài: - Nêu nhận định chung và trích dẫn câu nói: Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai và khẳng định ý nghĩa của câu nói. Thân bài: a) Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói): + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh... + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. (Đây là vấn đề nghị luận). b) Bình luận, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải đối mặt với nhiều chông gai, thử thách, thậm chí là cả thất bại. + Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền. Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con người trưởng thành hơn. Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, + Ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì. + Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ câu nói trên. c) Khẳng định, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. + Hiện nay trong xã hội vẫn còn một số người trong giới trẻ đáng lên án. Đó là khi họ gặp khó khăn là nản chí, không có ý chí và nghị lực vươn lên + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan. Để có được điều này thì cần phải làm gì? Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của câu nói, lời nhắn nhủ của mình với mọi người và nhất là với các bạn trẻ trong xã hội ngày nay. Thang điểm: Điểm 3: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết trôi chảy diễn đạt trong sáng, lập luận chặt chẽ. Hiểu đề. Có vốn kiến thức sâu và rộng. Điểm 2 đến dưới 3: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 1 đến dưới 2: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 0,5 đến 1: Chưa nắm được nội dung ý nghĩa của câu nói, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Câu 3 (5,0 điểm). 1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng. - Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học kiểu phân tích, cảm thụ thơ. Vận dụng nhiều thao tác phân tích, đánh giá, cảm nhận thơ Biết xây dựng luận điểm rõ ràng. Kết hợp vừa phân tích, bình giá vừa lựa chọn trích dẫn thơ phù hợp. - Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc. 2. Yêu cầu về nội dung. Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu sau: Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả. - Nêu cảm nhận chung nhất về bài thơ và tình cảm bà cháu đằng sau hình ảnh bếp lửa. Thân bài: - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu. * Bếp lửa đời: + Là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam. + Gợi sức sống, tình cảm gia đình và sự bình yên, no ấm. * Bếp lửa trong thơ Bằng Việt: + Hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà khiến cho người đọc liên tưởng đến mối quan hệ kì lạ, thiêng liêng. + Nỗi nhớ về bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiều giác quan, bằng trí tưởng tượng: thị giác, cảm giác, khứu giác, xúc giácMọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi.(dẫn chứng) + Bếp lửa gắn với bà: hình ảnh bếp lửa ấp iuchính là sự hóa thân của tình cảm bà dành cho cháuNếu bếp lửa củi rơm gắn với cảm nhận về mùi khóivới dư vị sống mũi còn cay, thì bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như người chăm sóc vừa như một người bạn lớn.(dẫn chứng) + Những kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm tưởng cháu Nhớ về bếp lửa, nhắc về bếp lửa là nhắc về bà với những công việc xoay quanh bếp lửa, và tình cảm của một người bà đôn hậu, tần tảo.(dẫn chứng) + Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa không còn là bếp lửa bình thường mà là một hình ảnh biểu tượng cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí cháu với sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ấm áp của bếp lửa đời và bếp lửa lòng người.(dẫn chứng) + Từ bếp lửa, tình cảm của bà đã được hình tượng hóa trở thành ngọn lửa, là một hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn.Bếp lửa trong kí ức tuổi thơ chính là hiện hữu của một tình yêu nồng nàn, đậm đà mà bà dành cho cháu. (dẫn chứng) + Trong tình cảm của bà có tình yêu quê hương, đất nước của những người xa quê, nhớ bà là nhớ quê hương đất nước. (dẫn chứng khổ cuối) * Đánh giá, mở rộng, nâng cao: + Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước. + Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và ngôn ngữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Bài thơ như ngọn lửa ấm áp toả sáng và cháy mãi trong lòng người đọc. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: + Hành trình từ bếp lửa đời đến bếp lửa trong thơ Bằng Việt là hành trình của tình yêu, nỗi nhớ, sự biết ơn và sức sống mãnh liệt. + Bếp lửa trong dòng hồi tưởng nhưng sẽ rực sáng với ngọn lửa tình yêu và niềm tin mãnh liệt, không bao giờ vụt tắt. - Nêu suy nghĩ của bản thân. Thang điểm: ` Điểm 4 đến 5: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu. Văn viết chặt chẽ thuyết phục. Cảm thụ sâu sắc, tinh tế...Dẫn chứng phù hợp đầy đủ, phong phú. Cấu trúc rõ ràng, mạch lạc. Giọng văn vừa có nét riêng vừa sáng sủa, giàu cảm xúc. Điểm 3 đến dưới 4: Nắm vững tác phẩm và có sự cảm thụ tốt. Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 2 đến dưới 3: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 1 đến 2: Thuần tuý phân tích bài thơ nhưng chỉ dừng ở mức hời hợt. Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý đáp án. Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, vận dụng linh hoạt đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt để phát hiện sự mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn chương của học sinh và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng đựơc các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Khuyến khích những bài viết có những cảm nhận riêng, giàu sức thuyết phục. Giám khảo căn cứ tùy theo mức độ bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. (Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số). ----------- HẾT -----------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc.doc