Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm). 

          Nêu cảm nhận của em về cái hay trong khổ thơ đầu của bài " Tiếng gà trưa"- Xuân Quỳnh.

Câu 2 ( 3 điểm).

          Hãy viết một đoạn văn nghị luận chứng minh: "Nước sạch có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người"

Câu 3 ( 5 điểm).

          Trình bày ý kiến của em về một câu tục ngữ có ý nghĩa đối lập với nhan đề truyện ngắn " Sống chết mặc bay" -  Phạm Duy Tốn.

 

doc 3 trang Huy Khiêm 03/11/2023 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2 điểm). 
	Nêu cảm nhận của em về cái hay trong khổ thơ đầu của bài " Tiếng gà trưa"- Xuân Quỳnh.
Câu 2 ( 3 điểm).
	Hãy viết một đoạn văn nghị luận chứng minh: "Nước sạch có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người"
Câu 3 ( 5 điểm).
	Trình bày ý kiến của em về một câu tục ngữ có ý nghĩa đối lập với nhan đề truyện ngắn " Sống chết mặc bay" - Phạm Duy Tốn.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN NGỮ VĂN 7
Câu 1: ( 2 điểm )
- Về hình thức: Trình bày dưới dạng đoạn văn. ( 0,5 điểm)
- Về nội dung: Cần đi theo trình tự sau: ( 1,5 điểm)
+ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật: Điệp từ "Nghe", biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. ( 0,5 điểm)
+ Phân tích được thời điểm gợi tả: Buổi trưa hè( Thời gian), bên xóm nhỏ
( Không gian) và hình ảnh chọn lọc: Tiếng gà. ( 0,5 điểm)
+ Khái quát được nội dung chính của khổ thơ: Ca ngợi tâm hồn anh lính trẻ giàu tình cảm đối với quê hương nhất là với kỉ niệm ấu thơ gắn với người bà thân yêu.
Câu 2: ( 3 điểm )
- Hình thức: Đoạn văn nghị luận chứng minh. ( 0,5 điểm)
- Nội dung: Đảm bảo các ý sau theo thứ tự: ( 2,5 điểm)
+ Dẫn dắt vào vấn đề. ( 0,25 điểm)
+ Khái niệm về nước sạch. ( 0,25 điểm)
+ Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống con người: (1,0 điểm)
	.Trong sinh hoạt: Tắm, rửa, ăn, uống.
	.Trong sản xuất: Tưới cây, làm nguyên liệu.....
+ Liên hệ thực tế ( 0,5 điểm): Nguồn nước đang bị cạn kiệt dần do quá trình công nghiệp hóa ( nguồn nước bị ô nhiễm) ảnh hưởng đến đời sống con người ( Hạn hán, mất muà, bệnh dịch).
+ Lời khuyên ( 0,5 điểm): Hãy hành động ngay hôm nay giữ gìn bảo vệ tài nguyên nước 
( Sử dụng tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh môi trường: Xử lí rác thải, bảo vệ rừng).
( Lưu ý: Tùy theo lỗi sai của học sinh mà giáo viên trừ điểm cho phù hợp).
Câu 3: ( 5 điểm )
- Thể loại: Nghị luận giải thích- chứng minh.
- Nội dung: Ca ngợi tình thần tương thân, tương ái ( Lòng vị tha của con người) qua câu tục ngữ: " Lá lành đùm lá rách" hoặc "Thương người như thể thương thân".
- Bài làm đảm bảo các ý sau:
A. Mở bài: ( 1 điểm)
Dẫn dắt vấn đề trên cơ sở đối chiếu với nhan đề của truyện" Sống chết mặc bay". Nhấn mạnh vấn đề: Tinh thần thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội. 
B. Thân bài: ( 3 điểm)
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Phân tích hoàn cảnh nảy sinh tinh thần tương thân tương ái trong khó khăn, hoạn nạn.
+ Lấy dẫn chứng: Trong cuộc sống ( Đối với đồng bào vùng bị lũ, đối với trẻ mồ côi).
- Mở rộng vấn đề: Đây là nghĩa cử cao đẹp, là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Liên hệ các câu có cùng chủ đề: Một miếng khi đói bằng một gói khi no; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Kết bài ( 1 điểm)
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
- Lời khuyên với mọi người.
( Lưu ý: Tùy theo lỗi sai của học sinh mà giáo viên trừ điểm cho phù hợp).
–––––––– Hết ––––––––

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2.doc