Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (3 điểm).
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam? Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đó?
Câu 2 (2 điểm).
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu và giải thích các đặc điểm sông ngòi nước ta?
Câu 3 (2 điểm).
Em nêu cơ cấu và chức năng các loại rừng ở nước ta? Vì sao nước ta cần có độ che phủ của rừng lớn?
Câu 4 (3 điểm).
Cho bảng số liệu sau
Lượng mưa và lưu lượng theo các tháng trong năm của lưu vực
sông Hồng (trạm Sơn Tây)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Lượng mưa (mm) |
19.5 | 25.6 | 34.5 | 104.2 | 222.0 | 262.8 | 315.7 | 335.2 | 271.9 | 170.1 | 59.9 | 17.8 |
Lưu lượng (m3/s) |
1318 | 1100 | 914 | 1071 | 1893 | 4692 | 7986 | 9246 | 6690 | 4122 | 2813 | 1746 |
a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa và lưu lượng của sông Hồng tại trạm Sơn Tây.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (3 điểm). Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam? Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đó? Câu 2 (2 điểm). Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu và giải thích các đặc điểm sông ngòi nước ta? Câu 3 (2 điểm). Em nêu cơ cấu và chức năng các loại rừng ở nước ta? Vì sao nước ta cần có độ che phủ của rừng lớn? Câu 4 (3 điểm). Cho bảng số liệu sau Lượng mưa và lưu lượng theo các tháng trong năm của lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa (mm) 19.5 25.6 34.5 104.2 222.0 262.8 315.7 335.2 271.9 170.1 59.9 17.8 Lưu lượng (m3/s) 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa và lưu lượng của sông Hồng tại trạm Sơn Tây. b, Qua biểu đồ và bảng số liệu hãy rút ra nhận xét cần thiết. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8 Câu Phần Nội dung Điểm Câu 1 (3 điểm) Vị trí địa lí: - Toàn vẹn nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 3 bộ phận: Phần đất liền, phần biển và vùng trời. Phần đất liền có diện tích 329297 km2 có vị trí như sau: + Tọa độ địa lí: - Điểm cực bắc: 230 23’B thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. - Điểm cực Nam: 80 34’B thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. - Điểm cực Tây: 1020 24’Đ thuộc xã Xín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. - Điểm cực Đông: 1090 24’Đ thuộc xã Vạn Thạnh huyện Vạn Linh tỉnh Khánh Hòa. + Phạm vi lãnh thổ: - Giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia - Có đường bờ biển dài, trên biển có nhiều đảo. Ý nghĩa của vị trí: * Đối với tự nhiên: - Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Biểu hiện: + Nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. + Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế thảm thực vật của nước ta bốn mùa xanh tươi, rất giàu sức sống. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề với hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nên nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và quí giá. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng ven biển, hải đảo. * Đối với việc phát triển - Về kinh tế: + Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. Các tuyến đường bộ, đướng sắt xuyên Á, các đường hàng hải, hàng không nối liền giữa các quốc gia. Vì thế, Việt Nam dễ dàng có thể giao lưu với các khu vực trên thế giới. + Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho nước Lào, cho khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc. + Phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Về văn hóa – xã hội: Vị trí địa lí đã tạo điệu kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về an ninh – quốc phòng: + Nước ta có vị trí đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. + Đặc biệt Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước. 0.25 0.5 0.25 0.5 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 Câu 2 (2 điểm) * Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, phần lớn là các sông nhỏ, ngắn, dốc: Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2. Do nước ta có lượng mưa hàng năm lớn và phần lãnh thổ nước ta hẹp ngang. * Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là TB-ĐN và vòng cung: Hướng TB-ĐN (Sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Cả) và hướng vòng cung (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam). Vì các mạch núi ở nước ta chủ yếu theo hai hướng chính TB-ĐN và hướng vòng cung. * Sông ngòi nước ta có hai nùa nước, mùa lũ và mùa cạn: mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70-80% cả năm. Do khí hậu nước ta có hai mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. * Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn: bình quân có 223gam cát bùn/m3 nước. Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn/năm. Do nước ta có lượng mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn cộng với địa hình cao, dốc, đất đai bị phong hóa mạnh có tính chất vụn bở nên sông có lượng phù sa lớn. 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 3 (2 điểm) - Cơ cấu và chức năng các loại rừng: rừng được chia làm 3 loại: + Rừng sản xuất: diện tích hơn 4,7 triệu ha (năm 2000), chiếm gần 41% tổng diện tích rừng. Chức năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dân dụng và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân. + Rừng phòng hộ: diện tích gần 5,4 triệu ha (năm 2000), chiểm 46,6% tổng diện tích rừng. Chức năng rất quan trọng đối với môi sinh, có tác dụng phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, bảo vệ bờ biển, chống nạn cát bay) + Rừng đặc dụng: diện tích gần 1,5 triệu ha (năm 2000), chiếm gần 12,5% diện tích rừng, đó là các vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên: Cúc Phương, Ba Bể, Ba VìChức năng có tác dụng bảo vệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quí hiếm. 0.5 0.5 0.5 - Nước ta cần có đô che phủ rừng lớn vì: + Địa hình nước ta 3/4 là đồi núi, độ dốc rất lớn nên rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, cần có rừng che phủ và bảo vệ. + Nước ta có khí hậu nhiệt đới giá mùa ẩm với hai mùa khô, mưa đối lập: mùa khô nhiệt độ cao, đất đá bị phong hóa mạnh làm tơi vỡ, mùa mưa lại chiếm tới 70-80% lượng mưa cả năm nên mưa rất dữ dội, dễ cuốn trôi đát đá, gây thiệt hại về người của. Do đó cần có rừng để giảm các tác động do thời tiết. + Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km với nhiều cồn cát. Tác động của gió bão, sóng biển, thủy triều rất lớn, cồn cát lại thường xuyên di chuyển vào phía trong, lấn dần diện tích đất canh tác và làng mạc nên cần có rừng phòng hộ ven biển để chống cát bay. 0.5 Câu 4 (3 điểm) a Vẽ biểu đồ đường, cột (Lượng mưa: cột; lưu lượng: đường), có đủ tên, chú giải, đúng, đẹp. 2.0 b Nhận xét: - Chế độ mưa và chế độ nước trên lưu vực sông Hồng theo mùa + Chế độ mưa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ t10-> t4. + Chế độ nước chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ từ t6->t10, mùa khô từ t11->t5. - Chế độ nước trên sông phụ thuộc vào chế độ mưa. 1.0 * Học sinh làm bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_dia_li_lop_8_nam_ho.doc