Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (3,0 điểm).
Trình bày những đặc điểm cơ bản của ba nhóm đất chính ở nước ta
Câu 2(3,0 điểm).
Hãy trình bày và giải thích các đặc điểm của sông ngòi Việt Nam
Câu 3(3,0 điểm).
Bảng lượng mưa (mm) theo các tháng trong năm tại trạm khí hậu A
Tháng | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII |
Lượng mưa (mm) | 96,8 | 50,7 | 41,2 | 35,6 | 47,3 | 55,8 | 113,5 | 165,8 | 241,3 | 456,4 | 582,0 | 287,0 |
a) Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa các tháng trong năm của trạm khí hậu A
b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, phân tích chế độ mưa ở trạm khí hậu A. Cho biết trạm khí hậu A thuộc miền khí hậu nào ở nước ta. Tại sao?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày những đặc điểm cơ bản của ba nhóm đất chính ở nước ta Câu 2 (3,0 điểm). Hãy trình bày và giải thích các đặc điểm của sông ngòi Việt Nam Câu 3 (3,0 điểm). Bảng lượng mưa (mm) theo các tháng trong năm tại trạm khí hậu A Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lượng mưa (mm) 96,8 50,7 41,2 35,6 47,3 55,8 113,5 165,8 241,3 456,4 582,0 287,0 a) Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa các tháng trong năm của trạm khí hậu A b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, phân tích chế độ mưa ở trạm khí hậu A. Cho biết trạm khí hậu A thuộc miền khí hậu nào ở nước ta. Tại sao? Câu 4 (1,0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết: a) Tại sao nói “Núi Việt Nam là núi già trẻ lại”? b) Nguyên nhân hình thành đồng bằng sông Cửu Long và các cao nguyên badan ở Tây Nguyên. --------------------HẾT-------------------- Họ tên thí sinh:... Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: .. Chữ kí giám thị 2:. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Phần Nội dung Điểm Câu 1 Đất feralit Diện tích chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các khu vực đồi núi thấp, đặc điểm chua, nghèo mùn, nhiều hợp chất sắt và nhôm. Riêng đất feralit trên đá badan và đá vôi tơi, xốp, độ phì cao Giá trị trồng các cây công nghiệp. 1,0 Đất phù sa và đất mùn núi cao Nêu các đặc điểm về diện tích, phân bố, đặc điểm, giá trị của đất phù sa 1,0 Nêu các đặc điểm về diện tích, phân bố, đặc điểm, giá trị của đất mùn núi cao 1,0 Câu 2 Đặc điểm 1 - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, phần lớn là các sông nhỏ ngắn và dốc 0.25 Cả nước có 2360 con sông dài trên 10 km trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn 0.25 Do nước ta có lượng mưa lớn, bề ngang lãnh thổ hẹp với phổ biến là diện tích đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, vị trí gần biển. 0,5 Đặc điểm 2 - Sông ngòi nước ta có hai hướng chảy chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung ( Kể tên một số sông chảy theo hai hướng trên) 0.25 - Do Các dãy núi ở nước ta có hai hướng chính tây bắc – đông nam và vòng cung đã quyết định hướng chảy của sông ngòi, hướng địa hình nghiêng theo hướng TB - ĐN 0.25 Đặc điểm 3 - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ có lượng nước chiếm từ 70 – 80% lượng nước cả năm. 0.25 - Do Nước ta có chế độ mưa mùa, mùa mưa và mùa khô 0.25 Đặc điểm 4 - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. Bình quân có 223 gam cát bùn/m3 nước, tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước trên 200 triệu tấn/năm 0.5 - Do địa hình phần lớn là đồi núi, cao dốc kết hợp với chế độ mưa mùa lại chủ yếu là mưa rào đã làm tăng khả năng xói mòn, lớp phủ thực vật suy giảm 0.5 Câu 3 a Vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng mưa các tháng trong năm ở trạm khí hậu A đẹp, chính xác (Trục dọc thể hiện đại lượng đo lượng mưa (mm), trục ngang thể hiện các tháng trong năm. Gồm12 cột, các cột liền kề nhau, chiều ngang các cột bằng nhau, có tên biểu đồ) 2,0 b * Phân tích: - Lượng mưa trong năm:.. - Các tháng mưa nhiều: Từ tháng VII – XII, tháng mưa nhiều nhất XI 582 mm - Các tháng mưa ít: Từ tháng I – VI, tháng mưa ít nhất 35,6 mm - Có lượng mưa lớn, chế độ mưa theo mùa mưa nhiều vào mùa đông (các tháng cuối năm) 0.5 * Trạm khí hậu A thuộc miền khí hậu đông trường Sơn ở nước ta. Do Mùa đông khu vực này chịu ảnh hưởng của gió đông bắc đi qua biển , hướng gió vuông góc với hướng địa hình nên gây mưa, Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các dải hội tụ nhiệt đới gây maư lớn. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng nên ít mưa. 0.5 Câu 4 a Do cuối gia đoạn cổ kiến tạo địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp và trở thành những bề mặt san bằng. Sang giai đoạn tân kiến tạo do ảnh hưởng của vận động tạo núi Hy-ma-lay-a, địa hình nước ta được trẻ hoá lại làm cho đồi núi được nâng cao hơn, sông ngòi, thung lũng sâu hơn, bề mặt địa hình bị chia cắt sâu sắc hơn. 0.5 b - Đều được hình thành trong thời kì tân kiến tạo 0.25 - Hoạt động nội lực mạnh và do chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Hy-ma-lay-a 0.25 - Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trên các hố sụt võng và được phù sa sông ngòi bồi đắp 0.25 - Các cao nguyên badan ở Tây Nguyên được hình thành do hiện tượng phun trào dung nham ba dan dưới lòng đất và phủ tràn lên bề mặt hình thành các cao nguyên khá bằng phẳng, có phủ đất badan. 0.25
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_201.doc