Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1: ( 2,0 điểm).

 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

                               Cháu chiến đấu hôm nay,

                               Vì lòng yêu Tổ quốc.

                               Vì xóm làng thân thuộc,

                                Bà ơi cũng vì bà .

                               Vì tiếng gà cục tác,

                               Ổ trứng hồng tuổi thơ. 

           (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập I)

Câu 2: ( 3,0 điểm)

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của con người.

Câu 3: ( 5,0 điểm)

doc 4 trang Huy Khiêm 29/11/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: N.VĂN - LỚP 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: ( 2,0 điểm).
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Cháu chiến đấu hôm nay,
 Vì lòng yêu Tổ quốc.
 Vì xóm làng thân thuộc,
 Bà ơi cũng vì bà .
 Vì tiếng gà cục tác,
 Ổ trứng hồng tuổi thơ. 
 (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2: ( 3,0 điểm)
Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của con người.
Câu 3: ( 5,0 điểm)
Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa luôn sống theo đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả quả nhớ kẻ trồng cây”. 
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: N.VĂN - LỚP 7
 Câu 1: (2,0 điểm)
* Hình thức: viết đúng đoạn văn: (0.5điểm)
* Nội dung: cần đảm bảo ý sau: (1.5 điểm)
- Đoạn thơ sử dụng phép liệt kê từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.( 0,25điểm)
 - Điệp ngữ “vì” kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến.( 0,25điểm) 
- Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” (I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước.( 0,5 điểm)
 - Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình. (0,5 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm )
+ Yêu cầu về kĩ năng: (0,5 điểm)
 Học sinh biết vận dụng kiến thức về luận điểm, luận cứ triển khai một đoạn văn.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, biết trình bày về một vấn đề có tính cập nhật nóng bỏng trong cuộc sống hiện đại, gần gũi xung quanh mỗi chúng ta.
+ Yêu cầu về nội dung:( 2,5điểm)
- Môi trường sống là kho tàng quí giá giúp con người tồn tại và phát triển.( 0,5điểm)
- Hiện nay môi trường đang đứng trước nguy cơ bị con người tàn phá nghiêm trọng: khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, chặt phá rừng bừa bãi, rác thải trong công nghiệp và sinh hoạt ngày càng nhiều ( 0,5điểm)
- Hậu quả: môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, xói mòn, dịch bệnh, chết người( 0,5điểm)
- Biện pháp khắc phục: bảo vệ môi trường, con người cần có ý thức trong việc khai thác, ử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, trồng cây gây rừng, xử lí rác thải triệt để( 0,5 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề; liên hệ với bản thân về ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. (0,5điểm)
Câu 3: (5,0 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng: (1,0 điểm)
- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài văn nghị luận chứng minh về một vấn đề tư tưởng đạo lí xã hội, có đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài theo qui định.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt,văn viết có cảm xúc chân thành, biết trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận để làm nổi bật vấn đề chứng minh.
2. Yêu cầu về nội dung:( 4,0 điểm)
a. Mở bài:( 0,5 điểm)
- Dắt dẫn vấn đề: Lòng biết ơn là đạo lí làm người, là truyền thống tốt đẹp của người Việt nam ta từ xưa đến nay.
- Nêu vấn đề: 
+Trích dẫn câu tực ngữ.
- Nêu nội dung câu tục ngữ: câu tục ngữ là lời khuyên nhủ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam ta. Đó là lòng biết ơn.
b. Thân bài: (3,0 điểm)
* Giải thích nội dung ý nghĩa của 2 câu tục ngữ: (0,5 điểm)
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người ăn quả chín thơm phải nhớ ơn người trồng cây vất vả sớm hôm chăm sóc. 
+ Uống nước nhớ nguồn: Người uống ngụm nước trong lành mát lòng mát ruột phải nhớ đến cội nguồn dòng nước từ đâu chảy tới.
 + Hai câu tục ngữ trên tuy có 2 cách diễn đạt khác nhau nhưng cùng nêu lên một bài học về lẽ sống về đạo lí và tình nghĩa cao đẹp của con người. Đó là lòng biết ơn. Người được thừa hưởng thành quả phải biết ơn, nhớ ơn người làm ra thành quả. Thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước.
* Chứng minh lòng biết ơn là truyền thống của người Việt Nam: (2,5 điểm)
- Dẫn chứng: 
+ Con cháu kính yêu và biết ơn và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
+ Các lễ hội văn hóa.
+ Truyền thống thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn đó.
+Tôn sùng và nhớ ơn những anh hùng, những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
+ Ngày 27/7 hằng năm là dịp để chúng ta tỏ rõ lòng biết ơn đó.
+ Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ, Cách mạng.
+ Học trò biết ơn thầy cô giáo.
b. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề chứng minh: Biết ơn và nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc, tính cách và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của con người Việt Nam. 
- Liên hệ với bản thân: Được sống và học tập dưới mái trường thân yêu, chúng ta phải yêu quí, trân trọng và biết ơn những thành quả lao động mà ông cha ta đã gây dựng nên.. ...

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc