Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Ghi theo trí nhớ 3 câu tục ngữ bất kì trong bài ‘Tục ngữ về con người và xã hội”.
Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ em vừa ghi. Theo em, điều gì làm nên cái hay, cái hấp dẫn của tục ngữ ?
Câu 2 ( 3,0 điểm).
Cho câu chủ đề: "Giản dị là đức tính không thể thiếu trong con người Hồ Chí Minh." Em hãy viết một đoạn văn (8 – 10 câu) theo cách diễn dịch để làm sáng rõ luận điểm trên.
Câu 3 (5,0 điểm).
Nhân dân Việt Nam luôn sống theo truyền thống đạo lí tốt đẹp: "Thương người như thể thương thân". Em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 1 trang) Câu 1 (2,0 điểm) Ghi theo trí nhớ 3 câu tục ngữ bất kì trong bài ‘Tục ngữ về con người và xã hội”. Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ em vừa ghi. Theo em, điều gì làm nên cái hay, cái hấp dẫn của tục ngữ ? Câu 2 ( 3,0 điểm). Cho câu chủ đề: "Giản dị là đức tính không thể thiếu trong con người Hồ Chí Minh." Em hãy viết một đoạn văn (8 – 10 câu) theo cách diễn dịch để làm sáng rõ luận điểm trên. Câu 3 (5,0 điểm). Nhân dân Việt Nam luôn sống theo truyền thống đạo lí tốt đẹp: "Thương người như thể thương thân". Em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên. -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:.Số báo danh:............................................................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2............ PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7 (Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 3 trang) Câu Nội dung- đáp án Biểu điểm Câu 1 ( 2 điểm) Ghi được 3 câu tục ngữ bất kì trong bài ‘Tục ngữ về con người và xã hội”. Nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ đó. (1đ) Làm nên cái hay, cái hấp dẫn của tục ngữ là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của nó. Về nghệ thuật: nó là những câu nói gắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh... (0,5đ) Về nội dung, nó đúc rút kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống (tục ngữ ví như túi khôn nhân loại) được vận dụng vào đời sống hàng ngày (0,5đ) Câu 2 (3 điểm) 1. Về kĩ năng: Viết đùng hình thức một đoạn văn diễn dịch ( câu chủ đề nằm ở đầu đoạn), diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả dùng từ. (0,5đ) 2. Về nội dung: nêu được những luận điểm, luận cứ để chứng minh làm sáng tỏ vấn đề * Giản dị trong đời sống: - Bữa ăn: chỉ có vài ba món giản đơn, khi ăn Bác không để rơi vãi hạt cơm nào, ăn xong bát bao giờ cùng được sắp xếp tươm tất. - Căn nhà: chỉ có vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm hoa vườn. - Lối sống: Bác tự mình làm mọi việc từ việc nhỏ đến viêc lớn; người giúp việc của thể đếm trên đầu ngón tay. 0,25đ 0,25đ 0,25đ * Giản dị trong quan hệ với mọi người: - Bác viết thư cho một đồng chí. - Nói chuyện với các cháu miền Nam - Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi ăn đến chõ ngủ 0,25đ 0,25đ 0,25đ * Giản dị trong nói và viết: - Để mọi người hiểu được, nhớ được và làm được, Bác khái quát thành những chân lí giản dị, nó trỏ thành sức mạnh vô địch, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 0,5đ - Ở Bác, sự giản dị hòa với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. 0,5đ Lưu ý: Ở các dẫn chứng thiếu một ý hoặc nói chung chung trừ 0,25 điểm Câu 3 (5,0điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài: nghị luận - Bài viết hoàn chỉnh, có đủ 3 phần, bố cục mạch lạc - Biết vận dụng kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, kết hợp yếu tố biểu cảm, bình luận để làm nổi bật đặc điểm của văn nghị luận. - Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.Trình bày sạch đẹp. 0,5đ II. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo theo các ý sau: a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu được câu tục ngữ, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Nêu ngắn gọn vấn đề nghị luận. 0,5đ b. Thân bài: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngũ, điều đó thể hiện trong truyền thống của người Việt Nam. Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề. - Câu tục ngữ nói đến truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ, bao bọc, thương yêu những con người xung quanh ta như chính bản thân mình. - Truyền thống quý báu đó được thể hiện qua hành động, việc làm của nhân dân ta từ xưa đến nay ( như giúp đỡ kẻ khó, những người sa cơ, lỡ vận, đồng bào bị thiên tai,) + Nêu lên các việc làm cụ thể + Liên hệ đến các câu tục ngữ khác. - Chính truyền thống ấy đã tạo sự đoàn kết của mỗi người với nhau để vượt qua những khó khăn, thử thách, tạo thành sức mạnh cộng đồng, tạo nên truyền thồng tốt đẹp của dân tộc. - Câu tục ngữ này chính là bài học làm người cho mỗi chúng ta. Ngày nay chúng ta cần phát huy nhiều hơn nữa tinh thần tốt đẹp đó, (Liên hệ bản thân và mọi người xung quanh em). 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ c. Kết luận Khẳng định vấn đề. 0,5đ * Biểu điểm cụ thể: Điểm 5: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng các cách lập luận phù hợp, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, có sự sáng tạo. Điểm 3 – 4: Bài viết đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên, có vận dụng các phương pháp lập luận trong văn nghị luận, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt nhưng không nhiều. Điểm 2 – 2,5: Đảm bảo yêu cầu về thể loại và bố cục, nội dung còn thiếu nhiều, chưa biết vận dụng các phương pháp lập luận trong văn nghị luận, sắp xếp ý chưa thật hợp lý. Còn mắc lỗi chính tả và dùng từ nhưng không nhiều. Điểm 1 – 1,5: bài viết sơ sài, chưa làm rõ được đặc điểm của bài nghị luận chứng minh. chữ viết xấu, còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt Điểm 0: lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. * Lưu ý: - Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm căn cứ vào bài làm cụ thể và mức độ chung của HS để vận dụng linh hoạt và cho điểm sát đối tượng - Trường hợp HS không chứng minh về câu tục ngữ này mà chứng minh câu tục ngữ có nghĩa tương tự hoặc viết sai thể loại thì tối đa được 2,0 điểm
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc