Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (3 điểm): 

    Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 

a. Xác định sự phân bố khoáng sản của nước ta. Tại sao Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản? 

b. Tại sao nói: “Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam”?

c. Nét độc đáo của khí hậu nước ta được thể hiện ở những đặc điểm nào?

Câu 2 (2 điểm)   

a. Kể tên các giai đoạn trong lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. Nêu rõ đặc điểm và ‎ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo.

b. Lập bảng so sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về:

+ Đặc tính.

+ Sự phân bố.

+ Giá trị sử dụng.

doc 5 trang Huy Khiêm 28/11/2023 10320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (3 điểm): 
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 
a. Xác định sự phân bố khoáng sản của nước ta. Tại sao Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản? 
b. Tại sao nói: “Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam”?
c. Nét độc đáo của khí hậu nước ta được thể hiện ở những đặc điểm nào?
Câu 2 (2 điểm) 
a. Kể tên các giai đoạn trong lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. Nêu rõ đặc điểm và ‎ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo.
b. Lập bảng so sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về:
+ Đặc tính.
+ Sự phân bố.
+ Giá trị sử dụng.
Câu 3.( 5 điểm )
 Cho bảng số liệu sau: 
 Lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng ( Trạm Sơn Tây)
Tháng 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa(mm)
19,5
25,6
34,5
104,2
222,0
315,7
271,9
335,2
271,9
170,1
59,9
17,8
Lưu lượng
( m3/s)
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
4122
2813
1746
a, Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và lương dòng chảy các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng( Trạm Sơn Tây) 
b, Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng ( Trạm Sơn Tây)
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a.
* Xác định sự phân bố các khoáng sản ở nước ta:
- Nước ta đã thăm dò và phát hiện được 5000 điểm quặng và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau thuộc các nhóm.
* Khoáng sản năng lượng 
* Khoáng sản kim loại
* Khoáng sản phi kim loại 
* Khoáng sản vật liệu xây dựng 
1đ
* Nước ta có nhiều khoáng sản vì:
- Nước ta nằm ở nơi giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.
- Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp.
0,25đ
b.
 Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.
* Đồi núi:
- Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.
+ Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%
- Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ
1đ
* Đồng bằng:
- Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
0,25đ
c.
Nét độc đáo của khí hậu nước ta:
- Nằm trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp, thấp nhất so với các nước có cùng vĩ độ. Một số vùng xuất hiện sương muối, sương giá, băng tuyết ... 
- Việt Nam có lựơng mưa lớn, độ ẩm cao nên không hình thành hoang mạc .
0,5đ
Câu 2: (2 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a.
- Các giai đoạn trong lịch sử phát triển của tự nhiên Việt nam:
+ Giai đoạn Tiền Cambri.
+ Giai đoạn Cổ kiến tạo.
+ Giai đoạn Tân kiến tạo.
0,25
* Đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo:
- Xảy ra cách đây khoảng 25 triệu năm trong Đại Tân sinh. Là giai đoạn ngắn nhưng rất quan trọng với nước ta và thế giới.
0,25
- Vận động Tân kiến tạo (vận động Himalaya) diễn ra với cường độ mạnh nhưng không làm phá vỡ kiến trúc cổ đã hình thành từ trước.
0,25
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, giữ vai trò thống trị là động vật có vú và cây hạt kín.
0,25
* Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo:
- Nâng cao địa hình làm núi non, sông ngòi trẻ lại.
- Hình thành các cao nguyên bazan và các đồng bằng phù sa trẻ.
- Mở rộng biển Đông và thành tạo các bể trầm tích ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
- Quá trình tiến hóa của giới sinh vật.
- Đặc biệt là sự xuất hiện của loài người.
0,25
b
Nhóm đất
Feralit
Mùn núi cao
Phù sa
0,25
Đặc tính
- Chua, nghèo mùn, nhiều sét.
- Có màu đỏ, vàng do chứa nhiều hợp chất sắt và nhôm.
- Dễ bị kết von hoặc thành đá ong
- Tơi xốp, giàu mùn.
- Có màu đen, nâu
- Dễ bị xói mòn rửa trôi nếu mất lớp phủ thực vật
- Tơi xốp, ít chua, giàu mùn, có độ phì cao.
- Dễ canh tác và làm thủy lợi.
Phân bố
- Vùng đồi núi thấp
- Vùng núi cao trên 2000m
- Đồng bằng, ven biển.
0,25
Giá trị sử dụng
- Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây lấy gỗ, cây ăn quả...
- Phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn.
- Trồng cây lương thực (đặc biệt là lúa nước), hoa màu, cây ăn quả
0,25
Câu 3( 5 điểm)
a, Yêu cầu vẽ biểu đồ:(3đ)
- Có tên biểu đồ là : BiÓu ®å l­u l­îng vµ l­îng m­a TB n¨m ë tr¹m s«ng Hång t¹i S¬n T©y
- Có phần chú thích:
+ Đường biểu diễn màu đỏ là lưu lượng nước sông.
+ Cột màu xanh biểu diễn lượng mưa.
- Biểu đồ có 2 trục tung 2 bên thể hiện 2 đối tượng cùng một thời gian đó là lượng mưa và lưu lượng.
+ 1 trục thể hiện lưu lượng tính bằng m3/s
+1 trục thể hiện lượng mưa tính bằng mm.
- Trục hoành chia đều làm 12 tháng lần lượt ghi từ trái sang phải, từ tháng 1 đến tháng 12
b, Nhận xét (2đ)
* NhËn xÐt mèi quan hÖ gi÷a mïa m­a vµ mïa lò 
- C¸c th¸ng mïa lò trïng víi mïa m­a
 Sång Hång : 6,7, 8,9
 - C¸c th¸ng mïa lò kh«ng trïng víi c¸c th¸ng mïa m­a
 S«ng Hång : 5, 10 
* Nhận xét mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ của từng lưu vực
- Mùa lũ hoàn toàn không trùng khớp với mùa mưa do: ngoài mưa còn có độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông đặc biệt là hồ chứa nước

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_dia_li_lop_8_nam_ho.doc