Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

 

Câu 1 (2,0 điểm): 

         So sánh địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

Câu 2: (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Hãy trình bày khái quát về biển  Đông ?

b. Hãy trình bày ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào ?

Câu 3.( 5 điểm )

                      Cho bảng số liệu sau: 

Dựa vào bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Lạng Sơn

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt độ

(0C)

13,7 14,5 18 22 25,6 26,9 27 26,6 25,3 22,2 18,5 14,8
Lượng mưa(mm) 21 43 60 88 163 200 266 251 174 74 34 26

a) Tính nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa năm của trạm khí tượng Lạng Sơn.

doc 4 trang Huy Khiêm 26/11/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2,0 điểm): 
 So sánh địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
Câu 2: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Hãy trình bày khái quát về biển Đông ?
b. Hãy trình bày ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào ?
Câu 3.( 5 điểm )
 Cho bảng số liệu sau: 
Dựa vào bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Lạng Sơn
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ
(0C)
13,7
14,5
18
22
25,6
26,9
27
26,6
25,3
22,2
18,5
14,8
Lượng mưa(mm)
21
43
60
88
163
200
266
251
174
74
34
26
a) Tính nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa năm của trạm khí tượng Lạng Sơn.
b) Nêu những đặc điểm chính của khí hậu tại Lạng Sơn.	
c) Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Lạng Sơn.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1(2điểm)
* So sánh điểm giống và khác nhau giữa địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:
 - Giống nhau: đều là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp tạo thành, vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, dân cư tập trung đông đúc.
 - Khác nhau:
 + Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15.000 km2, địa hình cao hơn; có hệ thống đê sông chống lũ dài, chia đồng bằng thành các ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê 3-7m, không được bồi đắp tự nhiên nữa; giữa đồng bằng nhô lên một số đồi núi thấp, ra sát biển có các cồn cát duyên hải.
 + Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích rộng 40.000 km2, địa hình thấp hơn; không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng hệ thống kênh rạch chằng chịt; có các vùng trũng rộng lớn bị ngập sâu vào mùa lũ (Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên-Châu Đốc-Hà Tiên-Rạch Giá); phía tây nam (ở Cà Mau) có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn, về phía biển có các cồn cát duyên hải.
* Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu: do nằm ở chân núi Trường Sơn, bị các dãy núi lan ra sát biển chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Trong quá trình hình thành, vai trò bồi đắp phù sa của sông không đáng kể nên đất đai kém phì nhiêu. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2(3 điểm)
Dựa vào át lát trang 5,6,7
 a. Khái quát về Biển Đông :
- Là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 .
- Là biển tương đối kín vì ở phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên biển Đông có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản.
0,25 0,25
 0,25
 0,25
b. Ảnh hưởng của biển đến khí hậu:
- Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ, khí hậu điều hòa hơn .
0,5
- Thiên tai: ( mỗi năm trung có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta ).
0,5
* Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua địa hình.
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi (địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở, địa hình cacxtơ ,.).
0,5
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu ( bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long lấn ra biển..
Câu 3( 5 điểm)
a. - Nhiệt độ trung bình năm: 21 0C
 - Tổng lượng mưa năm: 1400mm
b. Đặc điểm chính của khí hậu Lạng Sơn:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có một mùa đông lạnh thực sự kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa tương ứng với mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 9
+ Mùa khô tương ứng với mùa đông : từ tháng 11 đến tháng 3
( có hai tháng chuyển tiếp giữa hai mùa không rõ rệt là tháng 10 và tháng 4)
c) Biểu đồ cần có : 
- Tên biểu đồ, 
- Trục tung(2 trục: 1trục thể hiện nhiệt độ, 1 trục thể hiện lượng mưa)
-Trục hoành(thể hiện thời gian)
- Chia khoảng cách đúng tỉ lệ, rõ ràng, các cột vẽ thể hiện tính thẩm mĩ. 
0,5
1
2
2

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_dia_ly_lop_8_nam_ho.doc