Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm). 

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định :

“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và trở nên rộng rãi đến trăm nghìn lần”

                                                             ( SGK Ngữ văn 7- Tập 2)

          Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Câu 2 (3 điểm).

Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi     

Nghe gọi về tuổi thơ”

       ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I

docx 4 trang Huy Khiêm 29/11/2023 4380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2 điểm). 
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định :
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và trở nên rộng rãi đến trăm nghìn lần”
 ( SGK Ngữ văn 7- Tập 2)
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Câu 2 (3 điểm).
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi 	
Nghe gọi về tuổi thơ”
 ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)
Câu 3(5đ)
	Khi đọc truyện ngắn “sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn, có ý kiến nhận xét: “Quan phụ mẫu không đánh đập, ăn của đút của dân mà vẫn là một kẻ lòng lang dạ thú” Em hiểu nhận xét trên như thế nào?
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD & ĐT BÌNH 
 GIANG
 HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn : Ngữ Văn - Lớp 7
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành đoạn văn, có câu mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
* Yêu cầu về kiến thức:
-“ Văn chương..ta sẵn có” nghĩa là văn chương rất kì diệu.Văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao đẹp đẽNhững tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động.là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
-“Cuộc đời phù phiếm..nghìn lần” nghĩa là văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
* Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không viết thành đoạn văn thì giám khảo trừ 0,5 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 2
(3 điểm)
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành bài văn ngắn
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ: lặp âm, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, trật tự đảo
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
* Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không viết thành bài văn thì giám khảo trừ 0,5điểm
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
1đ
0,5đ
Câu 3
( 5 điểm)
*. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một tác phẩm.
- Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
*. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả: Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam.
- Giới thiệu về tác phẩm, giới thiệu về nhân vật quan phụ mẫu
- Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu
b. Thân bài: 
- Giải thích thành ngữ : Lòng lang dạ thú
- Khẳng định vấn đề: tên quan phủ không ăn của đút, không đánh đập nhân dân nhưng lại là tên quan phủ có lòng lang dạ thú: biểu hiện
 + Chỗ ở, đồ dùng của quan khi đi hộ đê
 + Việc làm chính của quan khi đi hộ đê
 + Lòng đam mê tổ tôm của quan phụ mẫu ngày một lớn, đồng thời cũng biểu hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc và thái độ khinh thường mạng sống của người dân
 + Thái độ hả hê, sung sướng, mãn nguyện của quan lúc ù thông tôm trong khi vỡ đê, dân rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm.
( Trong quá trình phân tích chú ý khai thác nghệ thuật, đưa các dẫn chứng một cách hợp lí....)
- Nêu thái độ của tác giả ( những câu văn cụ thể trong bài) và của chúng ta với loại người lòng lang dạ thú ấy
c. Kết bài: 	
- Khẳng định lại sự đúng đắn, sắc sảo của nhận xét
- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật quan phụ mẫu
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả.
- Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá.
- Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại.
----------------Hết-----------------

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.docx